Phụ nữ vùng cao Nghệ An cùng con đến lớp học… đánh vần
Thời thơ trẻ, vì cuộc sống nghèo khó, vất vả nên không được đến trường, nay nhiều phụ nữ vùng cao đêm đêm lại cắp sách đi tìm con chữ.
Vào các đêm từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, sau một ngày làm việc vất vả, hơn 20 phụ nữ bản Liên Hồng, xã Cam Lâm (Con Cuông) lại í ới gọi nhau đến điểm trường tiểu học của bản để học lớp xóa mù chữ. Ảnh: Công Kiên
Lớp xóa mù chữ do Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Cam Lâm và Trường Tiểu học phối hợp tổ chức cho các bà, các chị chưa biết chữ. Lớp có 23 học viên, người cao tuổi nhất là 60, người ít tuổi nhất là 23, phần lớn ở độ tuổi từ 40 – 50. Ảnh: Công Kiên
Khi đến lớp, các học viên đều có ý thức và nghiêm túc trong học tập; các thầy cô giáo nhiệt tình hướng dẫn cách viết từng nét chữ và làm các phép tính từ đơn giản đến phức tạp. Ảnh: Công Kiên
Đặc biệt, thầy Hiệu trưởng Trần Xuân Hùng thường xuyên có mặt ở lớp để nắm bắt khả năng tiếp nhận của học viên để chỉ đạo giáo viên điều chỉnh cách dạy và xây dựng kế hoạch phù hợp. Có lúc, thầy còn trực tiếp hướng dẫn học viên học bài và làm bài. Ảnh: Công Kiên
Video đang HOT
Y Tan sinh năm 1997 là học viên ít tuổi nhất lớp. Chị là người dân tộc Xơ Đăng ở Kon Tum lấy chồng về xã Cam Lâm. Lúc nhỏ, quanh năm Y Tan theo bố mẹ lên rẫy nên được không đi học nên lớn lên vẫn không biết đọc, biết viết. Về đây, chị đã đăng ký học lớp xóa mù chữ.
Mỗi tối đi học chị thường đưa theo hai con gái là Hà Thị Nhi (SN 2013) và Hà Thị Thảo (SN 2015) đến lớp. “Ban đầu, em thấy cái chữ thật khó, lúc đọc cứ ghép vần lộn xộn, lúc viết thì tay run, nét chữ không theo ý mình. Bây giờ thì đã đỡ hơn, đã đọc và viết được nhưng vẫn còn chậm, có lúc phải nhờ con gái đầu đang học lớp 1 bày thêm” – Y Tan nói. Ảnh: Công Kiên
Cũng bà Vi Thị Chiến lại là người lớn tuổi nhất lớp (60 tuổi). “Hồi nhỏ, bà học dở lớp 1, gia đình khó khăn nên phải nghỉ ở nhà trông em, làm việc giúp bố mẹ. Lớn lên, lấy chồng, rồi chồng mất, một mình nuôi con, quanh năm lo kiếm cái ăn, không có thời gian học cái chữ nữa. Bây giờ có thời gian rảnh hơn, được cán bộ Hội Phụ nữ đến vận động, bà quyết định đi học để không bị mang tiếng là mù chữ…” – bà Chiến bộc bạch. Ảnh: Công Kiên
Sau hơn 4 tháng miệt mài học tập, nhiều học viên đã biết viết chữ nhanh và khá đẹp, ngay ngắn và thẳng hàng. Ảnh: Công Kiên
… và thực hiện được những phép tính đơn giản. Ảnh: Công Kiên
Thầy Trần Xuân Hùng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cam Lâm cho biết: “Khi Hội Phụ nữ xã đặt vấn đề phối hợp tổ chức mở lớp xóa mù chữ cho chị em phụ nữ bản Liên Hồng, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và bố trí đội ngũ giáo viên triển khai. Điều đáng ghi nhận là tinh thần cầu thị, học tập nghiêm túc, qua hơn 4 tháng nỗ lực nay phần lớn học viên đã có trình độ tương đương lớp 4″. Ảnh: Công Kiên
Nơi lớp học có 2 chiếc bảng, cô giáo giặt áo cho học trò
Nằm ở đầu nguồn khe Mọi, thuộc địa bàn xã Lục Dạ (Con Cuông), điểm trường bản Thịn có 14 học sinh, được phân thành 2 lớp ghép. Sự học còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng giáo viên và học sinh luôn nỗ lực khắc phục, vượt qua.
Điểm trường bản Thịn (còn gọi là Thỉn) thuộc Trường Tiểu học Lục Dạ 2 nằm giữa đại ngàn Pù Mát, cách xa điểm trường chính gần 20 km đường rừng, việc đi lại khó khăn, vất vả. Điểm trường có 14 học sinh từ lớp 1 đến lớp 4, được phân thành hai lớp ghép (lớp 1 và 2, lớp 3 và 4) do thầy Hoàng Đình Thảo và cô Phạm Thị Huệ phụ trách. Ảnh: Công Kiên
Cô Phạm Thị Huệ phụ trách lớp 1 và 2, lớp có 7 học sinh (3 em lớp 1 và 4 em lớp 2). Vì là lớp ghép nên được bố trí 2 chiếc bảng ở đầu và cuối lớp, học sinh cũng quay theo hai hướng khác nhau, còn giáo viên đi lại như "con thoi" khi làm nhiệm vụ. "Dạy lớp ghép phải soạn 2 giáo án, công việc cũng gấp đôi, thời tiết lại nóng bức nên vô cùng vất vả" - cô Huệ cho biết. Ảnh: Công Kiên
Thầy Hoàng Đình Thảo được giao nhiệm vụ phụ trách lớp 3 và 4 (lớp 3 có 3 học sinh và lớp 4 có 4 học sinh). Thầy Thảo có hơn 30 năm gắn bó với giáo dục vùng cao, nhưng cũng như cô Huệ, thầy Thảo chia sẻ dạy lớp ghép thực sự vất vả, khối lượng chương trình tăng gấp đôi so với bình thường. Ảnh: Công Kiên
Phần lớn học sinh ở điểm trường bản Thịn là con em tộc người Đan Lai, điều kiện kinh tế còn khó khăn, khả năng tiếp nhận hạn chế hơn so với học sinh vùng điểm trường chính. Vì vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên phải vừa bám sát chương trình, vừa dành thời gian ngoài giờ để rèn luyện thêm kỹ năng cho học sinh, nhất là các em lớp 1. Trong ảnh: Cô Phạm Thị Huệ hướng dẫn học sinh lớp 1 tập đọc. Ảnh: Công Kiên
Được thầy, cô giáo kèm cặp tận tình nên các em học sinh Đan Lai tiến bộ rõ rệt, các em học sinh lớp 1 giờ đã đọc thông viết thạo, không thua kém học sinh ở điểm trường chính. Ảnh: Công Kiên
Đặc biệt, được rèn luyện thường xuyên nên chữ viết của các em khá đẹp, ngay ngắn và thẳng hàng. Trong ảnh: Chữ viết của các em học sinh lớp 1, điểm trường bản Thịn. Ảnh: Công Kiên
Vì điều kiện kinh tế khó khăn, phụ huynh không có thì giờ quan tâm việc học của con cháu, khoán hết cho thầy cô. Các em thiếu đủ thứ, thầy cô phải sắm từ áo quần, sách vở, giấy bút... Những bộ đồng phục trong ảnh được các tổ chức thiện nguyện trao tặng, thường mặc vào ngày đầu tuần và ngày lễ. Mặc xong, cô Huệ gom lại để giặt sạch, phơi và cất vào phòng. "Nếu để các em đưa về, quần áo sẽ không được giặt giũ kịp thời nên nhanh cũ và bị đổi màu, khi không để ý có thể bị mất" - cô Huệ cho biết. Ảnh: Công Kiên
Dù còn nhiều khó khăn, thầy cô vẫn mải miết với công việc "gieo chữ", và những đứa trẻ người Đan Lai vẫn luôn nỗ lực trên con đường học tập để đi đến tương lai tươi đẹp. Ảnh: Công Kiên
Các trường học ở Nghệ An băn khoăn trong lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 Theo quy định, trong năm học này, các trường sẽ chủ động chọn sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình phổ thông mới. Tuy nhiên, dù UBND tỉnh đã đưa ra tiêu chí nhưng việc lựa chọn của các nhà trường còn nhiều băn khoăn. Về vấn đề này, Báo Nghệ An cũng đã ghi nhận ý kiến của các nhà trường....