Phú Thọ công bố phương án tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2020-2021
Theo hướng dẫn của sở GD&ĐT Phú Thọ, việc tuyển sinh vào lớp 6 trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp THCS thực hiện phương thức xét tuyển.
Ảnh minh họa/internet
Trường hợp cơ sở giáo dục có số học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 6 nhiều hơn chỉ tiêu được giao có thể tuyển sinh theo phương án: Kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh.
Đối với các trường thực hiện phương thức xét tuyển: Phòng GD&ĐT hướng dẫn các trường THCS thực hiện thống nhất trên địa bàn huyện (thị, thành).
Đối với các trường thực hiện phương thức kết hợp xét tuyển với kiểm tra đánh giá năng lực học sinh: Môn kiểm tra đánh giá năng lực là Toán, Tiếng Việt; thời gian làm bài kiểm tra đánh giá năng lực: 60 phút.
Bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập có phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh cấp học Tiểu học (chủ yếu ở lớp 4, lớp 5); nội dung các câu hỏi, bài tập được điều chỉnh theo Công văn 1125/BGDĐT-GDTH ngày 31/3/2020 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ 2 năm học 2019-2020.
Điểm xét tuyển là tổng của các điểm sau:
Thứ nhất: Trung bình cộng của điểm kiểm tra định kỳ cuối năm học lớp 4 môn Toán; Điểm kiểm tra định kỳ cuối năm học lớp 4 môn Tiếng Việt; Điểm kiểm tra định kỳ cuối năm học lớp 4 môn Tiếng Anh (nếu có); Điểm kiểm tra định kỳ cuối năm học lớp 5 môn Toán; Điểm kiểm tra định kỳ cuối năm học lớp 5 môn Tiếng Việt; Điểm kiểm tra định kỳ cuối năm học lớp 5 môn Tiếng Anh (nếu có);
Điểm kiểm tra đánh giá năng lực môn Toán;
Video đang HOT
Điểm kiểm tra đánh giá năng lực môn Tiếng Việt.
Thực hiện xét tuyển từ điểm cao đến điểm thấp cho đủ chỉ tiêu được giao. Trường hợp xét đến chỉ tiêu cuối cùng mà có nhiều học sinh bằng điểm xét tuyển thì tuyển theo thứ tự ưu tiên sau: tổng điểm kiểm tra đánh giá năng lực môn Toán, Tiếng Việt cao hơn; Tổng điểm kiểm tra định kỳ cuối năm học lớp 5 môn Toán, Tiếng Việt cao hơn; Tổng điểm kiểm tra định kỳ cuối năm học lớp 4 môn Toán, Tiếng Việt cao hơn.
Thời gian tuyển sinh: Từ ngày 22/7/2020 đến ngày 15/8/2020. Các trường thực hiện phương thức kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh (nếu có) thực hiện tuyển sinh trước; các trường thực hiện phương thức xét tuyển thực hiện tuyển sinh sau.
Học sinh không trúng tuyển vào trường thực hiện phương thức kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực được đăng ký dự tuyển vào một trường THCS trên địa bàn thực hiện phương thức tuyển sinh xét tuyển.
Với các trường phổ thông dân tộc nội trú )PTDTNT) THCS, việc tuyển sinh được thực hiện theo Quy chế 01 của Bộ GD&ĐT. Phương thức tuyển sinh là xét tuyển.
Đối tượng tuyển sinh là học sinh đã hoàn thành chương trình tiểu học, trong độ tuổi quy định và thuộc diện sau: Là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú và định cư từ 3 năm trở lên (tính đến ngày tuyển sinh) ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn của các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng, các xã Phượng Mao, Yến Mao huyện Thanh Thủy.
Ngoài những đối tượng trên, trường PTDTNT huyện được phép tuyển sinh không quá 5% trong tổng số học sinh được tuyển là con em dân tộc Kinh có hộ khẩu thường trú và định cư từ 3 năm trở lên (tính đến ngày tuyển sinh) ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Trong trường hợp các trường PTDTNT đã tuyển hết đối tượng tuyển sinh nói trên mà không đủ chỉ tiêu được giao thì được phép tuyển sinh bổ sung đối tượng: Thanh thiếu niên là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú 3 năm trở lên (tính đến ngày tuyển sinh) tại địa bàn tuyển sinh của trường, theo hướng dẫn tuyển sinh của Sở GD&ĐT.
Trường PTDTNT THCS mang tên huyện nào thì tuyển sinh học sinh ở huyện đó. Riêng Trường PTDTNT THCS Thanh Sơn có địa bàn tuyển sinh là huyện Thanh Sơn và các xã Phượng Mao, Yến Mao của huyện Thanh Thủy.
Học sinh không trúng tuyển vào trường PTDTNT THCS, được đăng ký dự tuyển vào một trường THCS của huyện đó.
Xuất hiện 'lớp học 24+' ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông
Để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, ngoài mô hình lớp học truyền thống thì các trường còn căn cứ vào điểm thi thử để "phân luồng" học sinh nhằm mục đích ôn tập phù hợp hơn.
Học sinh cho biết khá căng thẳng vì phải tận dụng mọi thời gian để học ôn thi tốt nghiệp THPT sau đợt nghỉ dịch - ẢNH NGỌC THẮNG
Phân luồng theo năng lực
Học sinh Lê Thị Hoài, lớp 12A9 Trường THPT Thanh Thủy (Phú Thọ) là một trong những học sinh học tốt, nên được xếp vào lớp học 24 cộng do nhà trường tổ chức để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.
Giải thích về mô hình lớp học này, ông Trần Huy, Hiệu trưởng Trường THPT Thanh Thủy, cho biết sau kỳ thi thử do Sở GD-ĐT Phú Thọ tổ chức hồi tháng 5, nhà trường chọn ra những em được 24 điểm trở lên để mở lớp ôn thi nâng cao ở tất cả các khối với hy vọng các em có thể tăng điểm số lên trong kỳ thi thật.
Theo ông Huy, từ sau khi nghỉ phòng chống dịch Covid-19, nhà trường cho học sinh lớp 12 ôn thi tăng cường và yêu cầu giáo viên dạy một cách phù hợp với từng học sinh đã phân luồng để các em đạt được kết quả thi tốt nhất.
Không chỉ chú trọng học sinh khá giỏi, nhà trường còn quan tâm đặc biệt đối với học sinh trung bình và yếu, giáo viên quan tâm các em hơn trong các giờ học chính khóa và giao bài phù hợp để các em nắm được kiến thức cơ bản.
Ông Huy cho biết thêm, vào các ngày 23 - 24.6 tới, Sở GD-ĐT Phú Thọ sẽ tổ chức thi thử lần 2. Nhà trường sẽ dựa vào kết quả của lần thi thử tới để tiếp tục có những phương án điều chỉnh phù hợp trong việc dạy ôn thi cho học sinh lớp 12.
Lịch học kín mít
Năm nay, do học sinh cả nước phải nghỉ học tới 3 tháng để phòng chống dịch Covid, khi được trở lại trường hầu hết thầy trò đều cố gắng tận dụng tối đa thời gian để chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng này.
Học sinh Vũ Thị Hoài Nhi, lớp 12 chuyên Hóa Trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa), chia sẻ về lịch học kín mít của mình: em thường dậy vào 4 giờ 30 hoặc 5 giờ sáng để học bài rồi đến trường học ca sáng và chiều. Sau khi tan học chiều ở trường, em đi học thêm ca chiều muộn bên ngoài. Buổi tối, Nhi tự học và thường xuyên học đến 12 giờ khuya - 1 giờ sáng.
Nhi cho biết, em thường xuyên ôn theo chuyên đề, tập trung vào các môn dự kiến sẽ xét tuyển đại học. Ngoài ra, Nhi còn chia sẻ "bí quyết" ôn tập hiệu quả khác là tích cực trao đổi với bạn bè về các dạng đề thi, cách làm thế nào thì hiệu quả. "Em thấy cách này giúp nhớ bài và tiến bộ nhanh hơn. Thông qua việc luyện đề cùng các bạn, các bạn giúp em chỉ ra những lỗi sai, hướng dẫn em cách làm và từ đó em nhớ lâu hơn ", Nhi nói.
Trần Thị Lệ, lớp 12 B4 Trường THPT Gia Viễn A (Ninh Bình) cho biết, thời gian nghỉ phòng chống dịch dài nên em chưa ôn tập kỹ được những môn sẽ thi. Vừa mới trải qua kỳ thi thử do Sở GD-ĐT tổ chức và có kết quả thấp nên Lệ cảm thấy rất lo lắng và áp lực.
Từ khi biết kết quả thi thử của mình không cao, em đã phải nâng cao cường độ học. "Ngoài đi học ca sáng và chiều ở trường, buổi tối em đi học thêm. Sau đó về nhà và tiếp tục học đến 12 giờ. 4 giờ sáng hôm sau lại dậy để ôn lại bài cũ. Nói chung là rất căng thẳng", Lệ nói.
Nên dành thời gian tự học
TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), cho biết hiện nay học sinh đã kết thúc học kỳ 2, các em chỉ tập trung học và ôn tập những môn theo khối thi của mình. Ngoài 6 buổi học sáng, trường chỉ tổ chức thêm 3 buổi học chiều.
Ông Tùng Lâm cho hay: "Trường không tổ chức học hết các buổi chiều vì quan điểm của trường là cho các học sinh có thêm thời gian tự học và ôn tập. Đối với việc ôn thi cho học sinh, trường không quy định cụ thể mà để các giáo viên tự dựa vào kinh nghiệm và tình hình của học sinh để đưa ra phương án ôn luyện hiệu quả".
Ông Nguyễn Việt Xô, giáo viên dạy môn Anh văn có nhiều kinh nghiệm ở Trường THPT Sầm Sơn (Thanh Hóa), chia sẻ: "Khi tổ chức ôn luyện cho học sinh, tôi chia lớp thành 3 nhóm, nhóm giỏi, nhóm trung bình khá và nhóm yếu. Tôi có thiết kế các dạng bài phù hợp với từng nhóm để các em ôn tập tốt hơn. Đồng thời, tôi thường xuyên cho học sinh luyện đề tổng hợp, làm đề thi thử để các em dần quen với các dạng bài cũng như tâm lý khi đi thi".
Tương tự, ông Bùi Ngọc Anh, giáo viên dạy văn tại Trường THPT Thanh Thủy (Phú Thọ), chia sẻ để đạt điểm cao môn văn, ngoài kiến thức cơ bản học sinh cần có sự sáng tạo trong cách viết. Ngoài việc đọc các bài văn mẫu để học hỏi cách viết, học sinh nên tự luyện viết nhiều và viết theo cảm nhận, sáng tạo của riêng mình, như vậy dần dần sẽ tạo được dấu ấn riêng và phong cách viết văn để có thể gây dấu ấn cho người chấm.
Phú Thọ công bố phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Theo hướng dẫn của sở GD&ĐT Phú Thọ, tuyển sinh vào lớp 10 Trường THPT chuyên Hùng Vương sẽ theo 2 vòng: sơ tuyển và thi tuyển. Ảnh minh họa/internet Vòng 1: Tổ chức sơ tuyển đối với những học sinh có hồ sơ dự tuyển hợp lệ và đủ điều kiện dự tuyển theo quy định. Tính điểm vong sơ tuyên gồm...