Phú Thọ: Hội thi giáo viên làm Tổng phụ trách giỏi
Ngày 10/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Tỉnh đoàn thanh niên tổ chức hội thi giáo viên làm Tổng phụ trách Đội thiếu niên tiền phong HCM giỏi cấp tỉnh năm 2018.
Ông Nguyễn Minh Tường – Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Tho trao cờ lưu niệm cho các đoàn về dự Hội thi
Tham gia Hội thi có 44 giáo viên làm tổng phụ trách đội ở các trường Tiểu học, THCS đến từ 13 đơn vị huyện, thành, thị trong tỉnh. Các thí sinh sẽ trải qua 4 phần thi gồm: Thi báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, mô hình hoặc kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng về lĩnh vực công tác đội và phong trào thiếu nhi; Thi kiến thức nghiệp vụ công tác đội và phong trào thiếu nhi; Thi thực hành, kỹ năng nghiệp vụ làm công tác đội và phong trào thiếu nhi và thi năng khiếu.
Phát biểu tại Hội thi, ông Nguyễn Minh Tường – Giám đốc Sở GD&ĐT nhấn mạnh, thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị Quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN về đổi mới căn bản về GD&ĐT; với mục tiêu GD con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt những tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả…
Đại diện BTC trao giải cho các đội
Video đang HOT
Hội thi giáo viên làm tổng phụ trách Đội thiếu niên tiền phong HCM giỏi là hoạt động để tuyển chọn, công nhận và tuyên dương giáo viên làm tổng phụ trách đội tạo điều kiện để giáo viên thể hiện năng lực, trao đổi kinh nghiệm về công tác đội và phong trào thiếu nhi trong trường học; nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách đội trong toàn tỉnh.
Bên cạnh đó, Hội thi cũng là một trong những căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách đội để từ đó các trường học xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên làm tổng phụ trách đội, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đổi mới công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong giai đoạn hiện nay.
Kết thúc hội thi, Ban tổ chức đã trao 1 giải Nhất; 2 giải Nhì, 3 giải Ba cho các tập thể và 2 giải nhất, 4 giải Nhì, 6 giải Ba, 8 giải khuyến khích cho các cá nhân đạt giải…
Đặng Thị Thành
Theo giaoducthoidai.vn
Khởi đầu lộ trình nâng cao chất lượng đào tạo sư phạm
Ông Nguyễn Minh Tường - Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ - bày tỏ sự đồng thuận với quy chế tuyển sinh năm 2018, đặc biệt những quy định mới liên quan đến tuyển sinh sư phạm.
ảnh minh họa
Cần duy trì ngưỡng chất lượng đầu vào với ngành sư phạm
Năm 2018, Bộ GD&ĐT bổ sung quy định với tuyển sinh trung cấp sư phạm. Theo đó, với trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên. Riêng các ngành sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục Thể chất (cao đẳng), Sư phạm Thể dục thể thao (trung cấp) xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại trung bình trở lên.
Ủng hộ điều này, ông Nguyễn Minh Tường cho rằng đây là cách khuyến khích được học sinh có năng khiếu theo học các ngành sư phạm Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể chất..., nâng cao chất lượng sinh viên hệ trung cấp sư phạm nhằm đáp ứng những yêu cầu mới, đặc biệt yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. "Nhưng lộ trình những năm tiếp theo không nên tuyển sinh trung cấp sư phạm vì chuẩn nghề nghiệp đòi hỏi giáo viên phải đạt những tiêu chuẩn nhất định mới được hành nghề" - ông Nguyễn Minh Tường đưa ý kiến.
Với quy định bỏ ngưỡng chất lượng đầu vào đại học trừ trường đào tạo sư phạm, Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ cho rằng, các ngành sư phạm cần có "điểm sàn" để đảm bảo chất lượng, vì giáo viên là nghề "trồng người", mỗi giáo viên có thể ảnh hưởng đến rất nhiều thế hệ trẻ nên cần có những chuẩn riêng.
Việc nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào theo quy chế mới không phải là giải pháp "thần kỳ" để làm xoay chuyển thực trạng hiện nay, nhưng là giải pháp cần thiết, khởi đầu cho lộ trình tiếp theo bằng các giải pháp mạnh và đồng bộ hơn.
"Tuy nhiên, về lâu dài muốn thu hút được người giỏi vào học ngành sư phạm cần có những chính sách thu hút thực sự mạnh như: Chế độ lúc đang học (miễn học phí, cấp học bổng), chế độ khi tốt nghiệp ra trường (có việc làm ngay) và chế độ khi đi dạy (lương hấp dẫn, môi trường làm việc tốt)" - ông Nguyễn Minh Tường .
Hướng tới sự công bằng, thuận lợi hơn trong tuyển sinh
Năm nay, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai khu vực kế tiếp là 0,25 điểm (năm học 2016-2017 là 0,5 điểm). Ông Nguyễn Minh Tường cho rằng, thay đổi này đảm bảo tính công bằng giữa các khu vực nhất là những ngành có tỉ lệ thí sinh dự thi cao; ngoài ra góp phần nâng cao chất lượng đầu vào. Việc giảm điểm ưu tiên khu vực cũng khẳng định chất lượng giáo dục vùng miền đã thu hẹp rất đáng kể.
Với việc bổ sung đối tượng tuyển thẳng, nhận định của ông Nguyễn Minh Tường: Thu hút để đào tạo tài năng cho đất nước là rất cần thiết và nên khuyến khích; đồng thời giúp cho các trường năng khiếu, trường nghề thu hút, khuyến khích những học sinh có năng khiếu được học ngành, nghề phù hợp. Các đối tượng tuyển thẳng được bổ sung đồng bộ với các chính sách khác mà vẫn đảm bảo tính công bằng, phù hợp với xu thế đánh giá phát huy năng lực hiện nay.
"Về chấm bài thi tự luận, điều 25 của Quy chế tuyển sinh được sửa đổi, bổ sung: "Bài thi được chấm theo thang điểm 10; điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn đến 2 chữ số thập phân". Việc này giúp tăng tính chính xác và đảm bảo công bằng hơn đối với các thí sinh. Đồng thời, giúp các trường đại học, cao đẳng thuận lợi hơn trong tuyển sinh, đặc biệt các ngành có tính cạnh tranh cao" - Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ nêu quan điểm.
"Năm 2018, Bộ GD&ĐT bổ sung yêu cầu với đề án tuyển sinh của các trường. Yêu cầu này của Bộ GD&ĐT đảm bảo tính công khai minh bạch trong công tác tuyển sinh; tạo thuận lợi cho thí sinh được tiếp cận các thông tin tuyển sinh của nhà trường.
Đặc biệt, Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường ngay trong đề án tuyển sinh phải cung cấp đầy đủ thông tin về điều kiện đảm bảo chất lượng, khảo sát, công bố tỷ lệ sinh viên chính quy hai khóa gần nhất có việc làm sau 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp theo khối ngành.
Việc minh bạch và cung cấp thông tin tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm được đào tạo đúng chuyên ngành là hết sức cần thiết, thể hiện thương hiệu, uy tín đào tạo của trường đó với xã hội".
Theo Giaoducthoidai.vn
Hà Nam có 47 giáo viên tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp THCS năm học 2017- 2018 Sáng 19/3, tại Trường THCS Thanh Sơn (huyện Kim Bảng), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nam tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp THCS tỉnh Hà Nam năm học 2017- 2018, tham dự hội thi năm nay có 47 giáo viên đến từ các trường THCS thuộc 6 đơn vị phòng giáo dục huyện, thành phố. Một tiết giảng...