Phụ nữ nhanh già, đàn ông sụt giảm tinh trùng vì ăn nhiều muối
Ăn mặn sẽ làm phụ nữ xấu đi, đàn ông thì sụt giảm tinh trùng với nhiều bệnh khác.
Ăn muối nhiều làm tinh trùng suy giảm
Muối rất cần trong bữa ăn, nhưng khoa học đã chứng minh nếu ăn muối quá nhiều có thể gây bệnh tim, xơ gan, tai biến, loãng xương… Đặc biệt đàn ông ăn muối quá nhiều có thể ảnh hưởng đến khả năng tình dục.
Đàn ông ăn quá nhiều muối lâu dài sẽ ảnh hưởng tới tuần hoàn máu tăng đến viêm cầu thận, dẫn đến suy thận. Với đàn ông, thận có nhiệm vụ điều hòa hormone sinh dục androgen – giúp hình thành các đặc điểm nam tính và duy trì hoạt động tình dục. Khi lượng hormone mất cân bằng, đàn ông có thể bị giảm ham muốn tình dục.
Đàn ông mắc các bệnh viêm cầu thận, suy thận, sỏi thận sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sinh lý như: mệt mỏi khi “yêu”, giảm ham muốn, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, tinh trùng yếu, thậm chí có thể gây vô sinh. Vì vậy nam giới nên giảm ăn muối để bảo vệ sức khỏe, tránh bệnh tật và tử vong sớm.
Chuyên gia dinh dưỡng Bùi Quang Sáng (Chủ nhiệm Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Quân y 354, Hà Nội), các nghiên cứu khoa học cho thấy nhiều bệnh nhân sỏi thận khi kiểm tra đều có dấu hiệu thừa muối do có thói quen ăn mặn so với người bình thường.
Phụ nữ cũng hay ăn quá mặn, với những món chứa nhiều muối – là nguyên nhân hàng đầu gây lão hóa sớm, da mất độ ẩm, dẫn tới da khô ráp, xỉn màu. Ăn nhiều đồ mặn cũng làm tăng nguy cơ thâm quầng mắt, nổi mụn, cao huyết áp và mắc một số bệnh về tim mạch.
Vì vậy phụ nữ cần chú ý cách ăn uống, giảm tối đa lượng muối trong bữa ăn hằng ngày, đồng thời bổ sung đầy đủ 2 lít nước/ngày cho cơ thể.
Video đang HOT
Lạm dụng muối là thủ phạm chính gây nên những rắc rối với sức khỏe, đặc biệt là với tim mạch chính là Natri. Ăn nhiều muối còn gây khử nước, dẫn đến hệ lụy sưng phù chân, gây ảnh hưởng đến nhịp tim, thậm chí gây nên những cơn đau tim đột ngột. Người bình thường ăn muối quá nhiều lâu dài có thể gặp những rắc rối sức khỏe như mắc bệnh tim mạch, stress, hồi hộp, tim đập nhanh, sợ tiếng động, hay thất thần, dễ cáu gắt, loét và ung thư dạ dày, bị cao huyết áp, có nguy cơ đột qụi, gia tăng mắc bệnh tim, ảnh hưởng tới hoạt động não và một số khả năng nhận thức, thậm chí dẫn tới mất trí.
Ảnh minh họa.
Muối ăn sao cho tốt?
Theo tài liệu của TS Đỗ Thị Phương Hà (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho rằng, ăn thừa muối (Natri) sẽ gây nhiều hậu quả có hại về sức khỏe. Nên giảm ăn muối (Natri) để giảm nguy cơ bệnh tăng huyết áp, tim mạch và rất nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Vài biểu hiện cơ thể nhiều muối:
- Buổi sáng thức dậy thấy có cảm giác nặng nề do giữ nước.
- Thường xuyên cảm thấy háo nước dù uống rất nhiều.
- Khi làm xét nghiệm thành phần muối trong cơ thể cho kết quả cao hơn mức bình thường rất nhiều.
Mỗi người chỉ nên tiêu thụ 3-6g muối/ ngày (khoảng 1.200 – 2.000 microgram Natri). Nếu vượt ngưỡng này, có thể ức chế sự hấp thu các chất dinh dưỡng thích hợp và phá vỡ các chức năng sinh lý bình thường của cơ thể sẽ gây ra nhiều bệnh.
Để cắt giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hiệu quả, hãy học cách “cân, đong, đo, đếm” lượng natri thu nạp vào cơ thể hàng ngày theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng: Mỗi ngày chỉ nên bổ sung từ 1.100-3.300mg Natri. Còn theo khuyến cáo của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), mỗi ngày chúng ta chỉ nên sử dụng 3-6g muối.
Bảng hướng dẫn giảm ăn muối của KS.Triệu Thị Ngọc Điệp – Nhóm Tiết chế khoa Dinh dưỡng (BV Nhi đồng 1).
Theo xaluan.vn
Ngủ ngáy nguy hiểm hơn bạn tưởng
Cả hai chứng ngáy ngủ và ngưng thở khi ngủ có thể gây suy giảm chức năng tim sớm hơn ở phụ nữ.
Shutterstock
Theo Medical News Today, ngáy có thể trở nên nguy hiểm hơn khi chúng ta già đi và nó cũng có thể gây ra bệnh tim.
Có nhiều loại ngưng thở khi ngủ nhưng phổ biến nhất được gọi là ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn (OSA) - tình trạng ngừng thở khi đang ngủ và lặp lại nhiều lần.
Theo một nghiên cứu mới được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hội phóng xạ Bắc Mỹ - được tổ chức ở Chicago (Mỹ), ngáy và OSA có thể gây suy giảm chức năng tim sớm ở phụ nữ hơn nam giới.
Vẫn chưa rõ liệu ngưng thở khi ngủ có gây ra bệnh tim hay không nhưng một số chuyên gia tin rằng những người bị ngưng thở khi ngủ có nguy cơ bị tăng huyết áp hoặc cao huyết áp. OSA cũng liên quan đến béo phì, là yếu tố nguy cơ gây bệnh tim.
Béo phì góp phần vào ngưng thở khi ngủ và thiếu ngủ có thể làm tăng thêm nguy cơ béo phì trong dài hạn. Khi một người tăng cân nhiều hơn, các cơ cổ họng ngăn đường hô hấp mở thư giãn và ngưng thở khi ngủ trở nên nặng hơn.
Dữ liệu nghiên cứu lấy từ Ngân hàng sinh học Anh, nơi các nhà nghiên cứu cải thiện công tác phòng chống, chẩn đoán và điều trị các bệnh, với 4.877 người tham gia.
Theo thanhnien.vn
'Thủ phạm' quen mặt khiến ham muốn luôn ở mức thấp, đọc để tránh xa Dưới đây là những thói quen hàng ngày âm thầm 'hại chết' đời sống quan hệ của bạn nhanh chóng. Tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh Nếu bạn là một người nghiện đồ ăn nhanh, bạn sẽ "làm đầy" cơ thể mình với rất nhiều carbs tinh chế, đường và chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa. Điều này có thể làm...