Phụ nữ và bệnh viêm khớp
) Viêm khớp xảy ra chủ yếu ở phụ nữ, để lại những tổn thương nặng, khó khắc phục hơn so với nam giới. Ngày nay căn bệnh này đang có xu hướng tấn công những phụ trẻ.
Viêm khớp gối đang có xu hướng tấn công phụ nữ trẻ – Ảnh: Shutterstock
Năm 2000, hơn 53.000 phụ nữ tại Mỹ trong độ tuổi từ 20 – 39 được chẩn đoán viêm khớp, 10 năm sau, con số này tăng vọt lên 230.000, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình Zackary Vaughn phát biểu trên trang sức khỏe Womenshealthmag. Cũng theo ông Zackary, một số nguyên nhân sau gây ra căn bệnh này.
Tổn thương dây chằng. Dây chằng giống sợi dây cao su, bình thường nó có khả năng co giãn. Khi dây chằng bị kéo căng quá, cũng giống như sợi dây cao su nhão, nó sẽ không bao giờ trở về trạng thái bình thường. Trong một số trường hợp nghiêm trọng đầu dây chằng bị đứt không kết nối với xương nữa gây đau đớn nghiêm trọng.
Video đang HOT
Dây chằng bị tổn thương do những hoạt động liên quan đến chơi thể thao hoặc đi lại quá nhiều. Hơn một nửa phụ nữ bị các loại chấn thương liên quan đến dây chằng sẽ kết thúc với hệ quả để lại là viêm khớp sau đó.
Kích thích tố. Kích thích tố có thể làm cho các khớp xương của phụ nữ dễ bị tổn hại. Nghiên cứu gần đây cho thấy cơ đầu gối làm việc khác nhau tại các điểm khác nhau trong chu kỳ kinh nguyệt, có thể làm mất đi sự ổn định các khớp và dễ dẫn đến những chấn thương .
Giới tính. Các nhà khoa học tại Đại học bang Oregon (Mỹ) phát hiện ra rằng cơ bắp của nam giới phản ứng với các xung thần kinh với tốc độ nhanh hơn so với phụ nữ. Chính sự khác biệt đó đã cho thấy cơ bắp phụ nữ ít có khả năng phản ứng hiệu quả trong những khoảnh khắc quan trọng, từ đó dễ xảy ra những chấn thương ở khớp.
Tổn thương sụn. Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình Donald Goodfellow, tại Mỹ cho biết mất thăng bằng trong các tư thế đơn giản như ngồi xổm cũng có thể khiến phần sụn đầu gối bị tổn thương.
Mặc dù không thể hoàn toàn tránh được bệnh viêm khớp (do sụn bị phá vỡ một cách tự nhiên khi chúng ta già), nhưng chúng ta có thể hạn chế làm tổn thương nó để giữ cho khớp gối được khỏe mạnh. Béo phì là một yếu tố làm tăng nguy cơ viêm khớp, vì thế theo các chuyên gia duy trì một trọng lượng khỏe mạnh là chìa khóa giúp hạn chế căn bệnh này tấn công.
Thoái hóa khớp gối. Là tình trạng lão hóa của khớp. Sụn khớp bị lão hóa trở nên sần sùi, mất độ trơn tru, giảm đàn hồi, khô và nứt nẻ, mòn, khuyết… Mức độ lão hóa từng người khác nhau, tùy thuộc điều kiện sống của mỗi người. 3 triệu chứng thường gặp ở bệnh thoái hóa khớp gối là đau khớp, sưng khớp và hạn chế cử động.
Thuốc lá. Theo nhiều nghiên cứu, các thành phần trong thuốc lá có thể gây tổn hại cho các tế bào sụn khỏe mạnh. Giày cao gót cũng là thủ phạm gây hại cho khớp xương, do trọng lượng của cơ thể bị dồn hết vào phần chân, đặc biệt đè nặng lên khớp gối trong khi di chuyển, tiến sĩ Constance Chu, chuyên gia trong lĩnh vực huấn luyện thể thao tại Đại học Stanford (Mỹ) cho biết.
Theo VNE
Viêm khớp dạng thấp dễ tái phát vào mùa đông
Thực tế cho thấy, số người bị viêm khớp dạng thấp tăng lên vào mùa đông. Viêm khớp dạng thấp có khả năng gây biến chứng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống của người bệnh nên cần kiên trì điều trị.
Viêm khớp dạng thấp là nhóm bệnh tự miễn với biểu hiện: sưng, đau có tính chất đối xứng tại các khớp nhỏ như: khớp cổ tay, bàn ngón tay; khớp cổ chân và bàn ngón chân; kèm theo dấu hiệu cứng khớp buổi sáng khoảng 30 phút. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, bệnh nhân còn có các biểu hiện toàn thân (mệt mỏi, xanh xao, sốt, gầy sút,...) và tổn thương các cơ quan khác trên cơ thể.
Bệnh thường tái phát nhiều lần, nhất là khi chuyển mùa, thay đổi thời tiết... Vào mùa đông, thời tiết giá lạnh, khí hậu khô hanh, ẩm ướt thất thường kèm theo các cơn mưa phùn là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát triển. Theo các chuyên gia y tế, thời tiết lạnh khiến độ kết dính niêm dịch của khớp tăng lên, khớp hoạt động khó khăn, từ đó, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp dễ bị đau nhức nhiều hơn. Ngoài ra, nếu độ ẩm tăng cao do mưa phùn thì các gân cơ có thể co rút lại, gây đau mỏi, cứng khớp, khó cử động. Vì vậy, những người bị viêm khớp dạng thấp nên hạn chế ra ngoài khi trời lạnh kèm theo mưa phùn.
Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cần tránh để bị lạnh vào mùa đông.
Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp thường được điều trị bằng các thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid, thuốc corticoid,... Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể gây nhiều tác dụng phụ trên các cơ quan như: gan, thận, hệ tiêu hoá,...
Hiện nay, nhiều bác sĩ cũng như bệnh nhân đang tin tưởng lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài và đã được khẳng định qua nhiều hội thảo khoa học trên cả nước để hỗ trợ điều trị, phòng ngừa, ngăn chặn tái phát viêm khớp dạng thấp. Trong đó, dẫn đầu là thực phẩm chức năng Hoàng Thấp Linh. Với thành phần chính là hy thiêm có tác dụng chống viêm, giảm đau, kết hợp với một số dược liệu khác như: sói rừng, bạch thược, nhũ hương,... Do đó, Hoàng Thấp Linh giúp giảm đau, giảm viêm sưng khớp, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa, ngăn tái phát viêm khớp dạng thấp nhất là vào mùa đông, dùng được lâu dài mà không gây tác dụng phụ.
Để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp trong mùa đông, bên cạnh việc sử dụng Hoàng Thấp Linh, người bệnh phải đi tất ấm và dùng áo mưa lúc đi ra ngoài nếu thời tiết mưa phùn. Khi về nhà, nếu quần áo ẩm, cần thay ngay, rồi lau khô người và chân tay, tránh bị lạnh, ngăn chặn tái phát viêm khớp dạng thấp.
Theo VNE
Viêm khớp ống cổ tay: bệnh đe dọa sức khỏe dân văn phòng Đánh máy là kỹ năng tối thiểu mà bất kỳ nhân viên văn phòng nào cũng phải làm, do vậy khả năng mắc bệnh viêm khớp ống cổ tay. Ống cổ tay là một lối đi hẹp ở phía trong lòng bàn tay, được tạo ra bởi xương và dây chằng. Các dây thần kinh giữa kiểm soát những cảm giác và chuyển...