Phụ nữ Trung Quốc bị cấm theo học nhiều nghề
Chỉ tiêu tuyển sinh dựa vào giới tính khiến các nữ sinh Trung Quốc gặp thiệt thòi khi nhiều chuyên ngành chỉ nhận một số ít nữ giới hoặc chỉ cho phép nam giới vào học.
Ở Trung Quốc, từ lâu đã tồn tại lệnh cấm phụ nữ theo học một số chuyên ngành ở trường đại học hay theo đuổi những ngành nghề nhất định, theo Sixth Tone.
Cho đến cuối tháng 1, Bộ Giáo dục Trung Quốc mới ra quy định mới, hạn chế vấn đề này.
“Ngoại trừ một số trường hợp đặc biêt liên quan đến các trường thuộc khối quân đội, quốc phòng và công an, những đại học khác sẽ không được quy định tỷ lệ giới tính khi tuyển sinh sinh viên”, thông báo mới cho hay.
Nhiều trường đại học Trung Quốc chỉ áp dụng tuyển sinh viên nam đối với một số chuyên ngành. Ảnh: Sixth Tone.
Mặc dù quy định mới được hoan nghênh, nhiều người vẫn bày tỏ sự thất vọng, nói rằng một số chương trình học vẫn tiếp tục là lĩnh vực dành riêng cho đàn ông, thay vì cả hai giới được phép tham gia. Họ chỉ trích sự phân biệt đối xử vẫn tồn tại.
Giữa luồng tranh cãi, một nhóm vận động bình đẳng giới phát động chiến dịch trên mạng xã hội và gửi thư ngỏ đến 1.000 đại biểu của Ủy ban Nhân dân Quốc gia (NPC), yêu cầu đưa ra đề xuất thay thế trong kỳ họp tới.
Video đang HOT
Trong lá thư của mình, nhóm vận động nói rằng 18 trường trong 116 trường thành viên của Dự án 211 – nhóm các trường đại học ưu tú của Trung Quốc – có những chuyên ngành giới hạn số lượng hoặc hoàn toàn không tuyển sinh viên nữ.
Các chuyên ngành này chủ yếu liên quan đến an ninh công cộng, hàng không, hàng hải và quân đội.
Zhang, người đứng đầu chiến dịch, bày tỏ hy vọng rằng các cơ quan quản lý sẽ hủy bỏ tất cả quy định mang tính phân biệt giới trong giáo dục.
“Chúng tôi nhận thấy rằng nhiều chuyên ngành chỉ tuyển sinh viên nam, dù ngành học không yêu cầu đến sức mạnh thể chất. Thể chất cũng không nên là cái cớ để loại bỏ nữ giới”, Zhang bày tỏ.
Nhóm vận động bình đẳng giới gửi thư đến 1.000 đại biểu, đề nghị cắt bỏ mọi chỉ tiêu dựa trên giới tính trong quá trình thi tuyển đại học. Ảnh: AP.
Từ năm 2009, số lượng sinh viên nữ tốt nghiệp nhiều hơn sinh viên nam ở các trường đại học của Trung Quốc. Nhưng các chương trình học trong nước vẫn còn nặng tính phân biệt giới tính.
Ví dụ, kỹ thuật và khoa học vẫn là hai ngành do nam giới thống trị, còn các chuyên ngành liên quan đến nghệ thuật hay giảng dạy lại quá chú trọng đến nữ giới một cách không cân đối.
Sự mất cân bằng giới tính không chỉ ở môi trường giáo dục mà còn cả ở việc làm. Dữ liệu gần đây cho thấy rằng rất ít công việc an ninh công cộng dành cho phụ nữ, với những lý do phổ biến là môi trường làm việc không phù hợp, thường xuyên phải đi lại và khối lượng nặng.
Ma, một nữ sinh cấp 3 đến từ tỉnh Cam Túc, nói ước mơ của cô là theo học ngành Tội phạm học tại Đại học Công an Nhân dân Trung Quốc (Bắc Kinh) nhưng bày tỏ sự thất vọng khi biết chỉ tiêu cho nữ giới ở mức ít ỏi.
“Điểm chuẩn đối với các ứng viên nam thấp hơn 10-100 điểm so với các ứng viên nữ. Một số khoa chỉ tuyển sinh viên nam. Nhiều nữ sinh có trình độ tốt hơn nam giới, nhưng họ thậm chí không có cơ hội học tập”, Ma nói.
Ngay các cơ quan quản lý giáo dục ở Trung Quốc cũng mang nặng tư tưởng phân biệt giới. Tháng trước, Bộ Giáo dục Trung Quốc gây ra phản ứng dữ dội bằng cách tán thành ý kiến rằng đất nước đang phải trải qua một “cuộc khủng hoảng nam tính” và vấn đề có thể được giải quyết bằng việc bắt nam thanh niên tăng cường luyện tập nhiều hơn.
Nhóm phụ nữ biểu tình vì hòa bình ở Belarus
Nhiều phụ nữ Belarus xuống đường biểu tình ở thủ đô Minsk và nhiều nước để kêu gọi chấm dứt bạo lực sau cuộc bầu cử gây tranh cãi.
Nhiều phụ nữ Belarus mặc đồ trắng và cầm hoa xuống đường nhằm thể hiện tinh thần đoàn kết, kêu gọi nữ giới trong và ngoài nước tham gia phong trào biểu tình phản đối bạo lực. Họ đã tổ chức những cuộc tuần hành ở thủ đô Minsk của Belarus, cũng như Đức, Ba Lan, Bỉ, Ukraine và Nga.
Natalia Kharytaniuk, giáo viên tiếng Anh 35 tuổi, cho biết cô sẽ tham gia tuần hành mỗi ngày cho đến khi tình hình thay đổi. "Phong trào của phụ nữ đã gây bất ngờ. Nó không chỉ vì mục đích chính trị, mà còn về cuộc sống gia đình và quan hệ vợ chồng. Chúng tôi sống trong xã hội gia trưởng, điều này sẽ phải thay đổi", cô nói.
Phụ nữ tham gia biểu tình chống bạo lực ở Minsk hôm 12/8. Ảnh: AFP.
Một giáo viên khác tên Natalia nói rằng biết quyết định xuống đường khi chứng kiến nhiều phụ nữ tham gia phong trào biểu tình hòa bình. "Tôi chưa từng thấy sự đoàn kết giữa nữ giới trong quá khứ, nhưng giờ tất cả chúng tôi đều thống nhất. Phụ nữ không muốn chỉ ở nhà nấu ăn suốt ngày, tôi tin rằng phụ nữ Belarus sẽ đóng vai trò quan trọng hơn", cô cho hay.
Nhiều phụ nữ Belarus đã lần đầu xuống đường trong bối cảnh làn sóng biểu tình bùng phát từ sau cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi hôm 9/8, với kết quả cho thấy Tổng thống Alexander Lukashenko, người lãnh đạo Belarus từ năm 1994, giành trên 80% phiếu bầu. Phe đối lập cáo buộc kết quả này là gian lận, nhưng Lukashenko bác bỏ.
Các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh đã khiến ít nhất hai người thiệt mạng và khoảng 7.000 người bị bắt. Ngoài Minsk, người biểu tình cũng tràn xuống đường tuần hành tại một số thành phố và thị trấn lớn khác của Belarus.
Tổng thống Lukashenko tuyên bố sẵn sàng chia sẻ quyền lực và thay đổi hiến pháp, nhưng không phải dưới sức ép của người biểu tình.
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab hôm nay tuyên bố nước này không công nhận kết quả bầu cử tổng thống ở Belarus khi Lukashenko tái đắc cử và kêu gọi mở điều tra. Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawieck cũng cáo buộc giới chức Belarus đã "sử dụng vũ lực với người dân" và kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) tổ chức hội nghị khẩn cấp về tình hình ở nước này.
Nga hôm 16/8 ra tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ quân sự cho Belarus trong bối cảnh các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục diễn ra. Moskva cho rằng "sức ép từ bên ngoài" đang gây ra tình trạng bất ổn với các cuộc biểu tình chống Lukashenko, song không nêu rõ sức ép đó đến từ đâu.
Bà mẹ bị bắt vì bán con trai 2 tháng tuổi với giá 600 USD Tuyệt vọng vì hết tiền do chứng nghiện rượu, một người phụ nữ ở Ấn Độ đã bán cậu con trai 2 tháng tuổi với giá 600 USD (gần 14 triệu đồng) với sự giúp đỡ của một người trung gian. Cảnh sát đã bắt bà mẹ tên Shaikh Zoya Khan cùng với người đàn ông này. Cảnh sát cho biết, sự việc...