Phú Thọ: Dân trắng tay, mắc nợ vì cá lồng chết hàng loạt
Trong vòng 1 tháng trở lại đây, liên tiếp 3 lần cá lồng nuôi của bà con ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ chết hàng loạt, đó là chưa kể hàng ngày cá vẫn chết rải rác. Điều này khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh trắng tay, lâm nợ nần.
Theo khảo sát của phóng viên Dân Việt, hiện tại trên sông Đà, thuộc địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, nghề nuôi cá lồng đang tiêu điều hơn bao giờ hết. Các chủ lồng cá mặt buồn rười rượi, cá chết nổi trắng lồng không buồn vớt, nhiều lồng cá còn bị người dân bỏ bê không buồn ngó ngàng tới…
Nhìn những lồng cá chỉ còn lác đác vài con đang bơi lững lờ, như chờ chết, ông Dương Tiến Dũng, trú tại khu 5, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy ngao ngán nói: Cá bắt đầu chết hàng loạt từ ngày 7/8, khi thủy điện Hòa Bình tiến hành xả đáy. Đến ngày 11 – 15/8, cá lại tiếp tục chết, đến nay, tuy số lượng cá chết giảm dần, nhưng có những lồng cũng bị thiệt hại tới 10%.
Nhiều gia đình ở huyện Thanh Thủy rơi vào cảnh trắng tay, mắc nợ vì cá lồng liên tiếp chết hàng loạt.
“Mấy tấn cá chuẩn bị đến ngày xuất bán, bỗng nhiên lăn ra chết hết khiến gia đình tôi rơi vào cảnh trắng tay, bỗng dưng mắc nợ, không biết bao giờ có thể hồi phục lại nghề nuôi cá lồng nữa”, ông Dũng buồn rầu.
Theo những người nuôi cá nơi đây, ban đầu cá trong lồng có hiện tượng bị phồng da, nổ lỗ chỗ, có nhiều nốt màu hồng, sau đó ngáp nổi và chết. Cá rô phi giống thì mắt lồi, nổ mắt và chết.
Dọc theo tuyến sông Đà từ xã Xuân Lộc lên đến Phượng Mao, huyện Thanh Thủy hiện có 321 lồng cá, người dân nuôi thả chủ yếu là các loại cá lăng, diêu hồng, rô phi, trắm.
Video đang HOT
Ông Thiều Minh Thế, Chủ nhiệm Hợp tác xã cá lồng Thanh Thủy cho biết, hợp tác xã hiện có hơn 340 lồng cá của 30 hộ dân, trong đó riêng xã Xuân Lộc có gần 150 lồng. Từ ngày 11/8 đến nay, cá lồng chết hàng loạt khiến người nuôi bị thiệt hại nặng nề, nhiều nhà lâm cảnh trắng tay, nợ nần khi tỷ lệ cá chết trong lồng lên tới 80%.
Ông Bùi Ngọc Thanh, ở khu 5, xã Xuân Lộc chia sẻ, gia đình vay mượn làm được 7 lồng, sau hai đợt xả lũ, cơ bản cá đã hết sạch, hiện có 3 lồng đã kéo lưới bọc lồng lên treo.
“Giờ cả gốc, lãi ngân hàng, tiền cám hàng trăm triệu chưa biết lấy nguồn đâu mà trả. Lồng cá đầu tư cả trăm triệu đồng giờ cũng bỏ không biết làm gì. Nếu thủy điện cứ liên tục xả cửa đáy như 1-2 năm trở lại đây thì hàng trăm hộ nuôi cá lồng phải bỏ cuộc, ôm theo gánh nặng nợ nần…”, ông Thanh cho biết.
Thẹo Damviet
Phú Thọ: Cá lồng phơi trắng bụng, nghi do thủy điện Hòa Bình xả lũ?
Rất nhiều lồng cá trên sông Đà của các hộ dân ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ tự nhiên chết trắng sau khi hồ thủy điện Hòa Bình xả lũ cửa số 2.
Từ khoảng 15 giờ ngày 10.7, sau khi hồ thủy điện Hòa Bình xả lũ cửa số 2, nhiều lồng cá của các hộ nuôi cá lồng trên sông Đà, thuộc địa bàn xã Tinh Nhuệ (huyện Thanh Sơn) đến xã Xuân Lộc (huyện Thanh Thủy) đã xuất hiện hiện tượng cá chết hàng loạt.
Cá bắt đầu chết từ chiều 10.7 đến ngày 12.7 vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Ảnh Thu Hường
Theo ghi nhận của PV, sáng 12.7 tại xã Xuân Lộc, hầu như tất cả các lồng đều có hiện tượng cá chết, bốc mùi nồng nặc. Hàng tấn cá lăng, ngạnh, trắm... trọng lượng từ 1-3kg chết nổi trắng bụng khiến người dân mất ăn mất ngủ, đứng ngồi không yên.
Trò chuyện với PV, anh Bùi Ngọc Thanh (khu 5, xã Xuân Lộc) cho biết: "Các lồng cá nhà tôi bắt đầu có hiện tượng chết rải rác từ chiều ngày 10.7, đến chiều 11.7 số lượng cá chết lên đến hơn 4.000 con, chủ yếu là cá lăng, mỗi con có trọng lượng trung bình từ 1-1,5kg, trắm đen có trọng lượng từ 2-3kg cũng bắt đầu chết chìm dưới lồng, thiệt hại không biết bao nhiêu mà kể".
Không chỉ gia đình anh Thanh, hầu hết các hộ nuôi cá lồng trên sông Đà đều gặp phải tình trạng cá chết hàng loạt.
Cá chết chủ yếu là cá lăng, trắm đen 2-3kg. Ảnh Thu Hường
Gia đình anh Dương Tiến Dũng, khu 5 xã Xuân Lộc có 17 lồng nuôi cá lăng, rô phi, diêu hồng... đến chiều 11.7 xuất hiện tình trạng cá chết rải rác; trung bình mỗi lồng chết vài chục con và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Tương tự, tại các xã như Bảo Yên, Thạch Đồng, Đoan Hạ (Thanh Thủy)... Tinh Nhuệ (Thanh Sơn)... các loại cá trắm đen, chiên và ngạnh nuôi lồng cũng bị chết nhiều, người dân phải vớt lên và bán chạy với giá rẻ.
Trao đổi với PV, ông Thiều Minh Thế - Chủ nhiệm HTX cá lồng Thanh Thủy cho biết: HTX hiện có hơn 340 lồng cá của 30 hộ dân, trong đó riêng xã Xuân Lộc có gần 150 lồng. Tình trạng cá chết bắt đầu xuất hiện từ chiều ngày 10.7.
Ban đầu cá trong lồng ngoi ngóp lên mặt nước, chết lác đác, sau đó số lượng cá chết cứ tăng dần. Đến sáng ngày 11.7, nhiều hộ tỉnh dậy đã không thể tin vào mắt mình khi hàng tấn cá đang khỏe mạnh, chuẩn bị cho thu hoạch bỗng dưng chết nổi trắng bụng, nhiều hộ số cá chết lên đến 50%.
Đến ngày 12.7, ước tính thiệt hại khoảng 2,6 tỷ đồng. Ảnh Thu Hường
Tính đến chiều ngày 12.7 số lồng cá bị thiệt hại là 76 lồng, trong đó: Số lồng bị thiệt hại với mức độ dưới 30% là 51 lồng (tại xã Xuân Lộc: 50 lồng, Yến Mao: 1 lồng); Số lồng bị thiệt hại với mức độ 30-70% là 25 lồng (tại xã Xuân Lộc: 22 lồng, Bảo Yên: 3 lồng), tổng số cá chết 13,6 tấn, ước tính thiệt hại hơn 2,6 tỷ đồng.
Được biết, huyện Thanh Thủy hiện có 341 lồng nuôi cá đang hoạt động, trong đó có 20 lồng nuôi tại bãi nổi Xuân Lộc và 321 lồng nuôi dọc sông Đà.
Trước đó, tháng 7.2017 hiện tượng cá lồng chết hàng loạt trên sông Đà sau khi thủy điện Hòa Bình xả đáy đã khiến người dân điêu đứng, thiệt hại lên đến hàng chục tỷ đồng.
Theo Danviet
Sự việc người dân nhiễm HIV tại Tân Sơn, Phú Thọ: Cần hiểu đúng, hiểu rõ về HIV Nhiều người dân tại xã nghèo Kim Thượng, huyện Tân Sơn (Phú Thọ) bỗng dưng phát hiện bị nhiễm HIV mà không biết nguyên nhân từ đâu khiến cho nhiều người vô cùng hoang mang, lo lắng về sự lây lan của căn bệnh này. Tuy nhiên, chuyên gia y tế cho rằng nếu người dân biết được bệnh của bản thân và...