Phụ nữ Bangladesh bị lừa sang Syria làm nô lệ tình dục
Sau những lời hứa hão huyền về nghề nghiệp, nhiều phụ nữ Bangladesh bị bán sang khu vực chiến tranh ở Syria và bị bắt làm nô lệ tình dục, theo Reuters hôm 1.3 cho biết.
Những người phụ nữ Bangladesh bị lừa sang Syria làm nô lệ phần lớn xuất phát từ làng quê, thiếu kiến thức – Ảnh minh họa: Reuters
Người đứng đầu của Tiểu đoàn Phản ứng nhanh (RAB), một đơn vị cảnh sát tinh nhuệ của Bangladesh, cho biết RAB đã điều tra được 45 trường hợp phụ nữ bị lạm dụng, đánh đập, tra tấn hoặc hãm hiếp ở Syria trong một năm qua.
“Câu chuyện bắt đầu từ một người phụ nữ được gọi là Shahinoor, đã trốn khỏi những kẻ đã bắt cóc mình ở Syria. Cô ấy đã gọi điện cho mẹ mình, người sau đó đã phàn nàn với chúng tôi”, Reuters dẫn lời Chỉ huy Khadaker Golam Sarowar của tiểu đoàn RAB-3 nói hôm 29.2.
Ông Sarowar cho biết người phụ nữ này 34 tuổi, đang ở trong trạng thái “bệnh nặng và không thể di chuyển”. Các quan chức Bangladesh ở Syria đã giúp đưa người phụ nữ này đến Dhaka để trị bệnh thận.
“Shahinoor ban đầu được cho sẽ đến Li Băng. Tuy nhiên cô bị đưa tới Dubai cùng 5 người phụ nữ khác, rồi chuyển tới Syria và bị bán cho những người khác. Có lúc cô phải làm người giúp việc, có lúc phải phục vụ tình dục. Cô nói với chúng tôi rằng còn có nhiều người khác giống như cô”, ông Sarowar nói thêm.
Video đang HOT
Tổ chức Quốc tế về Người di cư (IOM) ước tính hơn 8 triệu công dân Bangladesh đang làm việc ở nước ngoài, nhiều người trong số họ ở các quốc gia thuộc Vịnh Ả Rập và Singapore, Đông Nam Á và Nam Á.
Nhiều người di cư tự nguyện nhưng lại vào diện lao động cưỡng bức một phần do chi phí tuyển mộ cắt cổ cần phải hoàn trả và số lượng nhân viên hạn chế. Đặc biệt, phụ nữ phải làm việc như những nhân công quốc nội tại các nước vùng Vịnh, nơi họ bị lạm dụng và thiếu sự tự do, Reuters cho biết.
Ông Sarowar nói rằng Syria, nơi đang có cuộc nội chiến, trở thành địa điểm cho các nhóm buôn người. Họ mượn các công ty tuyển mộ nhân sự ở Bangladesh để hợp pháp hóa chuyện đưa người tới các nước như Jordan và Li Băng. Từ đây, các nhóm buôn người bắt đầu tiến hành mua bán, khiến nhiều người Bangladesh hầu như không có cơ hội trốn thoát.
Đã có 8 cá nhân bị bắt từ các công ty tuyển dụng ở Bangladesh, trong đó chưa xác định ai nằm trong đường dây buôn người quốc tế. Khá nhiều kẻ buôn người tại Jordan, Syria và Li Băng vẫn đang nằm ngoài vòng pháp luật, ông Sarowar nói.
Các nạn nhân người Bangladesh phần lớn là những người phụ nữ nghèo khổ ở nông thôn. “Họ là những người phụ nữ ngây thơ, thiếu học thức từ các làng xã. Họ không biết gì về Syria và những chuyện đang xảy ra ở đó. Họ chỉ nghĩ rằng mình chuyển tới Li Băng hay Jordan để cuộc sống được tốt hơn”, ông Sarowar cho biết.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Tổng thống Putin dọn đường để Tổng thống Assad ra đi
Những phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bài phỏng vấn trên báo Bild (Đức) mới đây cho thấy Nga đã sẵn sàng cho một giải pháp chính trị không có tổng thống Syria, Bashar al-Assad.
Tổng thống Putin đã đưa ra cái nhìn khác hơn về sự hỗ trợ của Nga dành cho chính quyền Syria hiện tại, trong cuộc phỏng vấn với tờ Bild của Đức - Ảnh: Bloomberg
Nếu cuộc bầu cử tổng thống ở Syria tiến hành một cách dân chủ theo kế hoạch hòa bình do Liên Hiệp Quốc hỗ trợ, thì "ông al-Assad sẽ không cần phải rời khỏi đất nước này (Syria)", Bloomberg ngày 12.1 trích lời Tổng thống Putin nói trong cuộc phỏng vấn với Bild. Bản nội dung cuộc phỏng vấn do Điện Kremlin cung cấp.
Mặc dù vậy, ông Putin cũng cho rằng: "Không quan trọng việc ông ta (al-Assad) có là Tổng thống (Syria) hay không".
Cụ thể, Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng ông "ủng hộ một chính quyền hợp pháp ở Syria", nên đã bảo vệ ông Bashar al-Assad, bao gồm cả việc ủng hộ Syria dùng vũ lực chống lại những tay súng muốn lật đổ chính quyền, theo Bloomberg.
Và khác với trước đây, lần này Nga đã bày tỏ quan điểm khác về vai trò của Tổng thống al-Assad trong các giải pháp hòa bình cho Syria. Điện Kremlin từng bị chỉ trích về các cuộc không kích tại Syria. Mỹ và các tay súng nổi dậy cho rằng Nga không muốn tiêu diệt tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS), thay vào đó đã cố tình đánh tất cả các nhóm nổi dậy để bảo vệ chính quyền ông Assad.
Khi được hỏi liệu có thể cho phép ông Assad tị nạn tại Nga hay không, trong trường hợp Tổng thống Syria phải rời khỏi nước này, Tổng thống Putin khẳng định "có", nhưng cho rằng quá sớm để bàn về điều này.
"Chúng tôi đã cho Edward Snowden tị nạn, và đó thậm chí còn là việc khó khăn hơn so với hành động tương tự dành cho ông al-Assad", đài Russia Today dẫn lời ông Putin.
Tổng thống Putin cho rằng việc cho Tổng thống al-Assad tị nạn lúc này còn dễ hơn điều tương tự đối với Edward Snowden trước kia, và "không quan trọng việc al-Assad có là tổng thống ở Syria hay không" - Ảnh: Reuters
Năm 2013, Nga đã cho cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden lánh nạn, bất chấp sự phản đối từ phía Mỹ. Edward Snowden chính là người đã công khai các tài liệu bí mật cho thấy Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) nghe lén hầu hết các nước, kể cả nguyên thủ các quốc gia đồng minh.
Trước đó, tờ The Times of Israel ngày 16.11.2015 loan tin Tổng thống Putin đã nói với Tổng thống al-Assad rằng "ra đi hoặc ông sẽ bị buộc phải đi".
Những tuyên bố mới đây của ông Putin với tờ Bild của Đức cũng có thể xem là động thái tháo nút thắt quan trọng cho tiến trình đàm phán hòa bình ở Syria.
Ngoài ông Assad, Tổng thống Putin cũng nói rằng ông "ủng hộ cả chính quyền al-Assad lẫn các tay súng nổi dậy" trong cuộc chiến chống lại IS, và ông hy vọng Nga có thể hợp tác cùng các bên liên quan trong việc tiêu diệt tổ chức khủng bố này, theo Russia Today.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Nga, Mỹ thảo luận về an toàn quân sự ở Syria Các quan chức Lầu Năm Góc hôm qua thảo luận với những người đồng cấp Nga về biện pháp giúp tránh xảy ra tai nạn khi quân đội hai nước cùng hoạt động ở Syria. Thư ký báo chí Lầu Năm Góc Peter Cook. Ảnh: AA. Nga và liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu đang triển khai hai chiến dịch quân...