Phú Thọ: Trường Tiểu học Tiên Cát có nhiều HS năng khiếu đạt giải tại sân chơi trí tuệ các cấp
Năm học 2020 – 2021, trường TH Chính Nghĩa và trường TH Tiên Cát, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đáp ứng các điều kiện: đảm bảo cơ sở vật chất phòng học; đủ thiết bị dạy học; đảm bảo tỉ lệ 1,5 giáo viên/ lớp…để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với HS lớp 1.
Bên cạnh đó, trường TH Chính Nghĩa thu tốt tiền hỗ trợ học buổi chiều HS lớp 1 là 140.000đ/1hs/1 tháng; còn trường TH Tiên Cát không thu tiền học buổi chiều HS lớp 1.
Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (gọi tắt là CTGDPT 2018). Bộ GD&ĐT có văn bản số 3866/BGDĐT-GDTH hướng dẫn chuẩn bị tổ chức dạy học đối với học sinh (HS) lớp 1 năm học 2020 – 2021; trong đó điều kiện thực hiệnCTGDPT 2018 là: Đảm bảo tỉ lệ 01 phòng học/lớp, cơ sở vật chất, sĩ số học sinh/lớp theo quy định tại Điều lệ trường Tiểu học. Có đủ thiết bị dạy học; đảm bảo tỉ lệ 1,5 giáo viên/lớp và cơ cấu giáo viên (GV) để dạy đủ các môn học và hoạt động giáo dục theo quy định.
Ảnh minh họa.
Năm học 2020 – 2021, để triển khai CTGDPT 2018, tỉnh Phú Thọ đã rà soát, đầu tư về cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu CTGDPT 2018. Các trường Tiểu học trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói chung, TP Việt Trì nói riêng đã đáp ứng các điều kiện thực hiện CTGDPT 2018; điển hình như: Trường Tiểu học Chính Nghĩa và trường Tiểu học Tiên Cát, TP Việt Trì.
Không thu tiền học buổi 2 học sinh lớp 1
Trao đổi với phóng viên về việc thực hiện CTGDPT 2018, thầy giáo Nguyễn Đức Thiện – Hiệu trưởng trường Tiểu học (TH) Tiên Cát, phường Tiên Cát, TP Việt Trì cho biết: Năm học 2020 – 2021 nhà trường có tổng 751 HS, trong đó 150 HS lớp 1 với 5 lớp. Nhà trường đang thực hiện thời khóa biểu cho HS toàn trường là sáng học 4 tiết, chiều học 3 tiết.
Nhà trường có nhiều thuận lợi và đáp ứng các điều kiện thực hiện CTGDPT 2018 để giảng dạy HS lớp 1 như: đủ phòng học, đủ trang thiết bị dạy học, đủ GV đứng lớp theo quy định 1,5 giáo viên/lớp, GV có nhiều kinh nghiệm giảng dạy HS lớp 1.
Bên cạnh đó, trường cũng gặp khó khăn do “Dân nghèo nên việc làm công tác xã hội hóa hoặc hỗ trợ các hoạt động giáo dục không được như các đơn vị khác”, thầy giáo Nguyễn Đức Thiện thông tin.
Năm học 2020 – 2021, Trường Tiểu học Tiên Cát, phường Tiên Cát, TP Việt Trì không thu tiền học buổi 2 (học buổi chiều) đối với HS lớp 1.
Thầy giáo Nguyễn Đức Thiện – Hiệu trưởng trường Tiểu học Tiên Cát khẳng định: “Nhà trường không thu tiền học buổi 2 (học buổi chiều) đối với HS lớp 1. Nhà trường chỉ thu tiền học buổi 2 do thiếu GV đối với các khối lớp 2 đến lớp 5, mức thu là 130.000đồng/1HS/1 tháng”.
Cũng theo thầy giáo Nguyễn Đức Thiện: tổng kết năm học 2019 – 2020, chất lượng giáo dục của trường Tiểu học Tiên Cát có bước nhảy vọt so với những năm học trước. Nhà trường có nhiều HS năng khiếu đạt nhiều giải tại các sân chơi trí tuệ các cấp với: 105 giải; trong đó: 28 giải cấp quốc gia, gần 40 giải cấp tỉnh, còn lại cấp thành phố.
Thu tốt tiền hỗ trợ học buổi chiều HS lớp 1
Trao đổi với phóng viên về việc thực hiện CTGDPT 2018, cô giáo Nguyễn Thị Thu Huyền – Hiệu trưởng trường Tiểu học Chính Nghĩa, phường Tiên Cát, TP Việt Trì chia sẻ: Năm học 2020 – 2021 nhà trường có tổng 510 HS; trong đó HS lớp 1 là 120 HS với 3 lớp, mỗi lớp 40 HS. Nhà trường đang thực hiện thời khóa biểu cho HS toàn trường là 7 tiết/ngày, sáng học 5 tiết, chiều học 2 tiết.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, nhà trường có thuận lợi là các GV luôn cập nhật các kiến thức mới để giảng dạy cho HS. Thực hiện CTGDPT 2018, nhà trường đảm bảo đủ các điều kiện về: đảm bảo cơ sở vật chất, đủ thiết bị dạy học, đủ 1,5 giáo viên/lớp và các GV để dạy đủ các môn học và các hoạt động giáo dục theo quy định. Nhà trường ưu tiên cho lớp 1, đảm bảo đủ các điều kiện dạy học CTGDPT 2018.
Năm học 2020 – 2021, Trường Tiểu học Chính Nghĩa, phường Tiên Cát, TP Việt Trì thu tốt tiền hỗ trợ học buổi chiều HS lớp 1 là 140.000 đồng/1HS/1 tháng.
Liên quan đến thông tin, năm học 2020 – 2021 trường Tiểu học Chính Nghĩa đủ 1,5 giáo viên/lớp và các GV để dạy đủ các môn học và các hoạt động giáo dục theo quy định dạy học HS lớp 1; nhưng nhà trường vẫn thu tiền học buổi 2 (buổi chiều) đối với HS lớp 1?.
Cô giáo Nguyễn Thị Thu Huyền – Hiệu trưởng nhà trường nhấn mạnh: “Nhà trường không thu tiền học buổi 2, mà trường thu hỗ trợ học buổi chiều HS lớp 1.. Như mọi khi, lớp 1 thu tiền học 2 buổi/ngày; nhưng lớp 1 năm nay, theo quy định đủ 1,5 giáo viên/lớp không được thu tiền học buổi 2″.
“Lớp 1 nhà trường thu hỗ trợ học buổi chiều 140.000 đồng/1HS/1 tháng; còn các khối lớp từ lớp 2 đến lớp 5 thu tiền học buổi 2 cũng 140.000 đồng/1HS/1 tháng. Lớp 1 là không được thu tiền học 2 buổi/ngày; thực ra, đúng quy định không thu tiền học buổi 2 bởi vì đủ 1,5GV/lớp không được thu tiền;…”, cô giáo Nguyễn Thị Thu Huyền – Hiệu trưởng trường Tiểu học Chính Nghĩa nói.
Cảnh quan môi trường sư phạm trường Tiểu học Chính Nghĩa khang trang, sạch đẹp.
Hai trường Tiểu học Tiên Cát và trường Tiểu học Chính Nghĩa cùng đóng trên địa bàn phường Tiên Cát, TP Việt Trì đã đáp ứng các điều kiện cần và đủ thực hiện tốt CTGDPT 2018 dạy HS lớp 1 năm học 2020 – 2021. Tuy nhiên, trường Tiểu học Chính Nghĩa lại thu tốt tiền hỗ trợ tiền học buổi chiều đối với HS lớp 1 là 140.000đ/1hs/1 tháng; còn trường Tiểu học Tiên Cát không thu tiền học buổi 2 (buổi chiều) đối với HS lớp 1.
Người thầy đặc biệt của nữ phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam
Trong hành trình trưởng thành, chị Hà cảm thấy mình rất may mắn khi được nhiều người thầy dìu dắt. Và người thầy đầu tiên chính là mẹ.
Những ngày cuối năm, chị Nguyễn Thị Thanh Hà (sinh năm 1986, quê Phú Thọ), nữ giảng viên trẻ của Viện Vật lý Kỹ thuật, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đang bận rộn với các dự án nghiên cứu, giảng dạy. Dù vậy, chị vẫn tranh thủ thời gian mỗi tuần một lần ghé về thăm nhà.
"Người thầy chính là mẹ"
10 năm trước, trong ngày bảo vệ luận văn thạc sĩ, chị Hà nhận được tin mẹ ốm. Nghĩ giống như mọi lần, chị dự định hoàn thành buổi bảo vệ rồi sẽ trở về nhà ngay.
Nhưng khi buổi bảo vệ sắp bắt đầu, chị nhận được cuộc điện thoại từ người bạn thân. Đầu dây bên kia hỏi về tin dữ. Nóng ruột, chị vội gọi điện về nhà. Người bố ngập ngừng báo tin mẹ đã mất. Bỏ dở buổi bảo vệ, chị lập tức bắt xe về nhà.
"Khi ấy, mẹ cũng đã nhập quan. Tôi chẳng thể nhìn mặt mẹ lần cuối cùng".
Khoảnh khắc ấy luôn khiến chị cảm thấy day dứt. Vì vậy về sau, dù có cơ hội được học tập ở nước ngoài, chị vẫn quyết định chọn ở lại Việt Nam.
"Tôi sợ rằng sau này, có những lúc người thân khó khăn nhất, mình lại chẳng thể ở bên. Hơn nữa, điều kiện học tập trong nước cũng khá thuận lợi", chị nói.
Sau buổi bảo vệ lỡ dở, chị được nhà trường sắp xếp cho bảo vệ vào một tuần sau đó. Kết quả, chị đạt được điểm tối đa từ phía hội đồng.
"Đó có lẽ là điều duy nhất mà tôi còn có thể làm cho mẹ khi mẹ đã ra đi".
Chị Nguyễn Thị Thanh Hà (sinh năm 1986, quê Phú Thọ), nữ giảng viên của Viện Vật lý Kỹ thuật, ĐH Bách khoa Hà Nội.
Với chị Hà, mẹ vẫn là người có ảnh hưởng nhất tới mình.
"Mẹ tôi là giáo viên dạy Văn cấp 2. Có lẽ vì thế, bà khá nghiêm khắc trong việc dạy con cái. Từ nhỏ, bà đã dạy con phải viết chữ thật chỉn chu lên bảng. Mọi người thường bảo, chữ đẹp thế này, sau làm giáo viên cũng được. Có lẽ đó là một lời động viên con nít, nhưng tôi đã rất vui".
Sau này, khi lên cấp 2, Hà cũng được học các giờ Văn của mẹ. Là con giáo viên, cô luôn phải nỗ lực nhiều hơn các bạn. Thậm chí, trong tiết học của mẹ, Hà càng phải nghiêm túc hơn.
"Mẹ tôi không bao giờ có bất kỳ sự ưu ái nào cho con, thậm chí sẵn sàng cho điểm thấp nếu tôi không cố gắng.
Ngoài giờ tới trường, tôi cũng không bao giờ được đi chơi tối. Nếu có buổi sinh nhật với bạn bè, tôi đều phải về trước 9 giờ".
Dù vậy, chị vẫn biết ơn bà vì sự nghiêm khắc này. "Những điều đó đã rèn cho tôi sự nề nếp, chỉn chu và kỷ luật. Sau này tôi mới thấy, điều đó thật cần thiết cho con đường làm nghiên cứu khoa học".
Trở thành nữ phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2020
Năm 2004, Thanh Hà thi đỗ vào ngành Sư phạm Vật lý, khoa Sư phạm (nay là Trường ĐH Giáo dục), ĐH Quốc gia Hà Nội.
4 năm sau, chị ra trường, chuyển tiếp lên học bậc Thạc sĩ rồi về công tác tại Viện Vật lý Kỹ thuật, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
"Mọi thứ diễn ra trôi chảy giống như một cái duyên. Tôi đã gặp được những người thầy tốt và được chỉ lối, dẫn đường".
Chị Hà cùng bố và anh trai trong buổi bảo vệ luận án tiến sĩ
Năm đầu đi dạy, nữ giảng viên trẻ bất ngờ khi có những học trò hơn mình tới 2 tuổi.
"Dù vậy, tôi luôn quan niệm không phải mình đang đi dạy mà là đang chia sẻ những thứ mình có. Sinh viên Bách khoa rất giỏi và thông minh; cùng dạy và học sẽ giúp tôi dần hoàn thiện bản thân hơn".
Trước khi bắt đầu môn học, chị cũng đưa ra các thang điểm, tieu chi đánh giá rõ ràng, không có bất kỳ sự phân biệt hay ưu ái nào.
"Tôi luôn muốn sinh viên được đối xử công bằng. Ba-rem điểm đã có sẵn, nếu đạt được yêu cầu và thấy xứng đáng, tôi sẵn sàng cho điểm 10", nữ giảng viên Bách khoa nói.
Ngoài giảng dạy, chị Hà dành phần nhiều thời gian cho việc nghiên cứu. Đến nay, nữ giảng viên trẻ đã công bố 28 bài báo khoa học, trong đó có 16 bài được đăng trên tạp chí quốc tế ISI.
Hướng nghiên cứu của chị chủ yếu mô phỏng các tính chất của vật liệu dựa trên cơ sở các cấu trúc nguyên tử. Đối tượng nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các vật liệu oxit và oxit nhiều thành phần. Đây là các loại vật liệu có rất nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực công nghệ cao như gạch chịu lửa, vật liệu sinh học, xử lý chất thải hạt nhân,...
Các kết quả được công bố trên một số tạp chí như: European physical Journal, Journal of Non-Crystalline Solids; Materials Chemistry and Physics...
Thi thoảng, chị Hà cũng cùng bạn bè đi đâu đó để hưởng thụ cuộc sống độc thân.
Chị cho rằng, bản thân đến với khoa học là một cơ duyên và sự may mắn. Trên suốt chặng đường nghiên cứu, chị luôn được đồng hành cũng những người thầy, đồng nghiệp có chuyên môn và có cùng niềm đam mê với nghiên cứu khoa học. Gia đình cũng là một nguồn động lực để chị có thể yên tâm với công việc mà mình đã lựa chọn.
"Không có đề tài nghiên cứu nào chỉ do một người làm cả. Các nghiên cứu của tôi luôn có sự đồng hành của tập thể. Và tôi luôn cảm thấy bản thân rất may mắn vì điều đó".
Với những nỗ lực ấy, vừa qua, nữ giảng viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã được công nhận đạt chuẩn phó giáo sư. Chị Hà đồng thời cũng là nữ phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2020.
Nhận được tin vui, người đầu tiên chị Hà nhớ tới là mẹ. "Trước đây, ngày tôi đo đại học, mẹ là người vui nhất. Nhưng ngày tôi đạt được những điều mẹ vẫn mơ ước thì mẹ không còn nữa. Tôi luôn biết ơn những người thầy tốt mà tôi đã gặp trong đời, trong đó, người thầy đầu tiên là mẹ".
Trường học toàn quyền bố trí thời gian thực hiện chương trình dạy học PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) chia sẻ điều này khi trao đổi về xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Ảnh minh họa/ INT - Theo Luật Giáo dục, nhà trường phải công bố công khai kế hoạch giáo...