Phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ caffein: Đây là nguyên nhân
Phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên tránh các loại đồ uống, thực phẩm chứa caffein, vậy lý do là gì?
Cafein là chất kích thích hoạt động trên não và hệ thần kinh. Tiêu thụ cafein có thể làm tăng HA (Hyaluronic acid) và nhịp tim. Đồng thời tiêu thụ một lượng lớn caffein còn có thể dẫn đến lo lắng và bồn chồn, thậm chí có thể gây nhức đầu và mất ngủ. Nếu thường xuyên thiêu thụ cafein, khi ngừng đột ngột có thể gây ra các triệu chứng cai nghiện như mệt mỏi, khó chịu rõ ràng.
Hạn chế tiêu thụ cafein trong thai kỳ là điều quan trọng giúp giảm nguy cơ các vấn đề sức khỏe cho em bé. Hàm lượng cafein cao ở phụ nữ mang thai thậm chí có thể gây sảy thai. Cafein được tìm thấy tự nhiên trong các loại thực phẩm, đồ uống như cà phê, trà, sô-cô-la,…
Hàm lượng cafein cao ở phụ nữ mang thai thậm chí có thể gây sảy thai
Cafein có tác dụng gì với cơ thể?
Cafein gây ra sự phóng thích axit trong dạ dày và dẫn đến cơn đau dạ dày. Nó cũng là một thuốc lợi tiểu giúp loại bỏ dịch cơ thể nhanh hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cảnh báo, tiêu thụ lượng cafein trên 300 mg/ngày có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, còn tiêu thụ lượng thấp hơn khoảng 200 đến 300mg/ngày không ảnh nhiều đến khả năng này. Hầu hết các chuyên gia cho rằng phụ nữ nếu sử dụng một lượng nhỏ cafein trong thời gian mang thai cần uống đủ nước và giữ cho cơ thể đủ nước.
Hầu hết các nghiên cứu về sử dụng cafein trong thai kỳ không tìm thấy mối tương quan giữa lượng cafein và nguy cơ sảy thai cao hơn. Nhưng một số nghiên cứu kết luận rằng việc tiêu thụ một lượng lớn cafein (hơn 800 mg một ngày) cùng việc hút thuốc và uống rượu có thể làm tăng nguy cơ sảy thai ở phụ nữ mang thai.
Theo một số báo cáo khác, các bà mẹ tiêu thụ lượng cafein hơn 500 mg/ngày có khả năng sinh em bé với nhịp tim và nhịp thở nhanh hơn, những đứa trẻ này sẽ thức giấc trong một vài ngày đầu sau khi sinh.
Hầu hết các nghiên cứu này không thể tìm thấy bất kỳ mối tương quan nào giữa lượng cafein của người mẹ trong thai kỳ và hành vi hoặc khả năng học tập của trẻ em. Do đó, tiêu thụ lên đến 2 tách cà phê mỗi ngày có thể được coi là an toàn ở phụ nữ mang thai.
Ảnh hưởng của cafein lên cơ thể
Cafein tương tác với nhiều thụ thể như adrenergic, adenosine, serotonin, và các thụ thể but-amino butyric acid (GABA) cholinergic. Tiêu thụ cafein trong thời kỳ mang thai và cho con bú là một nguyên nhân gây lo ngại do về mặt lý thuyết, cafein dễ dàng vượt qua hàng rào nhau thai và trẻ không thể chuyển hóa cafein cho đến khi chúng được ít nhất 3 tháng tuổi.
Khi cafein đi qua nhau thai, tốc độ chuyển hóa của nó giảm đi trong thai kỳ. Chỉ có một lượng rất lớn cafein được xem là gây ra bệnh tật ở chuột trong bào thai, và con người rất khó có khả năng tiêu thụ nhiều cafein như vậy. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng trong hầu hết các trường hợp, cafein không phải là yếu tố duy nhất; các yếu tố khác như tuổi của mẹ, thói quen uống rượu và hút thuốc cũng đóng vai trò quan trọng.
Video đang HOT
Ngoài ra, hàm lượng caffein của các loại cà phê và trà rất khác nhau, tốc độ làm sạch cafein ở mỗi người cũng khác nhau rất nhiều.
Lời khuyên cho việc giảm lượng chất cafein trong quá trình mang thai:
- Hãy thử uống nước trái cây, nước, hoặc cà phê / trà đã tách cafein
- Cắt giảm các thức uống năng lượng có hàm lượng cafein cao
- Hỏi tư vấn bác sĩ trước khi dùng thuốc để cảm cúm hoặc cảm lạnh.
Huy Hoàng
Theo medical/vietQ
Đau xương chậu - nỗi ám ảnh của bà bầu 31 tuổi và quan niệm sai lầm khiến hàng triệu mẹ Việt chịu khổ
Hầu hết bà bầu luôn cố gắng chịu đựng những cơn đau lưng và đau xương chậu vì cho rằng đó là một phần tất yếu của quá trình mang thai. Tuy nhiên theo bác sĩ, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Đau lưng hay đau xương chậu không xa lạ gì với phụ nữ mang thai và thường xuất hiện ở những tháng sau khi thai lớn. Tuy nhiên có một số trường hợp đau ngay từ khi thai kì bắt đầu nhưng bị chị em bỏ qua. Đó có thể là dấu hiệu báo động của sức khỏe hay những chấn thương tiềm ẩn từ trước gây họa cho người mẹ.
Đau xương chậu thường xuất hiện trong thời kỳ mang thai.
Bà bầu 31 tuổi đau xương chậu đến không thể gập người
Chị Nguyễn Huỳnh Trúc Phương (31 tuổi) đang mang thai đứa con thứ 2 là một trường hợp điển hình.
Trước khi lấy chồng, chị Phương đã từng bị ngã xe nhưng do chỉ xây xát nhẹ và ê ẩm vùng mông, xương chậu nên chị đã bỏ qua.
Sau khi lấy chồng và sinh bé đầu lòng chị cũng bị đau lưng nhưng không nghiêm trọng. Nhưng mọi chuyện tệ hơn khi chị mang bầu em bé tiếp theo, lưng và xương chậu của thai phụ đau nhức đến nỗi không thể xoay hay gập người dù chỉ mới ở tháng thứ hai của thai kỳ. Những cơn đau này ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, sức khỏe và tâm lý khiến chị lẫn gia đình vô cùng lo lắng.
Bà bầu thường xuyên bị đau lưng, đau xương chậu khủng khiếp trong thời gian mang thai bé thứ hai.
Sau khi thăm khám, bác sĩ Paul D'Alfonso đã cho chị biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức của chị chính là do di chứng từ tai nạn xe lúc trước và lên phương pháp nắn chỉnh cột sống bằng tay kết hợp với vật lý trị liệu và massage trị liệu cho chị Phương.
Mặc dù bên ngoài không có xây xát gì nghiêm trọng nhưng vùng xương chậu đã bị chấn thương dẫn đến mất cân bằng trong thời gian dài.
Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân.
Cộng thêm việc chị thường xuyên bế và địu bé đầu lòng suốt hơn một năm khiến cơ thể chịu nhiều áp lực hơn, không chống trụ được khi bước vào giai đoạn thai kì thứ hai.
Sau hơn 3 tháng điều trị, hiện tại ở tháng thứ 5 của thai kỳ chị Phương đã có thể thoải mái vận động và làm các công việc nhẹ nhàng chăm sóc tổ ấm của mình, tinh thần của chị cũng vui tươi hơn trước rất nhiều.
Mang thai không đồng nghĩa với chịu khổ
Bác sĩ Paul cho biết, hầu hết bà bầu luôn cố gắng chịu đựng những cơn đau lưng và đau xương chậu vì cho rằng đó là một phần tất yếu của quá trình mang thai. Điều này là không đúng.
Như trong trường hợp của chị Phương, cơn đau không chỉ đơn thuần là do mang thai mà còn vì những chấn thương lâu năm không được điều trị đúng.
Cơn đau không chỉ đơn thuần là do mang thai mà còn do những chấn thương.
Do đó bác sĩ khuyên các thai phụ khi gặp các cơn đau lưng hay đau xương chậu âm ỉ kéo dài nên đến ngay các phòng khám chuyên khoa.
Nếu để lâu mà không can thiệp, các cơn đau này sẽ còn ảnh hưởng lâu dài cả sau khi sinh. Nếu sợ tác động không tốt đến thai nhi, các bà mẹ hoàn toàn có thể lựa chọn những phương pháp nhẹ nhàng và an toàn như nắn chỉnh cột sống cường độ nhẹ, tập căng giãn cơ tại nhà...
Bà bầu khi có triệu chứng đau âm ỉ nên đến bệnh viện ngay để được can thiệp.
Bên cạnh việc thăm khám điều trị, các mẹ bầu cũng cần thay đổi thói quen và lối sinh hoạt hàng ngày để có kết quả tốt nhất, một số gợi ý từ bác sĩ như:
- Điều chỉnh tư thế sinh hoạt hằng ngày.
- Không khom lưng khi ngồi, cũng không nên ngồi quá lâu.
- Luôn đảm bao giữ vai và cột sống thẳng trong mọi tư thế.
- Trang bị những chiếc gối thiết kế cho bà bầu dùng để kê đằng trước đằng sau lưng.
- Không nên nằm ngửa khi bụng đã lớn có thể làm nghẽn sự lưu thông máu đến thai nhi gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
- Thai phụ không nên mặc quần áo bó sát. Nên chọn trang phục vừa vặn để tạo sự thoải mái cho cơ thể;
- Hoạt động nhẹ và tăng cường thể lực.
Theo afamily
Đã có những sản phụ nguy kịch tính mạng của cả mẹ và con vì bệnh lupus ban đỏ: Nguyên nhân bệnh lupus ban đỏ là gì? Có thể thấy, bệnh lupus ban đỏ là bệnh rất nguy hiểm với phụ nữ mang thai. Nhưng bệnh này có nguy hiểm với các đối tượng khác không? Đã có không ít ca mắc bệnh lupus ban đỏ khi mang thai, gây ra những nguy hiểm tính mạng cho cả người mẹ và thai nhi. Sản phụ Đ.T.N.D nhà ở TP.HCM, mang...