Phú Quốc thay đổi chóng mặt
Từ một huyện đảo không mấy rầm rộ về phát triển du lịch khoảng 5-10 năm trước, Phú Quốc (Kiên Giang) đã chuyển mình và trở thành điểm đến hàng đầu hiện nay.
Không phải Đà Nẵng hay Nha Trang ( Khánh Hòa), Phú Quốc chính là nơi tạo nên cơn “sốt vé máy bay” trong dịp nghỉ lễ lớn 30/4-1/5. Có những thời điểm, giá vé máy bay từ Hà Nội đến Phú Quốc tới gần 8 triệu đồng/người/khứ hồi. Các hãng hàng không cũng phải bổ sung thêm chuyến bay để đáp ứng nhu cầu lớn của người dân.
Sức hút của Phú Quốc lúc này là điều không cần bàn cãi. Tuy nhiên, sự bùng nổ này liệu có phải chỉ là nhất thời? Và trong tương lai, Phú Quốc có thể vượt mặt những trung tâm du lịch lớn như Đà Nẵng, Nha Trang không vẫn còn là câu hỏi.
Phú Quốc hưởng lợi
Khoảng 10 năm trước, Đà Nẵng đang “thống trị” thị trường du lịch. Phú Quốc khi ấy vẫn còn là huyện đảo hoang sơ, ít tiếng tăm. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2015-2016, Phú Quốc đã bắt đầu bước vào giai đoạn chuyển mình.
Có hai yếu tố quan trọng cần nhắc đến là sân bay Phú Quốc mới đi vào hoạt động tại xã Dương Tơ năm 2012. Tới năm 2018, việc mở rộng nhà ga với số tiền đầu tư 1.000 tỷ đồng cũng hoàn thành, tăng công suất từ 2,65 triệu hành khách/năm lên 4 triệu hành khách/năm.
Ngoài ra, sự xuất hiện của những “ông lớn” cũng báo hiệu về việc Phú Quốc sẽ chuyển mình mạnh mẽ.
“Trước kia, truyền thông về Phú Quốc chưa mạnh như bây giờ. Việc những tập đoàn lớn trong lĩnh vực du lịch xuất hiện đã thay đổi nhiều thứ. Sự có mặt của họ đồng nghĩa với hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ”, ông Nguyễn Vũ Khắc Huy, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Kiên Giang, nhận xét.
Phú Quốc trở thành “ngôi sao sáng” sau dịch khi nhu cầu của khách Việt thay đổi. Ảnh: Box Travel.
Mặt khác, đại dịch cũng được xem là yếu tố giúp Phú Quốc hưởng lợi. Từ cuối năm 2019, du lịch Việt chững lại. Năm 2021, du lịch Việt còn “thảm” hơn khi mất tới 6 tháng vì những lệnh phong tỏa liên quan đến dịch Covid-19. Phải tới cuối năm 2021, du lịch mới bắt đầu trở lại. Và cũng từ thời gian này, Phú Quốc vụt lên trở thành điểm nóng nhất của du lịch phía nam.
Chia sẻ với Zing, ông Vũ Tiến Văn, Tổng giám đốc Adavigo, nhấn mạnh đại dịch đã tạo cho Phú Quốc khoảng thời gian để hoàn thiện những thứ còn dang dở. Mặt khác, sau khi bị “chôn chân” tại nhà quá lâu, du khách muốn tìm kiếm những điểm đến mới. Không phải những nơi truyền thống như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc mới là lựa chọn hàng đầu.
“Đảo ngọc” hội tụ đủ yếu tố du khách cần: có sân bay, nhiều khu vui chơi giải trí, hệ thống khách sạn đa dạng từ bình dân đến cao cấp, bãi biển đẹp… Và quan trọng là Phú Quốc vẫn mới.
Video đang HOT
Ông Văn chia sẻ: “Có thể thấy, người Việt bắt trend rất nhanh. Sau dịch, nhiều người bắt đầu chọn đi Phú Quốc. Họ đánh giá tốt về Phú Quốc và kéo theo nhiều người khác cũng muốn trải nghiệm nơi đây”.
Sức hút của các ông lớn
Phú Quốc có nhiều lợi thế về vùng biển đẹp, khí hậu tốt gần như quanh năm. Tuy nhiên, những lợi thế đó không đủ để biến Phú Quốc trở thành điểm đến hàng đầu khu vực phía nam như hiện nay nếu thiếu sự xuất hiện từ các ông lớn.
Theo đại diện Adavigo, Phú Quốc là hòn đảo biệt lập, 4 mặt bao bọc bởi biển. Điều này tạo lợi thế lớn để phát triển các khu nghỉ dưỡng ở cả Bắc đảo lẫn Nam đảo. Dễ thấy, ở cả hai khu vực này, những tên tuổi về dịch vụ lưu trú đều xuất hiện như InterContinental, Accors, Marriott… Đó là chưa kể đến các “ông lớn” khác của Việt Nam.
“Công lao của họ trong việc thay đổi bộ mặt Phú Quốc không hề nhỏ”, chủ một doanh nghiệp lữ hành ở Phú Quốc nói với Zing.
Điểm du lịch không chỉ cần có lợi thế tự nhiên. Đó là một yếu tố chứ chưa đủ. Nhiều người làm du lịch nhận xét để thu hút du khách, các dịch vụ giải trí cần được đổi mới liên tục. Và Phú Quốc đang làm tốt điều đó hơn bất kỳ điểm đến nào.
Cầu Hôn – công trình gây chú ý tại Nam đảo Phú Quốc sẽ ra mắt cuối năm. Ảnh: Sun Group.
Trao đổi với Zing, ông Phạm Quốc Quân, Chủ tịch Sun Group vùng miền Nam, nhấn mạnh từ nay đến cuối năm, tập đoàn này sẽ cho ra mắt thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ mới hấp dẫn tại Phú Quốc.
“Dự kiến, cuối năm 2022, tại thị trấn Địa Trung Hải, chúng tôi sẽ khánh thành Cầu Hôn – cây cầu được hợp tác với các kiến trúc sư của Italy để kiến tạo nên một biểu tượng mới cho du lịch Phú Quốc, tương tự Cầu Vàng (Đà Nẵng)”, ông Quân chia sẻ.
Trong khi đó, ở Bắc đảo, Vingroup cũng cải thiện hình ảnh du lịch Phú Quốc với những tổ hợp nghỉ dưỡng, giải trí, bất động sản.
Tương lai của Phú Quốc
“Xét ngắn hạn, tôi không nghĩ có bất kỳ điểm đến nào ở Việt Nam hấp dẫn như Phú Quốc bây giờ. Thành phố này vẫn còn chặng đường phát triển rất dài và nhiều tiềm năng phía trước”, ông Văn nói.
Tuy đánh giá cao Phú Quốc, đại diện doanh nghiệp này cho biết “đảo ngọc” còn nhiều điều phải làm để chứng minh đây là điểm đến số một Việt Nam. Ví dụ, bất chấp sức hút khổng lồ, lượng khách đến Phú Quốc dịp 30/4-1/5 mới đạt 127.000 lượt (tính từ 30/4 đến 3/5). Con số này mới chỉ bằng một nửa Nha Trang hay Đà Nẵng.
Khi được hỏi về quan điểm Phú Quốc có diện tích nhỏ nên lượng khách chưa cao, ông Văn nói đó không thể là lý do. Thực tế, diện tích Phú Quốc là 574 km2, cũng xấp xỉ Singapore (khoảng 700 km2). Đó là chưa kể diện tích của Nha Trang chỉ là 251 km2. Vì vậy, diện tích không phải yếu tố quá lớn trên bàn cân so sánh này.
Phuket là điểm đến hàng đầu ở Đông Nam Á với khách du lịch quốc tế. Riêng trong năm 2019, Phuket đã đón tới 10 triệu khách quốc tế. Ảnh: Phuket Travel.
Ngoài ra, ông Văn cũng nhận xét Phú Quốc chưa tạo đủ điểm nhấn trong mắt khách quốc tế. So với Phuket, một thành phố đảo ở Thái Lan, độ phủ sóng của Phú Quốc rõ ràng chưa bằng.
“Tôi từng đến Phuket. Riêng về cảnh quan, Phuket không hơn Phú Quốc nếu không muốn nói là chẳng bằng. Tuy nhiên, chúng ta làm truyền thông chưa đủ tốt, dịch vụ để khách chơi đêm, tiêu tiền cũng chưa nhiều.
Phú Quốc cần thời gian để phát triển mạnh mẽ hơn trong mắt khách Việt lẫn khách quốc tế. Các tập đoàn lớn cần tạo thêm nhiều dịch vụ hấp dẫn để khai thác hiệu quả tiềm năng của Phú Quốc. Các công ty lữ hành cần tạo thêm nhiều sản phẩm tour hay, lạ hơn. Từ đó tạo nên một chuỗi khép kín ở Phú Quốc”, ông chia sẻ.
Hiện nay, khách quốc tế đến Việt Nam chưa nhiều. Nhưng tới năm sau, theo kỳ vọng của đa số doanh nghiệp, du lịch inbound ở Việt Nam sẽ quay trở lại mạnh mẽ. Đến lúc đó, Phú Quốc có thể được khách quốc tế quan tâm nhiều hơn.
Phía Hiệp hội Du lịch tỉnh Kiên Giang đánh giá: “Việc được chọn làm thí điểm đón khách quốc tế khi Việt Nam mở cửa đem đến nhiều lợi thế cho Phú Quốc. Cái tên Phú Quốc được truyền thông trong nước lẫn quốc tế nhắc tới nhiều. Tôi có niềm tin Phú Quốc sẽ trở thành điểm đến số một ở Việt Nam trong tương lai”.
Thắng cảnh cổng Tò Vò nghìn năm tuổi ở Lý Sơn trước nguy cơ đổ sập
Thắng cảnh nham thạch cổng Tò Vò ở huyện đảo Lý Sơn có niên đại khoảng 3.000-4.000 năm tuổi, là điểm đến của hàng triệu du khách.
Cổng đá này đang đứng trước nguy cơ đổ sập khi thời gian qua rất nhiều đoàn du khách thiếu ý thức đã leo lên để chụp ảnh. Trong khi đó, chính quyền sở tại chỉ biết... khuyến cáo mà chưa có giải pháp quyết liệt nào khác để bảo vệ tài sản của đảo.
Chỉ treo biển cấm - không đủ hiệu lực
Để bảo vệ các di tích, thắng cảnh trên huyện đảo Lý Sơn, nhiều năm qua ngoài việc trùng tu, tăng cường bảo vệ thì chính quyền địa phương còn dựng các tấm biển cấm để du khách không xâm hại. Trong đó, tại danh thắng cổng Tò Vò, được các nhà khoa học đánh giá có niên đại từ 3.000-4.000 năm tuổi, là một trong những điểm đến mà bất kỳ du khách nào tham quan đảo Lý Sơn cũng đều ghé thăm. Từ năm 2017, huyện Lý Sơn đã dựng tấm biển cảnh báo hạn chế leo trèo lên cổng để tránh làm sập.
Dù vậy, thời gian qua các đoàn du khách đến đảo Lý Sơn vẫn thản nhiên trèo lên phía bên trên "dẵm đạp" thắng cảnh. Mới đây, vào dịp lễ 30/4 và 1/5, một đoàn du khách là các y, bác sĩ, kỹ thuật viên y tế... đến du lịch, đã leo lên cổng Tò Vò chụp ảnh rồi đăng lên mạng xã hội khiến cộng đồng mạng "dậy sóng".
Bảng khuyến cáo của chính quyền địa phương về nguy cơ đối với cổng Tò Vò khi du khách đến tham quan, chụp ảnh. Ảnh: F.B.
Hình ảnh đoàn du khách có đến hơn 70 người đứng chụp ảnh lưu niệm tại cổng Tò Vò, trong đó có không dưới 20 người cùng lúc trèo lên bên trên cổng đá nghìn năm tuổi một cách... tự nhiên. Theo tìm hiểu của phóng viên, Công ty TNHH TM&DV du lịch Alo Travel, có địa chỉ tại TP Đà Nẵng là đơn vị dẫn tour.
Bức xúc trước hành vi thiếu ý thức của đoàn du khách, nhiều người dân cho rằng, cách ứng xử của đoàn du khách đều là tri thức nhưng lại thiếu ý thức bỏ qua các bảng thông báo, khuyến cáo. Trong khi đó, công ty lữ hành dẫn khách tham quan Lý Sơn và kiếm tiền từ dịch vụ cũng bỏ mặc khuyến cáo của chính quyền để du khách vô tư xâm hại Cổng Tò Vò.
"Chúng tôi là người dân địa phương, mỗi mùa mưa bão đến là phập phồng lo lắng sợ sóng đánh sập danh thắng quê nhà. Vậy mà các đoàn khách phương xa đến lại cố kéo lên cả chục người cùng lúc để chụp bức ảnh. Chúng ta đứng bên dưới chụp thì vẫn đẹp đấy thôi, sao phải leo lên trên làm gì" - chị Thu, nhà gần cổng Tò Vò chỉ trích.
Không chỉ đoàn khách trên mà trong thời gian qua tình trạng các đoàn du khách khi đến huyện đảo Lý Sơn tham quan và có hành vi xâm hại thắng cảnh Cổng Tò Vò diễn ra khá phổ biến. Thậm chí, có đoàn du khách 40 người cùng trèo lên cổng Tò Vò cùng lúc vào tháng 4/2021, đã làm cộng đồng mạng bất bình.
Sẽ có giải pháp xử lý
Theo UBND huyện Lý Sơn, cổng Tò Vò dài khoảng 20 m, đỉnh cổng cao hơn bề mặt mài mòn biển khoảng 5 m, điểm hẹp nhất rộng khoảng 2 m, là cổng đá trầm tích núi lửa tự nhiên được hình thành từ trầm tích núi lửa cách đây hàng triệu năm. Hiện, có nhiều khe nứt, là vị trí xung yếu dễ bị sóng biển phá hủy. Đồng thời, đến giờ, vẫn chưa có ai đưa ra con số chính xác là cổng này sẽ chịu một lực như thế nào thì đổ, bao nhiêu người leo lên vòm cổng thì không bị sập. Nhìn bằng mắt thường thì thấy rằng, nó rất mỏng manh nên mọi sự tác động quá lớn sẽ gây nên hậu quả khôn lường cho danh thắng.
Theo thạc sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, chuyên gia khảo cổ học, cổng Tò Vò hình thành từ hoạt động phun trào núi lửa và đông cứng lại khi gặp nước biển. Danh thắng này đang "yếu" dần đi theo thời gian. Nếu không có giải pháp cấp bách bảo vệ, gìn giữ, di sản địa chất quý giá này có nguy cơ sụp đổ.
Để bảo vệ danh thắng, năm 2017, UBND huyện Lý Sơn đã cắm biển cảnh báo không quá 7 người đi lên cổng Tò Vò cùng lúc.
Tuy nhiên, nhiều đoàn khách đông người vẫn cố tình leo lên cổng Tò Vò chụp ảnh, gây ảnh hưởng xấu đến vòm đá này. Để cổng Tò Vò tránh bị đổ sập, ngày 12/5, chính quyền huyện Lý Sơn đã cắm biển báo gần đấy với dòng chữ: "Cấm khách tham quan du lịch và nhân dân đứng trên cổng Tò Vò".
Ông Trần Khôi, cán bộ phụ trách quản lý nhân sự Cty TNHH TM&DV Du lịch Alo Travel cho biết, sau sự việc xảy ra công ty có nhận thấy sai sót trong quá trình tổ chức tour và có công văn gửi UBND huyện Lý Sơn trình bày sự việc. Đối với công ty, việc khai thác tuyến ở Lý Sơn rất ít và vô tình để xảy ra sự cố là điều đáng buồn.
Trong đó, lỗi một phần của nhân viên dẫn tour khi không chú ý quan sát và không nhắc nhở đoàn trong quá trình tham quan. Công ty cũng đã kỷ luật các nhân viên tham gia dẫn tour vừa rồi tạo dư luận không tốt. Tới đây, việc này sẽ được công ty chú trọng và không để xảy ra điều đáng tiếc như trên khi đưa khách tham quan.
Theo Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn Phạm Thị Hương, ngoài cắm biển cấm, khuyến cáo du khách, người dân cùng chung tay bảo vệ cổng Tò Vò thì tới đây huyện sẽ nghiên cứu xây dựng quy định trong việc bảo vệ danh thắng cũng như các hình thức xử phạt khi người dân và du khách có hành vi xâm hại không chỉ cổng Tò Vò mà còn nhiều danh thắng, di tích khác trên đảo.
Khám phá Nam Phú Quốc, điểm đến không bao giờ cũ Khi những cánh cửa dẫn tới cuộc sống xa xỉ trong mơ ở các thiên đường Bali, Maldives, Dubai... khép lại vì Covid-19, bạn sẽ đi đâu? Câu trả lời chắc chắn nên là Nam Phú Quốc. Cuộc chuyển mình của một huyện đảo Tối 8/1/2021, pháo hoa bung nở trên nền trời Nam đảo Ngọc. Phú Quốc chính thức trở thành thành...