Phụ nữ mang thai cần chú ý 6 điều sau giúp thai kỳ khỏe mạnh
Trong quá trình mang thai, việc ăn uống ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Ăn uống không khoa học có thể khiến thai phụ tăng cân quá nhiều, nếu thai phụ ăn uống kiêng khem, tăng cân ít quá sẽ hạn chế lượng dinh dưỡng nuôi thai nhi.
Vậy, để thai kỳ khỏe mạnh, vượt cạn dễ dàng khi mang thai mẹ bầu cần chú ý những điều sau:
1. Chọn đồ ăn vặt lành mạnh
Nghén, thèm ăn vặt là hiện tượng phổ biến ở bà bầu, đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên của thai kì. Đồ ăn vặt không chỉ giúp các bà bầu thỏa mãn cơn thèm ăn mà còn giúp xua đi cảm giác buồn nôn, khó chịu. Tuy nhiên, nhiều đồ ăn vặt có thể gây tăng cân, béo phì, không tốt cho sức khỏe của hai mẹ con, cũng như gây khó khăn cho việc giảm cân sau sinh. Vì thế, mẹ bầu hãy lựa chọn những loại thức ăn vặt lành mạnh như bánh mì, sữa chua ít béo, hoa quả tươi, nước ép hoa quả, bột ngũ cốc, sữa,…
2. Không được bỏ bữa sáng
Bữa sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày, có tác dụng phát triển cân nặng cho cả hai mẹ con, giúp cân bằng dinh dưỡng và tăng cường hệ miễn dịch. Nếu bạn không có một bữa sáng đầy đủ dưỡng chất, bạn sẽ không có đủ năng lượng cho hoạt động cả một ngày, để chiến đấu với những phiền toái, mệt mỏi của thai kì và để nuôi em bé. Theo các bác sĩ, mẹ bầu nên ăn bữa sáng có chứa nhiều protein, carbohydrate, chất béo, sữa và trái cây.
Việc ăn đa dạng khi mang thai là vô cùng quan trọng để cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé
3. Ăn đa dạng và ăn cá 2 lần/ tuần
Việc ăn đa dạng khi mang thai là vô cùng quan trọng để cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé, thai phụ cần ăn uống tốt, ăn đầy đủ rau xanh, hoa quả, sữa …. Thay vì bổ sung bằng những thức ăn nhân tạo, việc ăn các thức ăn tự nhiên sẽ hấp thu được chất dinh dưỡng tốt hơn.
Thai phụ nên ăn cá ít nhất hai lần/ tuần vì chứa nhiều dầu cá như cá hồi, cá mòi,… những loại cá cung cấp rất nhiều axit amin AA, EPA, DHA, cực kì cần thiết cho sự phát triển mắt và trí não của trẻ.
4. Uống đủ nước
Phụ nữ mang thai hấp thụ nước nhanh hơn người bình thường và luôn cần một lượng chất lỏng nhiều hơn. Hãy uống thật nhiều nước và các loại chất lỏng cần thiết khác như sữa, nước ép hoa quả, nước canh,…, đặc biệt sau khi vận động hoặc khi trời nóng.
Video đang HOT
5. Bữa chính phải có tinh bột
Khi mang thai không nên kiêng khem quá mức. Nhiều bà mẹ mang thai sợ tăng cân nên cắt bỏ tinh bột là điều sai lầm. Bữa chính cần phải có tinh bột, ví dụ như bánh mì, khoai tây, gạo, mỳ, khoai môn hay bột ngũ cốc,..
Thực phẩm giàu tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng, một số vitamin và chất xơ, giúp bạn no lâu mà không chứa quá nhiều calo. Thay vì thực phẩm tinh bột (trắng) đã qua tinh chế, hãy chọn ngũ cốc nguyên hạt hoặc các loại thực phẩm giàu chất xơ hơn như mì ống làm từ bột mì nguyên cám, gạo lứt hoặc đơn giản là để nguyên vỏ khoai tây. Vì những thực phẩm này chứa nhiều dưỡng chất chưa bị mất do quá trình xử lí, ngoài ra còn giúp mẹ bầu phòng tránh chứng táo bón hay gặp trong thai kì.
6. Đừng cố ăn cho cả hai người
Rửa sạch tay sau khi chuẩn bị thực phẩm sống.
Nhiều bà mẹ cho rằng cần ăn nhiều khi mang thai, chính vì điều này khiến thai phụ tăng thừa cân quá mức. Nếu tăng cân quá nhiều sẽ gây khó khăn khi sinh nở và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng bà bầu chỉ cần thêm 200 calo mỗi ngày so với người thường, lượng năng lượng này bằng 2 lát bánh mì nướng kèm bơ hoặc một túi khoai tây nhỏ cộng 30 gam pho mai.
Chú ý: Việc lựa chọn và chế biến thức ăn cũng rất quan trọng. Cần rửa trái cây, rau xanh để loại bỏ tất cả các dấu vết của đất, có thể chứa toxoplasma (một loại ký sinh trùng có thể gây ra bệnh toxoplasma) có thể gây hại cho thai nhi.
Rửa sạch tất cả các bề mặt và dụng cụ, và tay sau khi chuẩn bị thực phẩm sống (thịt gia cầm, thịt, trứng, cá, động vật có vỏ và rau sống) để giúp bạn tránh bị ngộ độc thực phẩm.
Đảm bảo rằng thực phẩm sống được bảo quản riêng biệt với thực phẩm ăn liền, nếu không sẽ có nguy cơ bị ô nhiễm. Dùng dao và thớt riêng cho thịt sống và chín.
Cần nấu chín kỹ các loại thịt, cá, trứng trước khi ăn.
Mổ cấp cứu kịp thời ca dây rốn thắt nút cho sản phụ lớn tuổi
Khoa Phụ sản, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI vừa cấp cứu thành công sản phụ Nguyễn Thị Quý và thai nhi gặp tình trạng nguy hiểm: dây rốn thắt nút, tim thai dao động ít, đa ối, thai to.
T hai kỳ có nhiều yếu tố nguy cơ
Vào những tháng cuối thai kỳ, chị Nguyễn Thị Quý, 41 tuổi, đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI để thăm khám định kỳ. Là mẹ bầu lớn tuổi, lần mang thai thứ 4 này, thông qua các kết quả siêu âm và kiểm tra tổng quát, bác sĩ tiên lượng thai kỳ của chị có nhiều yếu tố nguy cơ:
- Mang thai nhiều lần: chất lượng cơ tử cung kém, nguy cơ băng huyết sau sinh.
- Đa ối: tình trạng lượng nước ối vượt mức bình thường, có thể gây áp lực lớn lên tử cung và ảnh hưởng đến tim thai.
- Thai to: thai nhi có cân nặng lớn hơn so với cân nặng trung bình, nguy cơ sinh khó.
- Dây rốn thắt nút: là hiện tượng không thường gặp khi mang thai, theo nghiên cứu tỷ lệ dây rốn thắt nút chiếm 0,3 - 2,2% các ca sinh và nâng tỷ lệ tử vong thai nhi tăng cao gấp 4 lần so với thai bình thường. Mức độ nguy hiểm tùy thuộc vào tình trạng thắt lỏng hoặc chặt của dây rốn. Nếu thắt lỏng thì thai sẽ ít bị ảnh hưởng hơn, ngược lại, nếu dây rốn thắt chặt thì tuần hoàn của thai nhi sẽ bị cản trở, em bé có thể tử vong ngay trong bụng mẹ.
- Tim thai dao động ít: có nhiều nguyên nhân như thai nhi đang ngủ nên nhịp tim chậm lại và bé cử động ít hơn, do tư thế của mẹ, mẹ bị thiếu máu, suy thai...
Với tình trạng này, mẹ bầu cần theo dõi chặt chẽ với bác sĩ để có phương án xử trí kịp thời.
Thai phụ lớn tuổi đối mặt với nhiều nguy cơ trong thai kỳ hơn bình thường (Ảnh: TCI).
Dây rốn thắt nút và tim thai dao động ít: Mối nguy hiểm đe dọa thai nhi
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Hà - Trưởng khoa Phụ sản, kiêm Phó giám đốc Thu Cúc TC, trên nền bệnh nhân có dây rốn thắt nút, tim thai dao động ít, mổ lấy thai khẩn cấp là điều cần thực hiện, bởi mỗi phút trôi qua đều là mối đe dọa trực tiếp đến tính mạng của thai nhi.
Quá trình chuẩn bị trước mổ được diễn ra nhanh chóng. Sản phụ được kiểm tra sức khỏe toàn diện để đảm bảo đủ điều kiện tiến hành phẫu thuật. Các thiết bị hiện đại được huy động để theo dõi sát sao tình trạng của mẹ trong suốt ca mổ.
Sau những phút giây căng thẳng và tập trung cao độ của cả ê-kíp, bé trai nặng gần 4kg đã được đưa ra khỏi bụng mẹ một cách an toàn.
Nhờ sự can thiệp kịp thời của đội ngũ bác sĩ TCI, bé trai đã chào đời an toàn (Ảnh: TCI).
Ngay sau khi chào đời, em bé được các bác sĩ Nhi sơ sinh kiểm tra sức khỏe. Kết quả cho thấy tình trạng của bé ổn định, nhịp tim bình thường và không phát hiện thêm bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác ở cả mẹ và bé.
Những lưu ý để phát hiện sớm nguy cơ thắt nút dây rốn
Trường hợp trong quá trình thăm khám siêu âm khi mang thai, bác sĩ phát hiện thai nhi bị thắt nút dây rốn thì mẹ sẽ được chỉ định kiểm tra đo tim thai và siêu âm Doppler màu để đánh giá lại tình trạng thai.
Điều cần nhất phải làm là theo dõi cử động thai thật kỹ. Khi thai từ 26 tuần, các mẹ theo dõi đếm cử động thai mỗi ngày. Khi thai nhi đang ngủ, hoạt động cử động sẽ giảm hoặc không xuất hiện. Mỗi lần ngủ của thai nhi thường kéo dài từ 20 - 40 phút và hiếm khi vượt quá 90 phút. Trong trạng thái thức, một thai nhi khỏe mạnh sẽ thực hiện ít nhất 4 đợt cử động trong vòng 1 giờ. Nếu số lần cử động ít hơn 4 trong 1 giờ, thai phụ nên nằm nghỉ và tiếp tục theo dõi cử động trong giờ kế tiếp hoặc trong khoảng thời gian 2 - 4 giờ.
Trường hợp trong 4 giờ, thai nhi có ít hơn 10 lần cử động, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được kiểm tra tình trạng thai nhi bằng các phương pháp chuyên sâu.
Thai nhi có dây rốn thắt nút thường được chỉ định mổ đẻ (Ảnh: TCI).
Từ tuần 36 - 40, mẹ cần đi khám thai mỗi tuần một lần. Càng gần ngày sinh, mẹ bầu càng phải chú ý lịch khám. Nếu thấy bất kỳ điều bất thường nào đến ngay cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời. Nếu dây rốn bị thắt nút chặt có thể được chỉ định mổ cấp cứu bắt con ngay lập tức
Nếu thai phụ có thắt nút dây rốn mà có chuyển dạ, thai nhi cần được giám sát, đo nhịp tim để phát hiện bất thường của nhịp tim thai. Hầu hết trường hợp dây rốn thắt nút nên sinh mổ vì đẻ đường âm đạo nguy cơ suy thai, mất tim thai rất cao.
Thắt nút dây rốn khó có thể nhận biết và cách tốt nhất để đảm bảo an toàn là sản phụ nên theo dõi cử động thai cũng như đi thăm khám đúng lịch.
Phẫu thuật ca thai ngoài tử cung Trung tâm Y tế TP.Thuận An vừa phẫu thuật thành công ca thai ngoài tử cung bên phải. Bệnh nhân có tiền căn hen suyễn, dị tật bẩm sinh, sinh mổ bắt em bé một lần và đã hai lần bị thai ngoài tử cung nhưng điều trị nội khoa. Với kỹ thuật nội soi điều trị thai ngoài tử cung, các bác...