Phụ nữ mang thai yêu cầu được làm ở nhà vì sợ con mắc corona
“Xin hãy giúp tôi bảo vệ thai nhi trong bụng”, một người mẹ sắp sinh viết trong bản kiến nghị gửi lên chính phủ Hàn Quốc.
Phụ nữ Hàn Quốc trong kỳ thai sản đang kêu gọi chính phủ buộc các công ty, doanh nghiệp cho phép họ được làm việc tại nhà do lo sợ virus corona lây lan, theo Korea Times.
“Tôi gặp khó khăn khi đi làm vì lo sợ virus corona. Chỉ có một vài công ty cho phép nhân viên mang thai không phải đến văn phòng nhưng phần lớn, lãnh đạo doanh nghiệp vẫn yêu cầu họ phải có mặt đầy đủ tại chỗ làm. Nỗi sợ của tôi và những người khác lớn ngoài sức tưởng tượng của nhiều người. Xin hãy giúp tôi bảo vệ con tôi”, người phụ nữ sắp sinh viết trong đơn.
Bản kiến nghị được đệ trình vào ngày 4/2 thu hút khoảng gần 500 người ủng hộ.
Phụ nữ Hàn Quốc đang mang thai kiến nghị được làm ở nhà vì lo ngại nếu nhiễm virus corona, thai nhi sẽ bị lây. Ảnh: Young Parents.
“Thai nhi của tôi đang ở tuần thứ 31. Vẫn đi làm đều đặn, tôi không thể tránh khỏi việc tiếp xúc với những người khác tại nơi làm. Tôi hiện rất lo lắng về đứa con trong bụng. Tôi dự định làm đến giữa tháng ba mới nghỉ sinh, nhưng với tình hình bệnh dịch nghiêm trọng, tôi buộc xem lại kế hoạch của mình”, một phụ nữ viết trên chuyên trang chăm sóc cho bà bầu của Naver.
Suy nghĩ đó hiện là tâm lý chung của nhiều phụ nữ mang thai tại Hàn Quốc vì lo ngại về khả năng virus corona lây từ mẹ sang con.
Nhiều bà mẹ cũng bày tỏ lo lắng về khả năng nhiễm bệnh khi đi khám thai kỳ tại bệnh viện hay lưu lại bệnh viện vài ngày sau khi sinh.
Hiện tại, chưa có trường hợp nào ghi nhận trẻ sơ sinh tại Hàn Quốc nhiễm dịch viêm phổi corona. Tuy nhiên, tại Trung Quốc, đã có trường hợp xét nghiệm trẻ vừa mới chào đời 30 tiếng cho ra kết quả dương tính với loại virus nguy hiểm này.
Video đang HOT
Lo ngại gia tăng khi Trung Quốc ghi nhận trường hợp trẻ sơ sinh chào đời 30 tiếng đã nhiễm virus corona. Ảnh: Korea Boo.
Các bác sĩ từ đất nước tỷ dân hiện nghi ngờ virus có thể đã lây qua đường tử cung của người mẹ. Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh chưa thể đưa ra kết luận chính thức về việc virus có khả năng lây từ mẹ sang thai nhi không vì em bé từ khi ra đời đã có tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
Trả lời truyền thông, Chung Ki-hyun, Giám đốc Trung tâm Y tế Quốc gia Hàn Quốc bày tỏ mối quan tâm về nguy cơ lây nhiễm ở phụ nữ mang thai và những khó khăn có khả năng xảy ra.
“Các nhà cung cấp dịch vụ y tế sẽ phản ứng thế nào nếu một phụ nữ mang thai có triệu chứng mắc bệnh? Hiện giờ, chúng tôi vẫn chưa tìm ra phương án triệt để. Đối phó với tình huống phức tạp như vậy, các bác sĩ cần được đào tạo kỹ lưỡng”, ông cho hay.
Theo Zing
Gãy tay vẫn tham gia xây bệnh viện dã chiến ở Vũ Hán
Đau buồn khi người thân ra đi vì dịch viêm phổi corona, Yuan Tianxiong tình nguyện đến công trường, trực tiếp chỉ đạo công nhân dù tay gãy vẫn đang bó bột.
Yuan Tianxiong, quản lý của một nhà máy sản xuất bê tông thuộc Tập đoàn Xây dựng Nhà nước Trung Quốc, tình nguyện tham gia xây dựng bệnh viện dã chiến tại Vũ Hán khi chưa khỏi chấn thương gãy tay, theo China Daily.
Trước đó, ngày 23/1, người đàn ông 54 tuổi nhận cuộc gọi với nội dung điều động ông và nhóm làm việc do ông quản lý đến làm việc tại công trường xây bệnh viện dã chiến đầu tiên tại Vũ Hán.
"Hầu hết nhân viên của tôi đã trở về nhà để ăn Tết và chỉ còn lại đúng 7 người bao gồm một thợ điện, một lái xe tải, hai thanh tra công trình và một đầu bếp", ông Yuan kể lại.
Bản thân ông Yuan cũng mới chỉ bình phục một phần sau khoảng thời gian bó bột vì gãy tay.
Yuan Tianxiong (54 tuổi, Vũ Hán) quyết định tham gia xây dựng bệnh viện khi tay gãy vẫn chưa khỏi hẳn. Ảnh: Getty.
"Nhưng nghĩ đến cảnh người em họ của tôi ra đi vài ngày trước vì căn bệnh viêm phổi quái ác này, tôi đã nhận lời. Tôi hiểu mức độ nghiêm trọng của virus khi thành phố áp đặt lệnh phong tỏa, còn gia đình mất đi người thân", ông chia sẻ.
Để mọi người tại công trường không quá bận tâm vào cánh tay bị gãy của chồng, vợ của Yuan đã thay thế đống băng trắng bó bột bằng một chiếc khăn cũ. Chiếc khăn đã đồng hành với người đàn ông suốt 10 ngày làm việc liên tục.
Bắt đầu từ 14 chiều ngày 30 Tết Nguyên đán, ông Yuan chỉ đạo nhóm gồm 7 thành viên vận chuyển khoảng 2.000 tấn bùn và cát đến công trường. Cả đội làm việc miệt mài đến sáng sớm ngày hôm sau mới tạm nghỉ.
"Tôi chưa bao giờ thấy hay thậm chí tưởng tượng một dự án được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn như vậy", ông nói.
Việc xây dựng bệnh viện bị đặt dưới áp lực hoàn thiện nhanh chóng nhất có thể nên những người như ông Yuan phải làm việc liên tục, không thể ngủ ngon trong nhiều ngày.
"Tôi hay nhận được các cuộc gọi vào nửa đêm. Tôi cũng phải thường xuyên gọi điện cho những người phụ trách lái xe trộn xi măng để giữ cho họ tỉnh táo. Họ dễ dàng ngủ thiếp đi vì làm trong nhiều giờ liền", người quản lý cho hay.
Dự án yêu cầu số lượng bê tông lớn trong thời gian ngắn. Nhờ nỗ lực của đội Yuan, số giờ để bê tông cứng lại thường mất 10 tiếng, được giảm xuống còn một nửa.
Chạy đua với thời gian, các công nhân làm việc liên tục cả ngày lẫn đêm trong nhiều ngày. Ảnh: News.cn
Những ngày sau, số lượng công nhân và vật liệu xây dựng tăng lên từng ngày khi hàng nghìn người tham gia xây dựng bệnh viện, giúp gánh nặng của Yuan giảm bớt phần nào.
Con trai của Yuan, hiện làm việc ở nước ngoài và không nắm rõ tình hình dịch bệnh ở quê nhà, gọi điện về nhà yêu cầu ông nghỉ ngơi thêm để phục hồi tốt hơn và tránh những nơi đông đúc để giảm nguy cơ nhiễm trùng vết thương.
Để trấn an con, người đàn ông 54 tuổi phải nói dối về tình trạng của mình.
"Trên thực tế, tôi đang ở khu vực đông đúc nhất Vũ Hán vào thời điểm đó. Tôi chỉ hy vọng rằng bệnh viện mau chóng vận hành để nhiều bệnh nhân được chữa trị kịp thời. Điều này khiến mọi nỗ lực của chúng tôi đều đáng giá", Yuan nói.
Bệnh viện dã chiến Hỏa Thần Sơn tại thành phố Vũ Hán với 1.000 giường bệnh mới được gấp rút xây dựng trong vòng 10 ngày khi tình trạng virus corona ngày một lan rộng. Hơn 7.000 công nhân làm việc ngày đêm trong suốt kỳ nghỉ Tết Nguyên đán để hoàn thành công trình.
Theo Zing
Hãng Sanofi bị điều tra liên quan tới thuốc chống động kinh Depakine Trong tuyên bố mới nhất, Sanofi cho biết sẽ tiếp tục "hợp tác đầy đủ với giới chức tư pháp" và "tự tin" vào kết quả của quá trình điều tra. Nhà máy của Sanofi tại Mourenx, Tây Nam Pháp. (Ảnh: AFP/TTXVN) Tập đoàn dược phẩm Sanofi của Pháp thừa nhận đang bị điều tra liên quan tới thuốc Depakine, một loại thuốc...