Phụ nữ mặc như thế nào trước khi có Ngày không áo ngực 13/10?
Khi áo ngực chưa được phát minh và chưa có No Bra Day (Ngày không áo ngực 13/10), phụ nữ thời xưa vốn không cần sử dụng loại phụ kiện này.
Ngày 13/10 được chọn là No Bra Day (tạm dịch: Ngày không áo ngực). Đây là dịp phụ nữ trên toàn thế giới có thể cởi bỏ chiếc áo ngực gò bó để vòng 1 được thoải mái suốt cả ngày. Đây cũng là ngày lễ ủng hộ chiến dịch “Nâng cao hiểu biết về ung thư vú” của Mỹ.
Thực tế, trước khi áo ngực được phát minh, phụ nữ thời xưa vốn không cần sử dụng loại phụ kiện này.
Trong cuộc sống hàng ngày, áo ngực là vật dụng không thể thiếu của phụ nữ. Loại áo này có nguồn gốc từ phương Tây, xuất phát từ nền văn hóa tôn vinh phần thân trên của con người. Đây là phụ kiện thích hợp với thời tiết mát mẻ, khô ráo. Áo ngực cũng ưu tiên công dụng tôn dáng hơn là giúp người mặc được thoải mái.
Trước đây, cả ở Ấn Độ cổ đại và các nền văn minh phương Tây sơ khai đều không có áo ngực. Vào thời đó, hầu hết phụ nữ đều sở hữu bộ ngực nhỏ hơn ngày nay do hoạt động nhiều, ngay cả trong giới quý tộc cũng có nhiều người phải đi bộ hàng ngày, nhờ vậy mà họ sở hữu cơ thể gọn gàng hơn.
Chiếc áo lót hai dây cúp ngực mà phụ nữ ngày nay thường mặc là sáng chế của Mary Phelps, một nhà bảo trợ nghệ thuật và nhà xuất bản người Mỹ. (Ảnh: Shutterstock)
Phụ nữ ở Ấn Độ xưa thường mặc trang phục hở rốn, một phần do thời tiết đặc trưng của khu vực, một phần do họ chuộng quần áo thoải mái. Chiếc áo chẽn họ mặc để che ngực được gọi bằng nhiều cái tên đa dạng như: pratidhi, uttariya, kanchuki, kanchuli, choli hoặc angopa.
Kể từ khi các nữ tu sĩ theo đạo Jain và đạo Phật bắt đầu mặc trang phục kín đáo, áo cánh angarkhas ra đời với phần trên ôm sát ngực. Vào thời Mughal (từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19), áo angarkhas được may bó sát và có thể nâng đỡ bầu ngực.
Ở miền Bắc Ấn Độ, thời tiết đặc biệt nóng nực khiến người dân phải che chắn kín toàn thân để tránh cái nắng như thiêu đốt. Ngay cả ở vùng Bengal, nơi có thời tiết ẩm ướt và ôn hòa hơn, phụ nữ cũng không mặc áo trong mà chỉ quấn lên mình áo dài làm từ gossamer, một loại vải mỏng nhẹ.
Một vài kiểu áo sari của Ấn Độ. (Ảnh: Fashion Lady)
Video đang HOT
Áo sari và áo cánh mà người Ấn hiện đại thường mặc chính thức được giới thiệu bởi bà Jnanadanandini Tagore, một nhà cải cách xã hội, người đi tiên phong trong việc đổi mới văn hóa và là nhân vật tác động đến giai đoạn đầu của việc trao quyền cho phụ nữ ở Bengal vào thế kỷ 19. Bà là vợ của Satyendranath Tagore, người Ấn Độ đầu tiên tham gia Dịch vụ Dân sự Ấn Độ.
Với sự hỗ trợ đắc lực của chồng, Jnanadanandini đã thể hiện rất tốt vai trò là vợ của công chức Ấn Độ đầu tiên. Bà được yêu cầu giao lưu với người Anh trong trang phục áo sari và áo cánh cách tân. Từ đó, bộ sari kiểu mới dần thay thế chiếc áo choàng truyền thống.
Ở phương Tây, thời xưa, phụ nữ thường chỉ buộc một mảnh vải lớn lên người một cách thoải mái. Sau đó, các dải vải được thêm vào để quấn quanh phần ngực, chi tiết này đặc biệt cần thiết trong các hoạt động thể chất.
Ở phương Tây, thời xưa, phụ nữ thường chỉ buộc một mảnh vải lớn lên người một cách thoải mái. (Ảnh: Minh họa)
Áo nịt ngực xuất hiện lần đầu tại Pháp cách đây khoảng 600 năm. Kiểu dáng ban đầu của nó bao trọn gần hết phần trên cơ thể, từ bầu ngực đến hết phần bụng dưới.
Điểm thú vị trong thiết kế áo ngực của phương Tây xưa là chúng đều siết chặt và làm phẳng bầu ngực, dù đường viền mép áo và khe ngực vẫn được phô bày. Trong khi đó, ở Ấn Độ, áo ngực được thiết kế để làm nổi bật các đường cong và tôn vinh vẻ đẹp quyến rũ.
Chiếc áo hai dây cúp ngực mà phụ nữ ngày nay thường mặc là sáng chế của Mary Phelps, một nhà bảo trợ nghệ thuật và nhà xuất bản người Mỹ. Loại áo tân tiến này nhanh chóng trở nên phổ biến ở Ấn Độ và toàn thế giới.
Các cô gái trẻ ngày càng thích mặc "thả rông": Tự do về giới hay thiếu đứng đắn?
Chuyện phụ nữ có cần mặc áo ngực hay không vẫn chưa bao giờ là vấn đề thôi khiến cộng đồng quan tâm.
Phái đẹp có nhất thiết phải mặc áo ngực hay không là câu hỏi mà nhiều người đặt ra?
Áo ngực là bắt buộc hay chỉ là ảo tưởng xã hội?
Áo ngực là loại trang phục có lịch sử lâu đời giúp che đi phần nhạy cảm trên cơ thể của con người. Trải qua thời gian, chúng dường như trở thành trang phục bắt buộc. Từ khi bắt đầu dậy thì các bé gái đã được dặn rằng phải mặc áo ngực và dần trở thành thói quen cho đến khi trưởng thành.
Những cô gái tự tin "thả rông" xuống phố bị xem là dị biệt, phản cảm, thiếu văn hóa. Hầu hết phụ nữ cũng tin rằng họ cần phải mặc áo ngực. Tất nhiên, không phải chúng không có ưu điểm. Ngoài việc che chở thân thể, áo ngực còn giúp nâng đỡ vòng một để hạn chế chảy xệ, cải thiện tư thế, điều chỉnh dáng ngực giúp vòng một đẹp hơn.
Từ khi dậy thì, các bé gái đã được dặn rằng phải mặc áo ngực và giữ thói quen đó tới khi trưởng thành.
Tuy nhiên, phái đẹp đã lật ngược lại những điều được cho là đúng, họ tự hỏi mình có cần thiết phải mặc áo ngực hay không? Thực tế là không cần thiết bởi xét về mặt y học, không mặc áo ngực giúp bạn cải thiện lưu thông máu, chức năng hô hấp hay tránh các tổn thương về da đồng thời giảm nguy cơ ung thư vú.
Nhiều người cho rằng phái đẹp mặc áo ngực không hẳn là vì muốn tốt cho sức khỏe mà đúng hơn là do những áp đặt xã hội về mặt giới tính.
Phái đẹp diện áo ngực vì được dạy rằng phải mặc không phải do mặc chúng mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Chấp nhận sự tồn tại của điều không giống nhau
Chuyện không mặc áo ngực của phái đẹp là một khía cạnh của phong trào nữ quyền. Không phải không có lý do khi đặt vấn đề ăn mặc cạnh điều mang tính chính trị. Đã có nhiều hoạt động đòi công bằng cho phụ nữ diễn ra. Trào lưu "free the nipple" hay những ngày Quốc tế không nội y mục đích cuối cùng là nhằm hướng tới giải phóng phái đẹp.
Áo ngực không chỉ là thứ phục trang đơn thuần mà gắn với tư tưởng về việc phái đẹp phải biết giữ thân, làm theo chuẩn mực. Cũng chính bởi vậy mà họ mới có lý do để đổ lỗi do quần áo của phái đẹp là nguyên nhân của quấy rối, hãm hiếp.
Cộng đồng đã nỗ lực trong việc giải phóng phụ nữ khỏi sự kìm kẹp của những chiếc áo ngực.
Trên diễn đàn mạng xã hội, có người lên tiếng thứ họ cần không hẳn là những điều "đao to búa lớn", bắt mọi người phải cảm thấy bình thường khi nhìn thấy điểm nhạy cảm trên cơ thể. Họ chỉ cần được chấp nhận những tư tưởng khác biệt. Đừng nghiêm trọng hóa việc không mặc nội y, phái nữ cần được tôn trọng, đó là quyền tự do cá nhân.
Người khác viết: "Mình không thích mặc áo ngực một chút nào. Nhưng thật sự nếu các bạn tự tin không mặc áo ngực thì tốt nhất đừng để tâm đến chuyện mọi người soi mói. Không thể miệng lưỡi thiên hạ theo ý mình". Hãy cứ sống theo cái tôi của mình, bỏ ngoài tai những xì xào không hay.
Có người nói điều họ cần chỉ là tôn trọng sự khác biệt, không cần giả vờ như không thấy điểm nhạy cảm.
Ranh giới giữa tự do và thiếu tôn trọng đối phương
Mọi vấn đề đều có ranh giới mà đôi khi ranh giới đó lại chẳng rõ ràng để người ta bước qua lằn ranh cũng chẳng biết mình đã đi quá giới hạn. Việc mặc hay không mặc áo ngực cũng vậy. Đôi khi đó là cách thể hiện sự tôn trọng người đối diện cũng giống như mặc quần bảo hộ dưới váy để bản thân không hớ hênh và cũng để bảo vệ đôi mắt của người khác.
Tuy nhiên, mọi sự tự do đều nên được thực hiện trong giới hạn của thuần phong mỹ tục.
"Các bạn cứ bảo mình được quyền chọn thứ mình mặc nhưng cũng nên phù hợp, gặp những người không thân thiết mà chẳng mặc áo ngực đâu khác gì mặc quần tà lỏn đi hội nghị, lôi thôi, thiếu lịch sự" - một cư dân mạng lên tiếng.
Hơn nữa, hiện tại có rất nhiều mẫu áo ngực khác nhau cho các nàng lựa chọn để bạn vừa chỉn chu mà vẫn thoải mái. Không phải lúc nào cũng lấy lý do quyền cá nhân, sự khác biệt để ăn mặc không thích hợp với hoàn cảnh, sa đà vào khoe thân, phản cảm.
Không nhất thiết phải mặc áo ngực thường xuyên, bạn hoàn toàn có thể không diện chúng miễn là phù hợp.
12 ví dụ về quần áo 'thông minh' sẽ thay thế quần áo thông thường Quần áo mặc không chỉ phải thoải mái mà còn phải tiện dụng. Các nhà thiết kế đồng ý với tuyên bố này và đó là lý do tại sao họ luôn cố gắng thêm một cái gì đó thú vị vào các chức năng thông thường mà hầu hết quần áo đều có. Chúng tôi sẽ cho bạn biết về những món...