Phụ nữ dễ nghiện smartphone gấp 2 lần nam giới
Một ngày mới của cô Kim Ji-yeon (25 tuổi) bắt đầu bằng việc kiểm tra Instagram, để xem mọi người bình luận về status đêm trước lúc ngủ của cô như thế nào.
“Tôi thường đăng một cái gì đó trước gi tôi đi ngủ”, Ji-yeon nói. “Việc này rất thú vị khi thức dậy, tôi sẽ xem mọi người đã bình luận về nó như thế nào. Đây như một nghi lễ mỗi sáng của tôi”.
Kim Ji-yeon đang sống ở Hàn Quốc. Cô thường xuyên đăng ảnh tự sướng, ảnh đồ ăn và thỉnh thoảng là ảnh con chó cưng. Cô cũng thừa nhận đang nghiện điện thoại thông minh, như mọi người khác cô biết. Cô mang theo nó khắp mọi nơi, mọi lúc, chẳng có ngày nào tách rời. Cô sạc điện thoại trên giường hàng đêm. Một trong những mối lo ngại nhất của cô là lúc điện thoại rơi sang vạch đỏ.
“Tôi rất lo mỗi khi quên sạc điện thoại. Nó giống như tôi bỏ lỡ mất cuộc sống của mình vậy. Hầu hết những người tôi biết cũng như vậy”, Ji-yeon nói trên tờ AFP.
Ji-yeon là một trong nhiều phụ nữ Hàn Quốc đã dành một thời lượng đáng kể trong quỹ thời gian của mình để giao tiếp qua điện thoại và các phương tiện truyền thông xã hội. Nghiên cứu mới đây của Bệnh viện Seoul St. Mary đã phát hiện ra phụ nữ Hàn Quốc có nguy cơ dễ nghiện smartphone gấp 2 lần nam giới.
Video đang HOT
Ảnh: AFP.
Trong nghiên cứu, bác sĩ tâm thần đã khảo sát 2.281 phụ nữ và 2.573 nam giới. Trong số những người tham gia có 17,9% nữ giới bị nghiện điện thoại thông minh, trong khi chỉ có 9,4% nam giới bị nghiện.
“Chúng tôi cho rằng một trong những lý do đằng sau những số liệu này là do phụ nữ có xu hướng dễ hình thành các mối quan hệ trực tuyến hơn nam giới”, Kim Dae-jin, một bác sĩ tâm thần, người đứng đầu nghiên cứu cho biết.
Nghiên cứu cũng phát hiện smartphone là nguyên nhân gây ra trầm cảm và các vấn đề thần kinh, ví như tránh giao tiếp ngoài đời thực.
Một nghiên cứu năm ngoái của Viện Y tế và Xã hội Hàn Quốc cho thấy phụ nữ, đặc biệt là những người có vấn đề về tài chính và địa vị xã hội dễ bị trầm cảm hơn nam giới. Số liệu cụ thể là 9,1% phụ nữ từng bị các vấn đề thần kinh ít nhất một lần trong đời, còn nam giới chỉ có 4,3%. Đáng chú ý 31,7% phụ nữ không tốt nghiệp trung học dễ bị trầm cảm, do nghèo, stress sau sinh, bị lạm dụng lúc nhỏ…
Nghiên cứu mới của Bệnh viện Seoul St. Mary chứng minh rằng điện thoại thông minh là một hình thức thoát ly đối với những người bị trầm cảm. “Khi một người đang có những cảm xúc tiêu cực thì tự nhiên họ sẽ tìm một nơi để thoát khỏi sợ hãi và lo lắng”, nghiên cứu cho biết. “ Thế giới ảo với người dùng dấu tên mang đến cho họ một cơ hội được làm con người khác, hành động khác. Do đó những người vốn không hài lòng với bản thân, người tiêu cực ngoài đời thực thì sẽ rất dễ nghiện thế giới ảo”.
Bảo Nhiên
Theo VNE
Chứng lạnh nhạt với người thân tăng cao vì smartphone
Thống kê cho thấy có khoảng 2 tỷ người trên thế giới đang sở hữu điện thoại, nhưng có vẻ sự phát triển của di động thông minh đã làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ của chúng ta.
Trường đại học Kent (Úc) vừa đưa ra bài viết trên tạp chí Computers in Human Behaviour, cho rằng số lượng người nghiện điện thoại di động ngày càng gia tăng. Có 3 nguyên nhân chính tạo ra hiện tượng này: nghiện Internet, sợ bỏ lỡ thông tin và thiếu tự chủ bản thân.
Họ còn cho rằng con người đang mắc phải hội chứng "phubbing". Đây là một thuật ngữ được ghép từ "phone" (điện thoại) và "Snub" (lạnh nhạt). Nó đề cập đến việc một người sẽ nhìn chằm chằm vào chiếc điện thoại của họ chứ không phải với người khác, trong những hoạt động xã hội, ví dụ như khi đi chơi cùng bạn bè. Điều này sẽ giết chết các mối quan hệ của chúng ta.
Nghiên cứu cho thấy về lâu dài sẽ khiến mọi người cảm thấy đó là việc bình thường.
Giáo sư Karen Douglas từ đại học Kent cho rằng "Việc phát triển di động thông minh sẽ làm giảm thay vì gia tăng các mối quan hệ xã hội".
"Một phần đáng kể dân số thế giới sử dụng điện thoại thông minh như là vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày", Giáo sư Karen nói với Daily Mail UK, "vì vậy, điều này càng quan trọng với các nhà nghiên cứu xã hội hơn trong việc xem xét ảnh hưởng của điện thoại di động đến chất lượng đời sống xã hội".
Ông đã thực hiện cuộc khảo sát trên 251 ứng viên độ tuổi từ 18 đến 66. Kết quả cho thấy những người nghiện điện thoại thường có hành vi "phubbing" đối với người khác.
Một nghiên cứu khác vào năm 2015 cho biết 46% người Mỹ từng bị "phubbing" bởi người thân họ, và hơn 1/3 số này cho rằng họ cảm thấy chán nản, thậm chí là trầm cảm.
Đại Việt
Theo Zing
Đưa đèn đỏ xuống đất vì người dùng dán mắt vào smartphone Chính quyền bang New South Wales sẽ thử nghiệm lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu xuống dưới mặt đất từ tháng 12 tới tại các điểm sang đường chính ở Sydney. Đối với người đi bộ tại Australia, thật khó để họ đưa mắt lên quan sát tín hiệu giao thông khi đang dán mắt vào Facebook, Instagram khi băng qua đường...