Phú Thọ: Văn Lang-cả làng thu 200 tỷ…nhờ cây hoa vàng quả xanh
Nhiều năm gần đây, xã Văn Lang, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) được biết đến với tên gọi “xã bí đao”. Sở dĩ có tên như vậy là vì hầu hết diện tích đất ở đây được người dân trong xã trồng loại cây này. Và cũng nhờ bí đao, đời sống của người dân xã Văn Lang được khấm khá hơn hẳn những xã lân cận…
Về xã Văn Lang, dọc 2 bên đường là những ruộng bí đao, xa xa là những ngôi nhà kiên cố.
Về Văn Lang hôm nay, trên khắp cánh đồng là màu xanh của bí với tầng lầng lớp lớp gièo giàn và những quả bí sai trĩu. Bà con nông dân hăng say lao động, sản xuất, trên gương mặt ai cũng nở những nụ cười rạng rỡ. Khắp các xóm làng là những ngôi nhà xây khang trang, những con đường bê tông sạch đẹp trải dài khắp ngõ xóm. Đó chính là những thành quả mà cây bí xanh đã mang lại cho người dân văn lang, những vụ bí đao bội thu mang đến cho người dân cuộc sống ấm no, khấm khá.
Theo tìm hiểu được biết, nghề trồng bí đao ở đây có khoảng hơn chục năm trước. Đầu tiên, chỉ một số hộ trong xã trồng để bán quanh vùng, nhưng về sau, thấy trồng cây này có hiệu quả khi quả sai, lãi lớn và đặc biệt là cung không đủ cầu nên nhiều người đã làm theo, diện tích trồng cũng tăng lên theo từng năm.
Nghề trồng bí đao ở Văn Lang có khoảng hơn 10 năm trước.
Video đang HOT
“Không thể phủ nhận hiệu quả mà cây bí đao đem lại cho người dân nơi đây. Nhờ bí đao mà nhà nào ở Văn Lang cũng khấm khá”, ông Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND xã Văn Lang vui mừng chia sẻ.
Với khoảng 650ha trồng bí đao, tính bình quân mỗi vụ, người dân trong xã Văn Lang cũng thu về được khoảng 200 tỷ đồng. Nhờ có nguồn thu lớn từ việc trồng bí đao mà nhiều năm nay, Văn Lang luôn là một trong những xã đi đầu trong phong trào sản xuất nông nghiệp của huyện Hạ Hòa.
Xã Văn Lang luôn là xã đi đầu của huyện Hạ Hòa trong sản xuất nông nghiệp.
Gia đình anh Đỗ Văn Dưỡng, trú tại khu 4, xã Văn Lang đã có kinh nghiệm trồng bí xanh trong nhiều năm liền, năm nay, anh Dưỡng trồng 7 sào bí sớm, đến nay cả 7 sào bí đã cho thu hoạch với năng suất trung bình 1,3 tấn/sào, giá bán đầu vụ 1.300 đồng/kg, tính ra 7 sào bí xanh của gia đình anh cho thu về hơn 70 triệu đồng.
Cũng như gia đình anh Dưỡng, gia đình chị Trần Thị Lành ở khu 5, xã Văn Lang cũng trồng bí xanh đã 10 năm nay, vừa nhanh tay cắt bí chị vừa vui vẻ cho chúng tôi biết: “Đã 10 năm rồi gia đình tôi trồng cây bí xanh, nhờ cây bí mà kinh tế gia đình thay đổi hẳn, trước đây chỉ tạm đủ ăn, từ ngày trồng bí, gia đình cũng mua sắm được xe và các tiện nghi khác. Vụ năm nay, tôi trồng 4 sào bí, giá cả như hiện tại thì tới đây thu hết cũng được hơn 40 triệu đồng”.
Mỗi vụ, 1 sào trồng bí cho thu nhập ít nhất 10 triệu đồng.
Trong nhiều năm liền cây bí xanh vẫn là cây trồng chủ lực ở xã Văn Lang, diện tích trồng bí năm sau luôn cao hơn năm trước. Nhờ sự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ khuyến nông và sự cần cù chịu khó của bà con cây bí xanh trên vùng đất mới đã cho thu hoạch với năng suất chất lượng cao. Trung bình mỗi sào bí cho sản lượng từ 1,3 – 1,5 tấn với giá bán trung bình khoảng 1.200 đồng/kg thì sau vụ bí hầu hết các hộ gia đình ở Văn Lang đều thu được từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng từ cây bí.
Mỗi vụ bí đao trồng khoảng 3 tháng đã cho mỗi gia đình ở Văn Lang thu về từ 30 – 100 triệu đồng.
Có được thành quả hôm nay, ngoài việc xã Văn Lang được thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất tươi tốt, hợp thổ nhưỡng với cây bí đao, còn là sự định hướng tốt, đồng lòng, đồng trí của người dân và chính quyền địa phương.
Theo Danviet
Phát động thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật
Ngày 18/9, tại UBND xã Hiền Đa, Sở NN-PTNT Phú Thọ phối hợp với UBND huyện Cẩm Khê tổ chức lễ phát động thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên đồng ruộng.
Các đại biểu đi dọc các tuyến đường trong cánh đồng xã Hiền Đa, thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật bỏ vào bể chứa đạt tiêu chuẩn
Chương trình xây dựng mô hình thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được triển khai thực hiện thí điểm từ tháng 4/2018 trên 16 xã điểm thuộc 4 huyện Hạ Hòa, Cẩm Khê, Phù Ninh và Tam Nông.
Tại huyện Cẩm Khê mô hình thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng đã xây dựng được 165 bể thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng tại 5 xã gồm Hiền Đa, Cát Trù, Điêu Lương, Tuy Lộc và Sơn Tình. Các bể đều được thiết kế đúng qui cách theo hướng dẫn.
Mục tiêu mà chương trình hướng tới là cải thiện môi trường xanh, sạch, góp phần đảm bảo thực phẩm từ nông sản an toàn; thực hiện tiêu chí số 17 về xây dựng nông thôn mới: không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp.
MẠNH THUẦN
Theo nongnghiep
Chủ tịch nước bổ nhiệm hai Phó Viện trưởng Viện KSND Tối cao Ngày 7.9, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Trưởng ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương đã trao quyết định bổ nhiệm hai Phó Viện trưởng Viện KSND Tối cao. Chủ tịch nước và hai Phó Viện trưởng Viện KSND Tối cao (ảnh TTXVN). Cụ thể, ông Nguyễn Huy Tiến, Vụ trưởng Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát...