Phú Yên: Buộc thôi học 1 tuần 3 nữ sinh đánh hội đồng
Liên quan đến vụ 3 nữ sinh lớp 8 tại Phú Yên tổ chức đánh hội đồng một nữ sinh lớp 7 rồi tung video clip lên mạng, nhà trường đã mở Hội đồng kỷ luật xử lý vi phạm 3 em đánh hội đồng với hình thức là buộc thôi học 1 tuần.
Sự việc bắt nguồn từ việc nữ sinh Y. (lớp 7, trường THCS Ngô Mây, huyện Tuy An, Phú Yên) lên Facebook, tự xưng là học sinh lớp 8 của trường THCS & THPT Võ Thị Sáu (xã An Ninh Tây, huyện Tuy An, Phú Yên) và gọi 3 nữ sinh L., Q., A. học lớp 8 của trường THCS Ngô Mây bằng em, xưng chị.
Nữ sinh Y ôm mặt vì bị các bạn liên tục tát tai (ảnh cắt từ clip)
Từ mâu thuẫn này, mà khoảng trưa ngày 15/3, ba em L., Q., A. kêu Y. vào nhà vệ sinh của trường rồi đánh hội đồng em Y. Hậu quả là Y. tụ máu bầm vùng thái dương, vùng tai trên. Lúc đánh Y., Q. đưa điện thoại cho một học sinh khác trong trường quay clip. Chiều tối 15/3, clip này được tung lên Facebook, sau đó lan truyền…
Mức độ lan truyền của clip này nhanh một cách chóng mặt và đa phần tất cả mọi người đều tỏ thái độ phẫn nộ, đau lòng với vụ việc trên.
Khi PV liên hệ với em Y, là nạn nhân trong clip trên để tìm hiểu nguyên nhân vì sao không nhờ các bạn hỗ trợ, tại sao em không phản kháng lại thì câu trả lời em đưa ra là: “Không thể phản kháng vì quá nhiều chị đánh và nếu phản kháng thì có thể bị đánh nhiều hơn. Còn lúc bị đánh có rất nhiều bạn ở đó, nhưng các bạn cũng sợ bị liên lụy nên cũng chẳng ai dám can ngăn…”.
Sau khi xảy ra sự việc, trường THCS Ngô Mây đã nghiêm khắc kiểm điểm các em học sinh tổ chức đánh bạn
Sau khi sự việc xảy ra, công tác hỗ trợ cho em Y. được cả nhà trường vào cuộc. Đồng thời tự kiểm điểm lại trách nhiệm của từng thầy cô giáo.
Video đang HOT
Thầy Nguyễn Ngọc Thu – Hiệu trưởng Trường THSC Ngô Mây nói: “Tôi rất đau lòng khi để sự việc như vậy xảy ra tại trường. Để chấn chỉnh việc này, nhà trường đã mở Hội đồng kỷ luật xử lý vi phạm 3 em L., Q., A. với hình thức là buộc thôi học một tuần.
Thầy Nguyễn Ngọc Thu, Hiệu trưởng Trường THSC Ngô Mây cho rằng để xảy ra sự việc tại cơ sở giáo dục là rất đau lòng
Còn về phía nhà trường thì các thầy cô đã cùng nhau ngồi lại để tự kiểm điểm, qua đó tìm cách để tránh tình trạng tương tự xảy ra. Đến nay hội đồng nhà trường thống nhất cử một số giáo viên tiếp tục làm công tác tư vấn về mặt tâm lý cho các em học sinh; giao giáo viên chủ nhiệm cần bám sát tình hình lớp hơn nữa. Bên cạnh đó, nhà trường sẽ liên tục phân công giáo viên đưa đón học sinh qua những đoạn đường vắng vẻ”.
Ngoài việc quản lý, giáo dục tại nhà trường thì cha mẹ nên thường xuyên quan tâm, gần gũi con để nắm được những khó khăn con gặp phải mà có các biện pháp xử lý sớm.
Bà Huỳnh Phạm Ái Thi, Giám đốc Trung tâm Công tác Xã hội tỉnh Phú Yên cho rằng: “Các em đang tuổi lớn, lứa tuổi nổi loạn. Do vậy, cha mẹ phải gần con để nắm bắt những vẫn đề con đang gặp để giải quyết cùng con. Không nên để sự việc vỡ lở ra thì mới quan tâm thăm hỏi.
Về phía nhà trường, có thể thành lập tổ tư vấn, hỗ trợ các em mỗi khi các em có vấn đề khó nói. Để từ đó mà cùng chia sẻ những vấn đề lo lắng. Khi nắm bắt được tâm tư, chúng ta có thể biết được giúp các em cái gì, ngăn chặn cái gì…”.
Trung Thi
Theo Dân trí
Thí nghiệm tại trường: Dễ sự cố nếu bất cẩn
Việc thực hành thí nghiệm hóa học tại trường sẽ kích thích sự tò mò, tạo hứng thú cho học sinh nhưng nếu bất cẩn, sự số có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Mới đây, một nữ sinh lớp 8 tại Hà Tĩnh đã bị rách giác mạc vì nổ hóa chất trong phòng thí nghiệm hóa. Sự việc trên một lần nữa cho thấy những sự cố khi thực hiện thí nghiệm hóa học có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Bốn lý do khiến sự cố dễ xảy ra
Hiện nay tại hầu hết các trường học đều xây dựng các phòng thí nghiệm để học sinh (HS) có được những trải nghiệm thú vị từ lý thuyết đến thực hành. Đặc biệt, đối với bộ môn hóa học, với tính chất đặc thù thì việc tiến hành thí nghiệm lại trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Đề cập đến vấn đề này, thầy Trần Trung Trực, giáo viên môn hóa Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, quận Tân Bình, TP.HCM, cho biết khi đi liền với thực nghiệm, bộ môn hóa học đã đem lại nhiều sự hấp dẫn cho HS. Việc trực tiếp được thực nghiệm giúp HS nhớ kiến thức rất lâu. Tuy nhiên, những hạn chế về điều kiện thực nghiệm đã làm giảm độ hấp dẫn của bộ môn cũng như khiến sự cố xảy ra nhiều hơn.
Theo thầy Trực, hiện tại những tiết thực hành dành cho bộ môn hóa học còn khá ít. Đơn cử, chương trình hóa lớp 11 nặng kiến thức nhất có chín chương với 47 bài, trong đó có sáu bài thực hành (trung bình 1,5 chương có một tiết thực hành). Trong quá trình giảng dạy trên lớp, giáo viên cũng có thể làm thí nghiệm minh họa cho HS xem nhưng HS chỉ được quan sát, không có điều kiện thực hành thường xuyên.
Hơn nữa, khi có tiết thực hành với số lượng khá đông 40-50 HS đã khiến cho việc thực hành thí nghiệm bị hạn chế về khả năng tham gia (có em làm, em khác quan sát); hạn chế về hóa chất, dụng cụ... (không thể tất cả cùng thực nghiệm vì không đủ), hạn chế về phía giáo viên như HS đông sẽ khó hướng dẫn, chỉnh sửa... Và khi đông HS thì mức độ an toàn cũng sẽ giảm xuống.
Liên quan đến vấn đề trên, cô Nguyễn Thị Thắm, giáo viên Trường THPT Võ Trường Toản, quận 12, TP.HCM, bổ sung: "Thực tế cho thấy phòng thí nghiệm ở trường vẫn chưa đạt chuẩn. Dụng cụ bảo hộ như áo khoác, bao tay, mắt kính không phải trường nào cũng trang bị đầy đủ. Mặt khác, chính sự tò mò, không tuân thủ kỷ luật của HS cũng khiến sự cố dễ xảy ra".
Học sinh Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, quận Tân Bình, TP.HCM trong một tiết thực hành thí nghiệm hóa học. Ảnh: TRỰC TRẦN
Làm sao hạn chế sự cố?
Để hạn chế những sự cố xảy ra, theo cô Thắm, trước khi tiến hành thí nghiệm, giáo viên và HS cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chính sự cẩn thận trong quá trình thực hiện sẽ hạn chế tối đa sự cố.
Đối với HS cần phải hiểu và nắm vững những tính chất cơ bản của các hóa chất trước khi thực hành thí nghiệm. Mặt khác, giáo viên cần đặt ra những nguyên tắc, nội quy đối với HS khi vào phòng thí nghiệm như nghiêm túc thực hiện theo chỉ dẫn của giáo viên, không lấy đồ lung tung, không đùa nghịch... Ngoài ra, giáo viên cần quan sát lớp học, hướng dẫn chi tiết cho HS khi thực hiện.
Tương tự, thầy Trực cũng cho rằng do ít có điều kiện thực hành nên kỹ năng của HS khá yếu, vì vậy giáo viên cần hướng dẫn cụ thể, rõ ràng. Ví dụ như không đổ nước vào acid, không mồi lửa trực tiếp cho đèn cồn này từ đèn cồn khác... HS phải tự nghiên cứu trước nội dung thực hành về lý thuyết và thực nghiệm để tránh sai sót.
Đồng thời, hóa chất không nên chuẩn bị dư nhiều, đặc biệt các hóa chất dễ gây nguy hiểm. Đối với hóa chất độc hại, nguy hiểm, giáo viên bộ môn cần phải nhắc nhở HS cẩn thận khi sử dụng. Quá trình tạo chất độc hại như CO, CI2, BR2, NO2, H2S... nên hạn chế số nhóm thực hành hay chỉ để giáo viên thực hiện còn HS quan sát, ghi chép.
Thí nghiệm với chất dễ cháy nổ (ancol, xăng, dầu, xeton) phải cách xa nguồn nhiệt, nguồn điện. Với những trường hợp này, HS không ngồi làm thí nghiệm ngang tầm mắt và mặt. Nếu gặp sự cố tai nạn, dính hóa chất độc hại như acid H2SO4 đặc, kiềm đặc... phải hết sức bình tĩnh, không hoảng loạn, thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên bộ môn.
Một số tai nạn xảy ra trong phòng thí nghiệm
Tai nạn trong phòng thí nghiệm hóa học cũng đã xảy ra ở Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội). Ngày 5-1-2017, cuối giờ thực hành của lớp 12A2, ba nam sinh đổ cồn rượu vào những lọ hóa chất gây nổ. Ba HS ở gần hiện trường bị bỏng, trong đó có một nữ sinh bị bỏng từ mặt đến bụng.
Ngày 22-2, tại Trường THCS Phan Đình Phùng, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh, thầy giáo dạy bộ môn hóa học lớp 8 làm thí nghiệm cho HS xem. Trong lúc thực hiện, chất hóa học phản ứng gây nổ bình đựng dung dịch khiến nhiều mảnh thủy tinh văng xuống lớp. Hậu quả, một nữ sinh phải nhập bệnh viện trong tình trạng rách giác mạc.
NGUYỄN QUYÊN
Theo plo.vn
Phú Yên: Thầy giáo "giữ chân" học trò bằng những chiếc xe đạp cũ Thương các em học sinh nghèo phải bỏ học vì nhà xa, không có xe đạp đi đến trường, thầy Huỳnh Quang Sơn (giáo viên trường THCS Đinh Núp, huyện Sơn Hòa, Phú Yên) đã lặn lội tìm những chiếc xe đạp bỏ đi, sửa chữa thành mới và tặng cho các em học sinh nghèo làm phương tiện đến trường. Nhờ đó,...