Phụ nữ độ tuổi 30, lưu ý các dấu hiệu bệnh để khỏe đẹp hơn
Khi phụ nữ đến độ tuổi 30, cơ thể họ gần như có sự khởi đầu của các bệnh liên quan đến tuổi tác. Vậy nên, việc tìm ra các triệu chứng và dấu hiệu của các bệnh là rất quan trọng. Bỏ qua chúng có thể làm cho quá trình điều trị các bệnh sẽ khó khăn hơn.
1. Khối u ở vú hoặc thay đổi cấu trúc da vùng ngực
Mặc dù ung thư vú có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nó phổ biến hơn ở phụ nữ trung niên. Nguy cơ ung thư vú tăng lên khi bạn già đi.
Hãy theo dõi thường xuyên bất kỳ hình thức thay đổi nào trong vú. Sự hiện diện của cục u hoặc thay đổi đột ngột trong kết cấu của vú, hay những thay đổi ở núm vú có thể là dấu hiệu chỉ ra nguy cơ mắc ung thư vú.
2. Rụng tóc
Rụng tóc bất thường là một trong những dấu hiệu khi phụ nữ đạt 30 tuổi.
Căng thẳng và sinh con, nuôi con là lý do chính khiến họ rụng tóc quá mức.
Ngoài ra, một trong những nguyên nhân phổ biến gây rụng tóc khi bạn bước vào tuổi 30 là do thiếu chất dinh dưỡng quan trọng trong cơ thể.
Video đang HOT
Về mặt sinh lý, thiếu sắt có thể gây rụng tóc nghiêm trọng. Vì vậy, phụ nữ trong độ tuổi 30 nên kiểm tra mức hemoglobin thường xuyên để xác định xem bạn có bị thiếu máu hay không.
Rụng tóc cũng có thể xảy ra do thiếu vitamin D. Mất cân bằng nội tiết tố (đôi khi gây ra do uống thuốc tránh thai) cũng có thể dẫn đến rụng tóc nghiêm trọng.
3. Huyết áp cao
Thừa cân, uống thuốc tránh thai hoặc dùng liệu pháp hormon là tất cả những lý do tại sao một phụ nữ 30 có thể bị huyết áp cao. Một số thuốc giảm cân và thuốc chống trầm cảm cũng có thể dẫn đến các vấn đề huyết áp cao.
Một phụ nữ có tiền sử huyết áp cao cũng có thể phải đối mặt với các biến chứng trong khi mang thai và do đó sẽ cần theo dõi chặt chẽ.
Phụ nữ ăn quá nhiều lượng muối trong và sau 30 tuổi cũng có liên quan đến tăng huyết áp.
Ngoài gây ra các bệnh tim mạch, huyết áp cao có thể dẫn đến bệnh thận và suy thận. Tăng huyết áp, khi không được điều trị sẽ làm tổn thương các mạch máu và các bộ lọc trong thận. Điều này làm cho việc loại bỏ các chất thải từ cơ thể vô cùng khó khăn.
4. Mệt mỏi
Một trong những mối quan tâm sức khỏe hàng đầu của phụ nữ ở 30 tuổi là mệt mỏi. Mệt mỏi có thể do làm việc lao lực hoặc cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý khác nhau. Mặc dù nguyên nhân chưa được biết, nếu chứng mệt mỏi kéo dài, bạn có thể cần phải thực hiện một số xét nghiệm y tế để tìm ra thủ phạm gây bệnh.
Thiếu máu và tiểu đường cũng gây mệt mỏi đặc biệt là ở phụ nữ tuổi 30.
5. Mắt kém
Một trong những lý do chính khiến tầm nhìn bị ảnh hưởng ở phụ nữ 30 tuổi là do thiếu hụt dinh dưỡng. Thiếu vitamin A, C, E và kẽm có thể dẫn đến thị lực suy giảm.
Các chất dinh dưỡng này rất cần thiết để làm chậm thoái hóa điểm vàng xảy ra theo tuổi tác. Các cơn đau nửa đầu thường xuyên có thể gây ra các vấn đề liên quan đến thị lực.
BÌNH MINH
Theo thegioitiepthi.vn
Vì sao phụ nữ nên đợi đến 30 tuổi mới sinh con?
Trong khi các bác sĩ thường nhấn mạnh rằng phụ nữ cố gắng mang thai trong những năm 20 tuổi để có cơ hội tốt nhất mang thai khỏe mạnh, đủ tháng, các nhà nghiên cứu gợi ý rằng phát hiện này là bằng chứng để chờ đến đầu độ tuổi 30 mới sinh con.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, tuổi khi mang thai lần đầu có thể không phải là nguyên nhân trực tiếp của tuổi thọ dài hơn, vì phụ nữ sinh con muộn hơn cũng thường giàu có hơn hoặc có một số gen nhất định có thể giải thích cho tuổi thọ của họ.
Nghiên cứu xem xét mối tương quan giữa tuổi sinh con và tuổi thọ. Để phục vụ mục đích nghiên cứu, tuổi sinh con được đo bằng tuổi trung bình của phụ nữ khi sinh đứa con đầu lòng; tuổi trung bình của phụ nữ khi sinh con; và tỷ lệ các bà mẹ vị thành niên. Các nhà nghiên cứu đã xem dữ liệu về phụ nữ từ các nước EU khác nhau trong suốt chín năm.
Kết quả cho thấy rằng mang thai ở độ tuổi lớn hơn tương quan với tuổi thọ dài hơn, đặc biệt nếu là mang thai lần đầu.
Đây không phải lần đầu tiên mang thai khi lớn tuổi được liên hệ với tăng tuổi thọ. Một nghiên cứu năm 2014 đã đưa ra kết luận tương tự, thấy rằng phụ nữ có con sau khi bước sang tuổi 33 tuổi có nhiều khả năng sống lâu hơn những phụ nữ có con trước khi bước sang tuổi 30. Mặc dù việc có con ở tuổi 40 sẽ khó khăn hơn, song nghiên cứu trước đây đã cho thấy những phụ nữ này có nhiều khả năng sống đến 100 tuổi hơn so với những phụ nữ sinh con út ở độ tuổi trẻ hơn.
Có thể có nhiều yếu tố đóng vai trò trong các kết quả này, cả về môi trường và sinh học. Ví dụ, nhìn từ khía cạnh sinh học, mặc dù phụ nữ có thể mang thai trước tuổi 18, nhưng có thai khi càng trẻ thì nguy cơ đối với người mẹ và em bé càng cao.
Mặt khác, cũng có thể có các yếu tố môi trường và xã hội dẫn đến tuổi thọ dài của các bà mẹ mang thai lần đầu khi lớn tuổi. Ví dụ, các bà mẹ lớn tuổi có xu hướng giàu hơn và học vấn cao hơn, điều này nghĩa là họ có đủ khả năng chi trả cho thực phẩm lành mạnh và tiếp cận tốt hơn với chăm sóc y tế.
Ngoài ra, nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng những phụ nữ sinh con ở độ tuổi 33 hoặc hơn dễ mang những gen liên quan đến tuổi thọ hơn so với các bà mẹ trẻ hơn, và có thể gen quy định khả năng sinh sản ở độ tuổi lớn hơn và gen quy định tuổi thọ gắn bó mật thiết với nhau.
Tuy có con ở độ tuổi 30 có thể có một số lợi ích, song những phụ nữ muốn sinh con cũng không nên trì hoãn việc này quá lâu vì cơ hội thụ thai sẽ bắt đầu giảm sau tuổi 35. Theo Babycenter, sau 35 tuổi, phụ nữ có nguy cơ bị vô sinh hoặc sảy thai cao hơn, và đến 40 tuổi thì chỉ 2/5 số phụ nữ muốn sinh con có thể làm được điều này. Nguyên nhân là do một số yếu tố, như có ít trứng chất lượng cao, kinh nguyệt không đều nhiều hơn, ống dẫn trứng dễ bị tắng hơn...
Cẩm Tú
Theo Dân trí
4 thay đổi bình thường ở phụ nữ độ tuổi 30 Đối với phụ nữ, một thập kỷ cuộc đời ở độ tuổi 30 có thể mang lại cả sự thay đổi và ổn định trong sự nghiệp, cuộc sống cá nhân, và sức khỏe. Dưới đây là 4 thay đổi mà cơ thể họ có thể trải qua ở độ tuổi 30. Khối xương và cơ bắt đầu giảm dần sau khi đạt...