Phú Tài ước lãi quý 3 giảm 10% sau vụ cháy lớn
HĐQT CTCP Phú Tài (PTB) vừa công bố Nghị quyết về kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm và kế hoạch kinh doanh quý còn lại năm nay.
Theo đó, trong 9 tháng, Phú Tài ước tính doanh thu tăng 3% so cùng kỳ ở mức 4.021 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ. Trong đó, mảng gỗ đem về tới hơn nửa doanh thu ở mức 2.133 tỷ đồng, tăng 50%, tiếp sau đó là mảng đá đạt 1.098 tỷ đồng, tăng 7%. Trái lại, doanh thu mảng ô tô lại giảm tới 47% còn 755 tỷ đồng.
Tuy doanh thu tăng nhưng PTB báo lợi nhuận trước thuế 9 tháng giảm 17% về mức 316 tỷ đồng. Lợi nhuận ngành gỗ chiếm 152 tỷ đồng, tăng 73%; trong khi đó lợi nhuận ngành đá giảm 33% ghi nhận 170 tỷ đồng, ngược lại PTB ghi lỗ ở ngành ô tô hơn 7 tỷ đồng.
Như vậy nếu tính riêng quý 3, Phú Tài ghi nhận khoảng 1.456 tỷ đồng doanh thu, tăng 11% nhưng lãi trước thuế lại giảm gần 10% còn 131 tỷ đồng.
Năm 2020, Công ty đặt mục tiêu 5.160 tỷ đồng doanh thu và 460 tỷ đồng lãi trước thuế. Như vậy, sau 9 tháng, Phú Tài đã thực hiện được 78% kế hoạch doanh thu và 69% lợi nhuận cả năm.
Về kế hoạch quý tới, Phú Tài dự kiến đạt gần 1.560 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, 144 tỷ đồng lợi nhuận. Dự kiến cả năm 2020, doanh thu có thể vượt 8% kế hoạch và hoàn thành được kế hoạch lợi nhuận đề ra.
Kết quả kinh doanh trong quý 3 ước tính khá khả quan cho dù Công ty vừa trải qua trận cháy lớn trong tháng 9. Vào lúc 21h15 ngày 4/9 tại nhà máy Phước Thành xí nghiệp Thắng Lợi đã xảy ra vụ hỏa hoạn tại kho thành phẩm, vật tư, bao bì đóng gói của nhà máy. Đến 4h sáng ngày 5/9, sự cố đã được khống chế.
Nhà máy Phước Thành, Xí nghiệp Thắng Lợi thuộc sở hữu của PTB. Nhà máy có diện tích đất 131.176 m2, diện tích xưởng 85.853 m2, quy mô sản xuất 1.200 tỷ đồng/năm.
Công ty cho biết không có thiệt hại về người, tuy nhiên toàn bộ hàng hóa, nhà xưởng rộng 6.000 m2 bị thiêu rụi. Ngoài ra, các hệ thống nhà xưởng, dây chuyền sản xuất khác trong nhà máy vẫn đảm bảo an toàn và tiếp tục hoạt động sản xuất bình thường từ ngày 6/9.
Video đang HOT
Ricons dự kiến đổi tên, hạn chế quyền đề cử của cổ đông sở hữu dưới 10% cổ phần
Ricons muốn đổi tên thành CTCP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Ricons, viết tắt Ricons Group.
Dự thảo điều lệ mới hạn chế quyền đề cử ứng viên HĐQT, ban kiểm soát của cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu dưới 10% cổ phần.
Quy định về người đại diện pháp luật, điều kiện tổ chức ĐHĐCĐ bất thường... cũng được nêu ra.
Tên gọi mới, hình ảnh mới
Ngày 10/10, CTCP Đầu tư Xây dựng Ricons sẽ tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường về việc thay đổi tên công ty và ban hành điều lệ mới, quy chế quản trị mới.
HĐQT trình cổ đông tên mới là CTCP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Ricons, viết tắt Ricons Group. Để đi đến quyết định đổi tên mang yếu tố "tập đoàn" này, Ricons Group đã dần phát triển hệ sinh thái của mình với nhiều lĩnh vực khác nhau, thay vì chỉ gói gọn trong lĩnh vực xây dựng. Từ đầu năm đến nay, hệ sinh thái Ricons Group đã bắt đầu hoàn thiện với các thương hiệu Ricons, Riland, Rihomes, Risa, Rilex, Ricommerce, Quihub.
Hệ sinh thái Ricons Group. Nguồn: BCTN 2019 Ricons
Riland do Ricons nắm 98% vốn chủ sở hữu, hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và phát triển bất động sản. Trực thuộc Riland là 4 thương hiệu Rilex, RiSA, Ricommerce và Rihomes. Trong đó, Rilex là dịch vụ cho thuê không gian làm việc; RiSA là khối quản lý bất động sản; Ricommerce phát triển khối thương mại từ năm 2018 và Rihomes là sàn giao dịch bất động sản.
Quihub do Ricons góp 97% vốn thành lập từ quý IV/2019, chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê kho mặt bằng nhà xưởng và thuê đất đầu tư các khu công nghiệp. Không có nhiều thông tin về mảng kinh doanh mới - Fritech, tuy nhiên Ricons Group có ra mắt sản phẩm đầu tiên trên thị trường là máy nước nóng FRISCH.
Ricons Group cũng chuyển trụ sở mới về tòa nhà Saigon Pavillon, số 53 - 55 Bà Huyện Thanh Quan, Phường 6, Quận 3, TP HCM. Trước đó, công ty có địa chỉ văn phòng tại tòa nhà Coteccons Office Tower, số 236/6 Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TP HCM.
Nhận diện thương hiệu của Ricons cũng được thay đổi, thay vì có dòng chữ "Coteccons Group" đã chuyển thành "since 2004". Con số 2004 chính là thời điểm thành lập Ricons, đến nay đã được 16 năm.
Dự thảo điều lệ mới với nhiều khác biệt về quyền cổ đông
Ricons từng có 5 lần sửa đổi điều lệ từ khi thành lập. Đây là lần thứ 6, HĐQT trình cổ đông phương án sửa đổi điều lệ mới.
Dự thảo điều lệ mới có đề cập tới quyền đề cử ứng viên HĐQT, ban kiểm soát của cổ đông hoặc nhóm cổ đông. Số lượng thành viên HĐQT trong dự thảo điều lệ giới hạn là 5 người, trong khi điều lệ hiện hành từ 5 đến 11 người. Số lượng thành viên Ban kiểm soát vẫn giữ nguyên là 3 người.
Theo dự thảo này, cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm giữ từ 10% đến 20% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử một ứng viên. Ở điều lệ hiện hành, tỷ lệ này từ 5% đến 10%.
Số lượng ứng viên HĐQT được đề cử (người)
Tỷ lệ nắm giữ ở điều lệ hiện hành
Tỷ lệ nắm giữ ở dự thảo điều lệ
1 Từ 5% đến 10% Từ 10% đến dưới 20% Tối đa 2 10% đến dưới 30% 20% đến dưới 30% Tối đa 3 30% đến dưới 40% 30% đến dưới 40% Tối đa 4 40% đến dưới 50% 40% đến dưới 50% Tối đa 5 50% đến dưới 60% 50% đến dưới 60% Tối đa 6 60% đến dưới 70% 60% đến dưới 70% Tối đa 7 70% đến dưới 80% 70% đến dưới 80% Tối đa 8 80% đến dưới 90% 80% đến dưới 90%
Dự thảo mới không đề cập tới điều kiện về thời gian nắm giữ cổ phiếu trong việc đề cử ứng viên HĐQT. Điều kiện hiện tại đang áp dụng là cổ đông, nhóm cổ đông nắm giữ liên tục 6 tháng được quyền gộp số phiếu để đề cử.
Số lượng ứng viên Ban kiểm soát được đề cử (người)
Tỷ lệ nắm giữ ở điều lệ hiện hành
Tỷ lệ nắm giữ ở dự thảo điều lệ
1 Từ 5% đến 10% Từ 10% đến dưới 20% Tối đa 2 10% đến dưới 30% 20% đến dưới 30% Tối đa 3 30% đến dưới 40% 30% đến dưới 40% Tối đa 4 40% đến dưới 50% 40% đến dưới 50% Tối đa 5 50% đến dưới 60% 50% đến dưới 60% Tối đa 6 60% đến dưới 70% Tối đa 7 70% đến dưới 80% Tối đa 8 80% đến dưới 90%
Quy tắc bầu dồn phiếu cho thành viên HĐQT và ban kiểm soát cũng bị bãi bỏ trong dự thảo điều lệ mới, thay bằng phương thức bầu trực tiếp. Thành viên HĐQT chỉ được trúng cử khi có từ 65% tổng số phiếu bầu từ cổ đông bầu trực tiếp hoặc thông qua đại diện ủy quyền có mặt tại cuộc họp ĐHĐCĐ; hoặc trên 51% trong trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản.
Quy định bầu dồn phiếu cho phép những nhóm cổ đông sở hữu tỷ lệ ít cổ phần có thể gom toàn bộ phiếu bầu cho 1 ứng viên để có đại diện trong HĐQT.
Người đại diện theo pháp luật được đề xuất từ một đến 2 người, trong khi hiện hành là một người (chủ tịch HĐQT). Hai người đại diện pháp luật trong dự thảo có thể là Chủ tịch HĐQT, nếu tăng thêm sẽ là tổng giám đốc hoặc do HĐQT quyết định tại thời điểm thích hợp.
Dự thảo điều lệ mới cũng đề cập cụ thể hơn tới việc có thể thành lập các tiểu ban trực thuộc HĐQT để phục trách các chính sách phát triển, nhân sự, lương thưởng, kiểm toán nội bộ. Số lượng thành viên do HĐQT quyết định nhưng nên có ít nhất 3 người, bao gồm thành viên của HĐQT và thành viên bên ngoài. Các thành viên của HĐQT độc lập không điều hành nên chiếm đa số trong tiểu ban và một trong số đó được bầu làm Trưởng tiểu ban.
Một điểm mới nổi bật khác ở dự thảo là quy định về việc triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường. Theo đó, HĐQT phải triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường trong 60 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu hoặc số thành viên HĐQT, thành viên HĐQT độc lập và kiểm soát viên ít hơn quy định... Trường hợp HĐQT không triệu tập họp bất thường thì trong 30 ngày tiếp theo, ban kiểm soát phải thay HĐQT tổ chức họp. Trường hợp ban kiểm soát không họp thì 30 ngày tiếp theo, cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền thay thế HĐQT, ban kiểm soát triệu tập cuộc họp.
Đến ngày 30/6, Coteccons (HoSE: CTD) là cổ đông lớn của Ricons với tỷ lệ sở hữu 14,3%. Trong một báo cáo thay đổi về vốn vào tháng 10/2019, Ricons cũng có nhóm cổ đông nước ngoài nắm giữ 16,96% vốn điều lệ. Một cổ đông ngoại lộ diện trong kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên 2020 của Ricons là Dragon Capital đã yêu cầu doanh nghiệp phải niêm yết trong năm 2021 theo như cam kết. Dưới sức ép từ cổ đông này, ban lãnh đạo Ricons đã đồng ý chốt thời hạn niêm yết vào tháng 2/2021.
Doanh nghiệp chật vật tìm quỹ đất khu công nghiệp làm dự án Nhiều doanh nghiệp phía Nam cho biết, đang có nhu cầu thuê đất tại các khu công nghiệp để làm nhà xưởng sản xuất, thế nhưng rất khó tìm quỹ đất vì giá thuê tại các khu công nghiệp đang tăng. Chật vật tìm quỹ đất Ông Ngô Xuân Thái, Tổng giám đốc CTCP Giấy XT tại quận 9 TP.HCM cho biết, doanh...