Phú Thọ gắn mô hình trường học với thực tiễn của địa phương
Năm học 2017 – 2018, Sở GD&ĐT Phú Thọ tiếp tục triển khai thực hiện mô hình “ Trường học gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh” của địa phương.
Mô hình trường học gắn với vườn rau sạch tại Trường PTDTNT tỉnh Phú Thọ
Trên cơ sở đó, các cơ sở GD đã phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường, đặc biệt là sự phối hợp với hộ gia đình, các cơ sở sản xuất, làng nghề… để khảo sát tình hình và lựa chọn những mô hình tiêu biểu, phù hợp triển khai thực hiện tại đơn vị.
Các mô hình phổ biến trong tỉnh đã được triển khai thực hiện từ năm học 2016-2017 như: “Mô hình trường học gắn với vườn chè” của Trường THCS Yên Lãng (huyện Thanh Sơn), trường THCS: Long Cốc, Văn Luông (huyện Tân Sơn); mô hình trường học gắn với cây bưởi Sửu đặc sản của Trường Tiểu học Chí Đám, THCS Tiên Phong (huyện Đoan Hùng).
Các mô hình nhà trường học gắn với trang trại, nông trại, trồng và chăm sóc rau sạch, làm giá đỗ, trồng nấm, làm tinh bột nghệ; mô hình trường học gắn với nghề thủ công đan lát, làm nón lá…
Tiêu biểu là mô hình trường học gắn với vườn đào “Nhà Nít” tại Trường THCS Thanh Đình (TP. Việt Trì) được triển khai thực hiện từ đầu năm học 2017 – 2018.
Trên địa bàn xã Thanh Đình có làng nghề trồng đào “Nhà Nít” được UBND tỉnh Phú Thọ công nhận là làng nghề truyền thống, trên cơ sở khảo sát tình hình, nhà trường đã xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện mô hình trường học gắn với vườn Đào trong khuôn viên nhà trường.
Video đang HOT
Với diện tích khoảng 700 m2, nhà trường đã tiến hành đổ đất, làm luống, xây bờ rào và thực hiện quy trình trồng và chăm sóc cây đào dưới sự hỗ trợ của địa phương, làng nghề về kỹ thuật. Đến nay, 150 gốc đào phai, đào bích (trồng tháng 11/2017) đã phát triển tốt, nhà trường có kế hoạch cho từng lớp HS chăm sóc, tỉa cành theo đúng kỹ thuật.
Trong quá trình thực hiện, nhà trường tổ chức các buổi ngoại khóa, trải nghiệm học tập cho HS tại làng nghề đào “Nhà Nít” (Khu 9, xã Thanh Đình), tích hợp hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây đào trong giờ học bộ môn Sinh học, Công nghệ…
Thông qua các mô hình trường học gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh ở địa phương đã tạo ra môi trường học tập thân thiện, giúp các em hiểu giá trị của lao động, gắn những lý thuyết đã học với thực tiễn lao động, sản xuất.
Cũng như phát triển kỹ năng sống, giá trị sống, khả năng sáng tạo, hợp tác, làm việc với cộng đồng, giữ gìn và phát huy giá trị của làng nghề truyền thống, phát triển nghề của địa phương, từ đó định hướng nghề nghiệp, phân luồng HS sau tốt nghiệp THCS, THPT.
Đồng thời, thúc đẩy đổi mới hình thức, phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS…góp phần đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW.
Một số mô hình tiêu biểu của mô hình trường học gắn với thực tễn sản xuất kinh doanh của địa phương:
Các Nghệ nhân của làng nghề hướng dẫn kỹ thuật đê các em HS trồng đào
Trường học gắn với mô hình vườn đào “Nhà Nít”
Mô hình trường học gắn với vườn chè tại Trường THCS Văn Luông (huyện Tân Sơn)
Mô hình trường học gắn với vườn Chè tại Trường THCS Yên Lãng (huyện Thanh Sơn)
Mô hình trường học gắn với vườn bưởi tại Trường THCS Tiên Phong (huyện Đoan Hùng)
Theo Giaoducthoidai.vn
Hà Nam có 47 giáo viên tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp THCS năm học 2017- 2018
Sáng 19/3, tại Trường THCS Thanh Sơn (huyện Kim Bảng), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nam tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp THCS tỉnh Hà Nam năm học 2017- 2018, tham dự hội thi năm nay có 47 giáo viên đến từ các trường THCS thuộc 6 đơn vị phòng giáo dục huyện, thành phố.
Một tiết giảng môn Hoá học tại hội thi - ảnh báo Hà Nam
Những giáo viên tham dự hội thi là những giáo viên đã vượt qua phần thi kiểm tra năng lực làm việc và sáng kiến kinh nghiệm. Các giáo viên dự thi sẽ phải trải qua phần thi thực hành giảng dạy. Trong đó, ở phần thi thực hành, có 2 hoạt động giáo dục (một bài dạy do giáo viên tự chọn và một tiết dạy thực hành do Ban tổ chức xác định bằng hình thức bốc thăm).
Các môn học: Vật lý, Hóa học, Giáo dục công dân, Thể dục và Lịch sử là các môn được lựa chọn tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp THCS năm nay.
Hội thi là hoạt động chuyên môn có tính chuyên sâu, quan trọng đối với đội ngũ giáo viên THCS trong toàn tỉnh và ngày càng khẳng định vị trí đối với cấp THCS khi thu hút được đông đảo giáo viên tham gia.
Qua đó, nhằm tuyển chọn, công nhận và suy tôn giáo viên giỏi, tạo điều kiện để giáo viên và cán bộ quản lý của cấp học THCS thể hiện năng lực, được học tập, trao đổi kinh nghiệm về giảng dạy theo tinh thần đổi mới giáo dục trong trường học, khai thác, sử dụng có hiệu quả dụng cụ học tập. Đồng thời, góp phần đẩy mạnh các phong trào thi đua dạy tốt - học tốt trong trường học, tạo cơ hội cho giáo viên và cán bộ quản lý tự học và sáng tạo.
Hội thi diễn ra trong 3 ngày, từ 19-21/3/2018.
Theo Moitruong.net
Câu chuyện bé Hải An hiến giác mạc vào đề thi môn Ngữ văn Câu chuyện từng gây xúc động mạnh - cô bé Nguyễn Hải An hiến giác mạc của mình sau khi qua đời - đã được đưa vào đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn của Phú Thọ. Câu chuyện của bé Hải An đã khiến nhiều người rơi nước mắt. Cuối tháng 2.2018, câu chuyện về bé Nguyễn Hải An (7 tuổi)...