Phú Xuyên quan tâm, chăm lo cho công tác giáo dục
Cho đến nay các trường học trên toàn địa bàn huyện Phú Xuyên đã hoàn thành các mặt công tác để chuẩn bị đón năm học mới. Trường lớp, bàn ghế đã được thay mới, sửa chữa, 3.692 thầy, cô giáo phấn khởi sẵn sàng chào đón 44.247 học sinh đến trường.
Cô Nguyễn Thị Anh Đào – Hiệu trưởng trường THCS thị trấn Phú Xuyên kiểm tra khu vực cấp nước sạch cho học sinh rửa tay, sát khuẩn
Ngày 29/8, phóng viên khảo sát thực tế tại một số trường học trên địa bàn huyện Phú Xuyên như trường THCS thị trấn Phú Xuyên, trường Tiểu học Sơn Hà và trường Mầm non Phượng Dực nhận thấy, mặc dù trời nắng nóng nhưng các thầy cô giáo và phụ huynh học sinh vẫn hăng say, miệt mài tập trung kê bàn ghế, quét dọn phòng học.
Cô Nguyễn Thị Anh Đào – Hiệu trưởng trường THCS thị trấn Phú Xuyên chia sẻ: Năm học 2020 – 2021, nhà trường có tổng số 542 học sinh của 4 khối được học dưới mái trường khang trang, sạch đẹp. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên ngày 1/9 là ngày tựu trường sẽ được tổ chức nhanh gọn. Đến thời điểm này, nhà trường đã thực hiện xong các công việc dọn dẹp, phun thuốc khử khuẩn phòng chống dịch bệnh khu vực trong trường rồi.
Toàn bộ khu vực trường THCS thị trấn Phú Xuyên đã được phun thuốc khử khuẩn, dọn dẹp sạch sẽ
Còn tại trường Tiểu học xã Sơn Hà, ở đây các thầy cô giáo đã quét dọn, lau rửa bàn ghế, phòng lớp học và sân trường sạch sẽ. Công tác phun thuốc phòng chống dịch cũng đã được thực hiện. Tại trường Mầm non xã Phượng Dực cũng được cô giáo và phụ huynh các em học sinh gấp rút trang trí phòng lớp, lau dọn toàn bộ đồ chơi.
Theo Trưởng phòng GD&ĐT huyện Phú Xuyên Lưu Luyến, để bảo đảm về cơ sở vật chất phục vụ năm học mới, ngành GD&ĐT huyện đã tiến hành rà soát lại toàn bộ hệ thống trường lớp, bàn, ghế xuống cấp để kịp thời bổ sung, khắc phục. Đồng thời kiểm tra các trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy để mua sắm, đáp ứng nhu cầu cần thiết của các trường trên địa bàn. Từ giữa năm 2019 đến nay, toàn huyện đã xây mới được 305 phòng học, phòng bộ môn, phòng chức năng, nhà hiệu bộ. Cùng với đó cải tạo 180 phòng học, phòng bộ môn, phòng chức năng với tổng kinh phí gần 300 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trường tiểu học Sơn Hà đã chuẩn bị điều kiện tốt nhất đón các em học sinh bước vào năm học mới
Cùng với việc chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, công tác bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho giáo viên ở tất cả các cấp học theo nội dung chỉ đạo của Bộ GD&ĐT cũng được chú trọng triển khai từ sớm. Qua đó đã giúp cho đội ngũ cán bộ giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, bổ sung những kiến thức mới phục vụ cho công tác giảng dạy. Từ đó nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, bảo đảm chuẩn kiến thức kỹ năng, củng cố chất lượng giáo dục mũi nhọn.
Các cô giáo trường Mầm non xã Phượng Dực lau dọn lớp học
Ông Luyến cho biết thêm: “Phòng GD&ĐT huyện đã tích cực chỉ đạo các nhà trường tổng rà soát trang thiết bị, mua sắm bổ sung chuẩn bị cơ bản đáp ứng tối thiểu chương trình giáo dục phổ thông mới. Cùng với đó, huyện cũng đã ban hành các văn bản, hướng dẫn các trường chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho lễ khai giảng năm học mới vào ngày 5/9 tới. Trước diễn biến của dịch Covid-19, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các nhà trường chuẩn bị đầy đủ vật tư y tế, dụng cụ đo thân nhiệt, nước khử khuẩn, xà phòng, khẩu trang…Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh nắm bắt tình hình sức khỏe và hướng dẫn các em có những biện pháp phòng chống dịch hữu hiệu”.
Hà Nội: Nhiều "nhà giàu" bất ngờ có tên trong danh sách hộ cận nghèo để nhận tiền hỗ trợ Covid-19
Nhiều gia đình tại huyện Phú Xuyên (Hà Nội) có nhà 3 tầng, nhưng vẫn nằm trong danh sách hộ cận nghèo và được hưởng tiền hỗ trợ Covid-19. Trong khi đó, nhiều hộ khó khăn thực sự thì lại không nhận được số tiền này.
Căn nhà của một hộ cận nghèo tại xã Phượng Dực (Phú Xuyên, Hà Nội).
Phản ánh tới Báo PNVN, nhiều hộ dân ở thôn Xuân La, xã Phượng Dực (Phú Xuyên, Hà Nội) cho biết, nhiều hộ cận nghèo trên địa bàn xã này "rất giàu". Có hộ ở nhà 3 tầng, bên trong có nhiều tài sản giá trị khiến nhiều người phải mơ ước. Do có tên trong danh sách hộ cận nghèo nên những gia đình này đều nằm trong diện được nhận hỗ trợ dịch Covid-19 của Chính phủ, với số tiền 750.000 đồng/nhân khẩu.
Ngược lại, nhiều hộ kinh tế khó khăn, ở nhà cấp 4 xập xệ, có mức sống dưới mức trung bình lại không có tên trong danh sách. Người dân ở thôn Xuân La không ngại ngần chia sẻ rằng quy trình bình xét hộ nghèo, cận nghèo ở thôn "có vấn đề".
Thông thường để bầu ra 1 hộ nghèo, cận nghèo phải trải qua các bước. Đầu tiên là Ban mặt trận của thôn phải đến từng hộ gia đình đánh giá, chấm điểm theo tiêu chí. Sau khi đánh giá xong sẽ đưa danh sách ra thôn để soát lại một lần nữa. Khi đã thống nhất, đưa ra chi bộ thôn để họp dân, bình bầu. Danh sách cuối cùng sẽ được dán niêm yết công khai, nếu không còn ai thắc mắc, khiếu nại sẽ gửi danh sách cuối cùng lên xã.
Người dân thôn Xuân La bức xúc về việc nhiều "nhà giàu" có tên trong danh sách hộ cận nghèo.
Nhiều người dân ở thôn Xuân La cho biết, đợt rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2019 họ không hề hay biết. Chỉ đến khi xã đọc loa thông báo chi trả tiền hỗ trợ Covid-19 hồi tháng 5/2020 thì họ mới "té ngửa", nhiều hộ cận nghèo có tên trong danh sách nhận tiền hỗ trợ Covid-19 là gia đình khá giả.
"Gia đình ông Đặng Văn Đ. có nhà 3 tầng, con đi Nhật Bản. Gia đình anh Đặng Văn T. có nhà 3 tầng, buôn bán vật liệu xây dựng... nhưng vẫn có tên trong danh sách nhận tiền hỗ trợ Covid-19. Trong khi đó, nhiều hộ có hoàn cảnh khó khăn trong xã lại không hề được nhận khoản hộ trợ này", một người dân trong thôn Xuân La bức xúc nói.
Cũng theo người dân Xuân La, hầu hết những gia đình không phải nghèo thật sự mà vẫn có tên trong danh sách hộ nghèo, cận nghèo để nhận tiền hỗ trợ Covid-19 đều là họ hàng của trưởng thôn và chủ tịch xã.
"Nếu muốn có tên trong danh sách cận nghèo phải có quan hệ mật thiết. Chứ còn nghèo rớt mồng tơi mà không có họ hàng hoặc không có... "tí lộc" để lên gặp cán bộ thì còn lâu mới được xét duyệt", vừa nói người phụ nữ vừa đưa tay ra lấy ngón cái và ngón trỏ xoa xoa vào nhau.
Trong số các hộ có hoàn cảnh khó khăn thật sự nhưng lại không được đưa vào danh sách nghèo, cận nghèo có gia đình ông Nguyễn Văn Ngôn (74 tuổi). Ông Ngôn cùng vợ là bà Nguyễn Thị Láng (72 tuổi) ở trong căn nhà cấp 4, rộng 10 mét vuông, bên trong đồ đạc không có thứ gì giá trị ngoài chiếc tivi cũ đã hỏng. Mái nhà thủng lỗ chỗ, trời mưa dột khắp nhà.
Vợ chồng ông Ngôn, bà Láng.
Bà Láng cho biết, chồng bà bị tắc nghẽn vành mạch tim, căn bệnh khiến ông chỉ nằm yên một chỗ hơn 3 năm nay. Còn bà quanh năm chỉ làm ruộng.
Người dân cho biết, ở xã này chẳng ai nghèo như gia đình ông Ngôn bà Láng. Thế nhưng, chẳng bao giờ nhà ông bà được nằm trong danh sách hộ nghèo, cận nghèo.
Mái nhà thủng lỗ chỗ, trời mưa ông bà phải mang thau vào hứng nước.
"Năm nào cũng thấy thôn bình xét hộ nghèo, cận nghèo nhưng có thấy ai đến nhà tôi xét duyệt gì đâu. Tôi lên xin vào hộ cận nghèo cách đây vài năm rồi nhưng không được. Họ bảo tiêu chí nghèo, cận nghèo phải đa chiều, mà tôi có biết đa chiều là như thế nào đâu", bà Láng nói như mếu.
Đại diện UBND xã Phượng Rực cũng thừa nhận, có những bất cập trong việc xét duyệt hộ cận nghèo từ cấp thôn, dẫn tới những bất cập như phản ánh của người dân. Hiện xã cũng đang rà soát và thu hồi lại tiền hỗ trợ chưa đúng đối tượng.
Dính nồng độ cồn "khủng", lái xe rút thẻ chuyên viên xin bỏ qua vi phạm Không đội MBH, dính nồng độ cồn "khủng", tài xế xe máy đã rút thẻ chuyên viên UBND quận Cầu Giấy để xin bỏ qua vi phạm. Kết quả kiểm tra nồng độ cồn của anh T. ở mức 0,416 miligam/1 lít khí thở Sáng 14/8, trao đổi với PV Báo Giao thông, Trung tá Lê Mạnh Hưng, Tổ trưởng Tổ công tác...