Phú Thọ: Khen thưởng giáo viên bồi dưỡng và học sinh đoạt giải Olympic Sinh học quốc tế năm 2020
Ngày 25/8/2020, tại Trường THPT Chuyên Hùng Vương, Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ tổ chức gặp mặt, biểu dương, khen thưởng giáo viên bồi dưỡng và học sinh đoạt giải Olympic Sinh học quốc tế năm 2020.
Dự buổi gặp mặt có: ông Nguyễn Văn Mạnh – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ, thầy giáo Phạm Tuấn Anh – Hiệu trưởng trường THPT Chuyên Hùng Vương, đại diện các phòng, ban chuyên môn thuộc Sở GD&ĐT cùng dự còn có các cán bộ, giáo viên, học sinh và Ban đại diện CMHS trường THPT Chuyên Hùng Vương.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ biểu dương, khen thưởng giáo viên bồi dưỡng và học sinh đoạt giải Olympic Sinh học quốc tế năm 2020.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, ông Nguyễn Văn Mạnh – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ đã ghi nhận, biểu dương thành tích đặc biệt xuất sắc của thầy và trò trường THPT Chuyên Hùng Vương trong thời gian qua có nhiều đóng góp vào bề dày thành tích của nhà trường nói riêng và Ngành giáo dục Đất Tổ nói chung.
Đồng thời Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ Nguyễn Văn Mạnh chúc mừng và trao tặng giấy khen, phần thưởng cho: cô giáo Vũ Thị Hạnh là giáo viên trực tiếp giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi và em Nguyễn Thị Thu Nga học sinh lớp 11 trường THPT Chuyên Hùng Vương đã đoạt giải Khuyến khích Olympic Sinh học quốc tế năm 2020.
Thầy giáo Phạm Tuấn Anh – Hiệu trưởng trường THPT Chuyên Hùng Vương (bên trái) nhận lãng hoa tươi thắm của Ban đại diện CMHS nhà trường chúc mừng.
Được biết em Nguyễn Thị Thu Nga la hoc sinh khá đặc biệt, du hoan canh gia đinh kho khan, gia đinh lai đong anh em, nhung em Thu Nga luôn nỗ lực hết mình, cố gắng học tập tốt, đạt nhiều giải thi học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia.
Theo đó, ngay từ khi học lớp 9 tại trường THCS Lâm Thao, huyện Lâm Thao, em Thu Nga đã đạt giải Nhất cấp tỉnh môn Sinh học và được tuyển thẳng vào trường THPT Chuyên Hùng Vương. Năm học lớp 10, em Thu Nga đạt Huy chương Vàng Duyên Hải đồng bằng Bắc bộ, giải nhì cấp quốc gia, và được tham gia hai vòng thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế môn Sinh học, là học sinh lớp 10 duy nhất của cả nước tham gia kỳ thi năm 2019. Năm nay, em Thu Nga tiếp tục đạt giải Nhì cấp quốc gia và giải Khuyến khích Olympic Sinh học quốc tế năm 2020.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Mạnh – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ khen thưởng cô giáo Vũ Thị Hạnh là giáo viên trực tiếp giảng dạy bồi dưỡng.
Cuộc thi “Olympic Sinh học quốc tế 2020″ năm nay được tổ chức tại thành phố Nagasaki, Nhật Bản (dự định tổ chức vào giữa tháng 7/2020). Tuy nhiên, do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên cuộc thi chuyển sang hình thức thi trực tuyến tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH quốc gia Hà Nội với tên gọi là “Thách thức Olympic Sinh học quốc tế 2020″.
Dù tổ chức thi trực tuyến nhưng số lượng bài thi không thay đổi; các thí sinh làm 2 bài thi lý thuyết (mỗi bài làm trong 3 giờ) và 2 bài thi thực hành. Bài thực hành thí nghiệm ảo về Sinh lý học động vật (làm trong 3 giờ), và bài thực hành Tin sinh học (làm trong 1,5 giờ).
Ông Nguyễn Văn Mạnh – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ khen thưởng cho em Nguyễn Thị Thu Nga học sinh lớp 11 trường THPT Chuyên Hùng Vương đã đoạt giải Khuyến khích Olympic Sinh học quốc tế năm 2020.
Để bảo đảm kết quả cuộc thi trung thực và khách quan, Ban tổ chức cuộc thi đã hướng dẫn các nước thành viên thực hiện các quy định theo từng bước một cách chi tiết và chặt chẽ. Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, đơn vị tổ chức cuộc thi đã thực hiện rất chặt chẽ theo đúng yêu cầu của Olympic Sinh học quốc tế.
Cảm xúc trước ngày trở lại trường: người vui vì gặp lại chiến hữu, sĩ tử sốt sắng vì nỗi lo vượt vũ môn
Nỗi nhớ mong được gặp lại thầy cô, bạn bè sau thời gian dài nghỉ phòng chống dịch khiến ai cũng cảm thấy háo hức.
Phấn khởi gặp lại thầy cô, bạn bè
Đó là chia sẻ của nhiều giáo viên, học sinh khi trở lại trường sau gần 3 tháng phải nghỉ học vì dịch Covid-19. Câu chuyện về nỗi nhớ thầy, nhớ bạn được nhắc lại khiến ai cũng có cảm giác nôn nao, bâng khuâng len lỏi trong tâm trí. Gặp lại thầy cô, 'cạ cứng' sau thời gian dài nghỉ phòng chống dịch, ai nấy đều háo hức.
Em Trần Thanh Tùng (học sinh lớp 11A3, THPT Phong Châu, Phú Thọ) chia sẻ: 'Ngày đầu tiên trở lại lớp, em rất hồi hộp. Dù chuẩn bị đầy đủ sách vở, quần áo từ hôm trước nhưng em vẫn dậy sớm, kiểm tra lại đồ rồi ngồi chờ... đến giờ đi học. Đến cổng trường, nhìn thấy bạn, cảm xúc vỡ òa, chẳng nói được gì cho dù hằng ngày vẫn nhìn thấy nhau qua màn hình máy tính'.
Tiết học đầy cảm xúc sau kỳ nghỉ Covid (Ảnh: Thắm Vy)
Còn với Phan Võ Bảo Anh, học sinh lớp 12 chuyên văn, Trường THPT Chuyên Hùng Vương, cho biết tiết học đầu tiên của em sau những ngày học online và trực tuyến là tiết Toán. Trong khoảng thời gian nghỉ dịch, Bảo Anh vẫn luôn ôn tập kiến thức thường xuyên nên không bị bỡ ngỡ khi học trở lại. Tuy nhiên, tiết học không nhộn nhịp như trước đây, vì sĩ số lớp được chia nhỏ.
'Nhìn lớp, nhìn trường thưa, học sinh hạn chế tiếp xúc nên cũng có chút buồn, chút không quen. Nhưng học trực tiếp như vầy em thấy dễ tiếp thu hơn học online, ở nhà mạng chập chờn hoài nên em hay bị xót bài. Chúng em được thầy cô nhắc nhở phải đeo khẩu trang, giãn cách để bảo đảm sức khỏe cho mình và người khác. Hiện em và các bạn bị hụt kiến thức nên sẽ cố gắng học lại thật tốt' - Bảo Anh bộc bạch.
Học sinh với niềm vui đến trường sau kỳ nghỉ dài vì dịch Covid-19 (Ảnh: Ngô Bá Khảm)
Còn riêng với học sinh, sinh viên Hà Nội, khỏi phải nói, cảm giác hồi hội, bồn chồn sau hơn 90 ngày không được nhìn bảng đen, bụi phấn thật khó diễn tả. Trong khi một số tỉnh thành khác trên cả nước đã đi học lại từ trước đó 1 đến 2 tuần, thì ngày 4/5 này, hơn 2 triệu học sinh trên địa bàn thủ đô mới chính thức quay trở lại trường.
Trần Yến Anh (11A, THPT Tây Mỗ, Từ Liêm) không giấu được cảm giác vui sướng khi nghĩ đến cảnh, thứ 2 này sẽ được gặp lại bạn bè, được ríu rít cùng nhau ăn bánh tráng, xoài dầm, hàn huyên đủ thứ chuyện trên trời dưới đất như ngày nào: 'Em ở nhà buồn lắm, cả ngày cứ lủi thủi hết nấu cơm rồi học online. Đi học tuy có mệt chút nhưng vui lắm. Học bài nào khó thì hỏi bạn, không hiểu đâu có bạn giảng lại cho, ở nhà thì em chẳng biết hỏi ai, trò chuyện với ai'.
Trường THPT Thạch Bàn (Long Biên, Hà Nội) vệ sinh lớp học chuẩn bị đón học sinh trở lại trường
Sĩ tử bồn chồn, lo lắng
Đi học trở lại cũng có nghĩa từ đây, việc ôn luyện thi cử sẽ phải thật nghiêm túc, nào học thêm, học phân hóa, dò đề minh họa,... Được gặp lại thầy cô, bạn bè thì cũng vui đấy, nhưng với các sĩ tử lớp 12, thì vừa vui lại vừa lo vì đồng nghĩa với việc thời gian ôn thi đang dần thu hẹp lại, ngày vượt vũ môn cũng sắp cận kề. Đã vậy, việc điều chỉnh kỳ thi và đợi thông tin xét tuyển từ các trường Đại học cũng khiến sĩ tử ăn không ngon, ngủ không yên.
Lê Thị Thúy Anh, học sinh Trường THPT Chuyên Hùng Vương (Phú Thọ), cho biết, năm nay, nữ sinh dự định sẽ thi khối D01 vào Trường ĐH Kinh tế Quốc dân và Trường ĐH Ngoại thương. Vì thế, thời gian nghỉ dịch, Anh tập trung tối đa cho việc luyện đề các môn trong khối thi của mình. Nhưng khi nhận được thông tin kỳ thì THPT có thể chỉ để xét tốt nghiệp, nữ sinh cảm thấy lo lắng.
'Cả hai ngôi trường em thi đều ở tốp đầu, do đó khả năng cao những trường này sẽ tổ chức kỳ thi riêng. Điều này đồng nghĩa với việc em có thể sẽ phải trải qua hơn 2 kỳ thi nữa mới vào được đại học'.
Sĩ tử lớp 12 với nỗi lo vượt vũ môn vì ngày thi cận kề (Ảnh: Hải Yến)
Nguyễn Mạnh Hà, học sinh lớp 12, Trường THPT Hoài Đức A (Hà Nội) luôn theo sát các thông tin để cập nhật các thay đổi xung quanh kỳ thi, nam sinh cũng tìm ngay các bài thi đánh giá năng lực của một số trường uy tín để làm thử. Kể từ tháng 6 năm ngoái, nam sinh này bắt đầu đầu tư ôn luyện để thi khối A1. Kỳ thi năm nay, Hà dự tính sẽ đăng ký 6-7 nguyện vọng xếp từ cao xuống thấp, trong đó có ĐH Quốc gia Hà Nội.
'Đi học lại cũng vui nhưng điều đó đồng nghĩa với việc thời gian không còn nhiều mà em thì vẫn phải phân chia ôn luyện cho bằng đó. Vừa ôn tốt nghiệp, vừa tìm hiểu quy chế tuyển sinh của các trường ĐH và ôn theo hướng của từng trường ấy, em nghĩ mình sẽ không 'chạy 'kịp', Hà nói.
Nữ sinh Kon Tum vô địch Olympia để "giải quyết khó khăn kinh tế" Minh Ngọc miêu tả bản thân là "người bên ngoài ấm áp, bên trong thiếu tiền". Do vậy, nữ sinh Kon Tum cố gắng vào càng sâu càng tốt ở cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia để "giải quyết khó khăn kinh tế". Nữ sinh Kon Tum vô địch Olympia để "giải quyết khó khăn kinh tế" Cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia...