Phụ nữ dễ mắc bệnh gì ở tuổi 40?
Phụ nữ bước qua tuổi 40 là giai đoạn gắn liền với thời kỳ tiền mãn kinh. Mọi thứ thường đã đi vào quỹ đạo nhưng sức khỏe lại sang trang mới ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý và nhan sắc.
Vóc dáng thay đổi và hội chứng tiền mãn kinh
Lượng mỡ trong cơ thể thiếu nữ tuổi dậy thì chỉ chiếm có 10% thể trọng, nhưng ở ngoài tuổi 40, lượng mỡ tích tụ nhiều, chiếm đến trên 20%, hơn nữa phần lớn tích tụ ở vùng bụng, thắt lưng và ở đoạn trên của tay chân, do đó phụ nữ tuổi trung niên dễ thấy rõ thể hình không còn thon thả cân đối như trước nữa.
Ảnh minh họa
Ở lứa tuổi này, buồng trứng bắt đầu suy thoái, mức estrogen trong cơ thể hạ thấp và dần bị thiếu hụt estrogen. Vùng chịu tác động đầu tiên là khung chậu vì thế trong giai đoạn này người phụ nữ dễ mắc phải các chứng sa sinh dục, ngứa âm hộ, âm đạo khô, giao hợp rát… thiếu estrogen còn sinh ra ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh, tuyến nội tiết… sinh ra chứng mất ngủ, mệt mỏi, cáu gắt, lo âu.
Sau tuổi 40, hiện tượng đau lưng, vùng thắt lưng đã bắt đầu xuất hiện và ngày một rõ rệt. Một số công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng phụ nữ sau tuổi 35, sức mạnh cơ bắp cứ 10 năm lại suy giảm 10 – 20%, thường xuất hiện các cảm giác khó chịu ở các khớp, đồng thời dễ phát sinh những biến đổi có tính suy thoái như loãng xương, có bệnh ở cột sống cổ
Chứng loãng xương
Ảnh minh họa
Sau tuổi 40, hiện tượng đau lưng, vùng thắt lưng đã bắt đầu xuất hiện và ngày một rõ rệt. Một số các công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng, bước qua tuổi 35, sức mạnh cơ bắp của phụ nữ cứ 10 năm lại suy giảm 10-20%, đồng thời cảm giác khó chịu ở các khớp thường xuyên xuất hiện. Lúc này, cơ thể chị em dễ phát sinh những biến đổi có tính suy thoái như loãng xương, có bệnh ở cột sống cổ.
Bệnh tim mạch, huyết áp
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Phụ nữ sau tuổi 40, khả năng điều chỉnh có tính phản xạ của cơ thể đối với huyết áp suy giảm. Cũng chính vì thế mà chị em dễ bị cao huyết áp ở thời kỳ này. Theo đó, sau khi quỳ hoặc ngồi xổm lâu mà đột xuất đứng lên, có thể xuất hiện một số hiện tượng như choáng váng, chóng mặt, mắt trở nên tối sầm lại, thậm chí có trường hợp bị chập choạng rồi ngã lăn ra.
Nguy cơ ung thư tử cung và ung thư vú
Ảnh minh họa
Phụ nữ tuổi trung niên có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung và ung thư vú. Các yếu tố liên quan làm tăng nguy cơ mắc bệnh là do sau 35 tuổi, nội tiết tố sinh dục, nang noãn của phụ nữ giảm, sức đề kháng kém nên rất dễ viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung kéo dài (nhất là nhiễm siêu vi Herpé simplex II…), virut HPV… là một nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung.
Do vậy, nên tự khám vú xem có bất thường, đồng thời cần được khám định kỳ ở các cơ sở y tế chuyên khoa mỗi năm một lần.
Đau chân vào mùa đông: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Hiện tượng đau chân vào mùa đông bên cạnh nguyên nhân vật lý còn có thể xuất phát từ những yếu tố bệnh lý khác.
Vấn đề đau chân vào mùa đông, nhức xương khớp, đầu gối sưng viêm,... là một trong những bệnh xương khớp phổ biến có thể tăng lên khi nhiệt độ giảm xuống.
Trong đó, những cơn đau chân vào mùa đông có thể khiến bạn gặp bất tiện trong sinh hoạt hay khó chịu do di chuyển, tập luyện khó khăn. Dưới đây là các nguyên nhân chính gây nên tình trạng này và cách phòng ngừa hiệu quả.
1. Nguyên nhân gây đau chân vào mùa đông là gì?
Theo thống kê, có nhiều nguyên nhân có thể khiến bạn bị đau chân vào mùa đông, có thể đơn thuần chỉ là do những tác động vật lý, sự thay đổi bất thường của nhiệt độ hay cũng có thể là từ những bệnh lý nguy hiểm. Cụ thể như sau:
Nguyên nhân bệnh lý
Một vài bệnh lý dưới đây có thể khiến bạn cảm thấy chân bị đau, nhất là vào mùa đông, khi nhiệt độ giảm xuống, quá trình lưu thông máu có thể bị ảnh hưởng từ đó tác động tới các cơ, mô xương khớp.
- Viêm khớp
Hai bệnh lý xương khớp là viêm khớp và thoái hóa khớp đều có thể gây ra các đợt cấp khi nhiệt độ giảm. Nguyên nhân được giải thích là do nhiệt độ giảm khiến áp suất không khí cũng giảm theo và các mô sẽ dễ bị sưng hơn.
Hai bệnh lý xương khớp là viêm khớp và thoái hóa khớp đều có thể gây ra các đợt cấp khi nhiệt độ giảm (Ảnh: Internet)
Đây cũng chính là lý do khiến người bị viêm khớp thấy đau chân vào mùa đông hơn.
- Đau dây thần kinh tọa
Khi dây thần kinh tọa bị chèn ép sẽ dẫn tới việc xuất hiện những cơn đau nhức nặng hơn. Kết hợp với điều kiện thời tiết, khối cơ trở nên căng cứng từ đó gây đau chân và mùa đông.
- Đau cơ xơ hóa
Với người già hay những người có tiền sử bị các bệnh liên quan tới khớp thì dễ bị đau do các cơ bị xơ hóa hơn khi trời lạnh. Chưa kể đến nếu như không được phát hiện kịp thời thì những cơ này rất dễ biến chứng, lan sang tới cơ quan khác của cơ thể và gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt của người bệnh.
Nguyên nhân khác
- Cơ thể bị thiếu nước
Mùa đông khiến nhiều người quên đi việc uống nước do cơ thể không toát nhiều mồ hôi và không có cảm giác khát nước như mùa hè.
Uống không đủ nước gây rối loạn quá trình trao đổi chất của cơ thể (Ảnh: Internet)
Thói quen này ngoài việc tác động xấu tới quá trình trao đổi chất của cơ thể còn khiến lượng chất lỏng trong cơ thể bị sụt giảm. Trong khi đó các cơ dưới tác động của nhiệt độ thấp vốn đã cứng hơn gặp điều kiện thiếu nước sẽ gây căng và đau chân vào mùa đông.
- Co thắt cơ do mất nhiệt
Khi cơ thể chịu tác động của nhiệt độ lạnh sẽ thường có xu hướng mất nhiệt nếu không được bảo vệ đúng cách. Bạn nên biết Những bộ phận trên cơ thể nhất định phải giữ ấm vào mùa lạnh nếu không muốn hệ miễn dịch bị suy giảm.
Khi đó bạn sẽ dễ gặp các cơn co, căng cứng, đau chân vào mùa đông hơn.
- Vận động cường độ cao
Nếu như cơ thể hoạt động với cường độ cao xong và tiếp xúc ngay với nhiệt độ thấp sẽ rất dễ bị đau nhức hơn, một phần cũng là do cơ thể phải chịu nhiều áp lực hơn bình thường vào mùa lạnh.
2. Hướng dẫn phòng tránh
Các chuyên gia cho biết, điều quan trọng nhất để phòng tránh cơn đau chân vào mùa đông chính là có biện pháp bảo vệ cơ thể đúng cách khi nhiệt độ xuống thấp.
Những người đang gặp vấn đề xương khớp và đang có chỉ định điều trị của bác sĩ thì cần duy trì uống thuốc theo đúng đơn và thăm khám định kì theo lịch hẹn. Nếu gia đình có người cao tuổi, thời tiết quá lạnh gây khó khăn cho việc đi mua thuốc nếu hết đơn thì có thể hỏi bác sĩ về các loại thuốc thay thế trong trường hợp này.
Cần tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ nếu đang trong quá trình điều trị (Ảnh: Internet)
Lưu ý là, tuyệt đối không được tự ý đổi thuốc trong đơn nếu như không có chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó cũng không được tự ý ngừng điều trị vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Một số loại thuốc điều trị bệnh khớp có thể gây tác dụng phụ, hãy hỏi bác sĩ để khắc phục.
Chế độ ăn uống khoa học, uống đủ nước cũng là một biện pháp dự phòng hiệu quả các cơn đau chân vào mùa đông và cả việc nâng cao hệ miễn dịch.
Đừng quên có chế độ vận động thích hợp, không nên vận động ở cường độ quá cao và nhớ khởi động kỹ trước khi tập luyện theo 7 bước làm nóng cơ thể trước khi tập thể dục mùa đông.
Với những người đang bị bệnh xương khớp thì cần tham khảo chuyên gia điều trị về các bài tập phù hợp tránh gây áp lực lớn lên xương khớp gây phản tác dụng.
Ăn nhiều chất xơ giúp giảm trầm cảm Chuyên trang Everyday Health mới đây dẫn một nghiên cứu mới cho hay chế độ ăn giàu chất xơ sẽ giúp thúc đẩy sức khỏe tinh thần, làm giảm nguy cơ trầm cảm ở nữ giới. Chế độ ăn giàu chất xơ sẽ giúp thúc đẩy sức khỏe tinh thần, làm giảm nguy cơ trầm cảm ở nữ giới - ẢNH: SHUTTERSTOCK Nghiên...