Phủ Lý ra quân vệ sinh môi trường và phun khử khuẩn phòng, chống dịch sốt xuất huyết
Trong 2 ngày 30 và 31/3/2024, Trung tâm Y tế (TTYT) thành phố Phủ Lý phối hợp với Trạm y tế phường Trần Hưng Đạo và phường Lê Hồng Phong tổ chức phun hóa chất diệt muỗi tại Tổ 7, phường Trần Hưng Đạo và Tổ 2, Phường Lê Hồng Phong, nơi đang có bệnh nhân mắc và nghi ngờ mắc sốt xuất huyết, có nhiều ổ dịch cũ, nguy cơ cao bùng phát dịch.
Đây là 2 địa phương đầu tiên được Phủ Lý chọn làm điểm triển khai chiến dịch ra quân tổng vệ sinh môi trường và phun khử khuẩn phòng, chống dịch sốt xuất huyết năm 2024.
Theo TTYT thành phố Phủ Lý, từ đầu năm 2024 đến nay trên địa bàn thành phố ghi nhận 5 ca mắc sốt xuất huyết. Hiện tại tình hình dịch bệnh đang được kiểm soát ổn định, tuy nhiên trong thời gian tới dịch sốt xuất huyết có thể gia tăng và có nguy cơ bùng phát diện rộng nếu không triển khai quyết liệt và đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Cán bộ y tế phun hóa chất diệt côn trùng.
Với phương châm “Không có bọ gậy là không có sốt xuất huyết”, hướng tới mục tiêu giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sốt xuất huyết, khống chế kịp thời không để dịch lớn xảy ra, góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân, TTYT thành phố Phủ Lý đã chỉ đạo các Trạm y tế hướng dẫn triển khai các hoạt động giám sát ca bệnh và các hộ gia đình xung quanh ca bệnh, giám sát véc tơ truyền bệnh; huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, đoàn thể và tổ chức chính trị xã hội tham gia chiến dịch.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên loa truyền thanh phường, tổ dân phố về dịch bệnh sốt xuất huyết và các biện pháp phòng bệnh. Vận động nhân dân tổ chức ra quân vệ sinh môi trường tại khu dân cư, trong từng hộ gia đình để tiến hành phun hóa chất diệt côn trùng, chủ động phòng chống dịch sốt xuất huyết.
Video đang HOT
Người dân tại các khu phố dọn dẹp vệ sinh môi trường.
Tại buổi ra quân, Trạm Y tế 2 phường đã tổ chức phun thuốc diệt muỗi tại những địa bàn có ổ dịch cũ, nguy cơ cao và tại các hộ gia đình có người bệnh sốt xuất huyết, chú trọng phun kỹ tại những nơi có nhiều cây xanh để phòng không cho muỗi đẻ trứng.
Đồng thời tổ chức tuyên truyền lưu động, phát tờ rơi đến các hộ gia đình những thông tin cần biết để phòng, chống dịch sốt xuất huyết như: Thả cá vào vật dụng chứa nước trong nhà để diệt bọ gậy; đậy kín các dụng cụ chứa nước bằng nắp đậy hoặc vải màn, lật úp khi không dùng đến; ngủ màn, dùng mành tẩm hóa chất diệt muỗi để che cửa sổ và cửa ra vào… Đặc biệt cần báo ngay cho cán bộ y tế phường khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc sốt xuất huyết để chữa trị kịp thời.
Phát tờ rơi tuyên truyền tới người dân về các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết.
Kết quả, trong 2 ngày, đã tiến hành phun được gần 10 lít hóa chất với trên 250 hộ gia đình có người mắc và nguy cơ mắc sốt xuất huyết. Theo kế hoạch, các đơn vị phường, xã còn lại trên địa bàn thành phố sẽ tiếp tục ra quân tổ chức vệ sinh môi trường diệt muỗi, loăng quăng phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết.
Chủ động phòng, chống dịch bệnh động vật, bảo đảm nguồn cung thực phẩm
Ngày 8/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Chỉ thị về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh động vật các tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023.
Phun khử khuẩn ngăn chặn dịch bệnh. Ảnh minh họa: TTXVN
Từ đầu năm 2022 đến nay, dịch bệnh động vật đã cơ bản được kiểm soát tốt, tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển, bảo đảm cung ứng nguồn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật.
Tuy nhiên, theo báo cáo của các địa phương, một số dịch bệnh nguy hiểm ở động vật đang có chiều hướng gia tăng mạnh. Cụ thể: có 40 ổ dịch bệnh cúm gia cầm A/H5N1, A/H5N6 và A/H5N8 tại 21 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy hơn 93.000 con gia cầm; trên 1.150 ổ dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi tại 51 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy trên 53.000 con lợn; trên 240 ổ dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò tại 16 tỉnh, với 2.255 con trâu, bò mắc bệnh, 442 con bị chết và tiêu hủy; có 16 ổ dịch bệnh lở mồm long móng tại 7 tỉnh với 518 con gia súc mắc bệnh; có 135 ổ dịch bệnh dại động vật, buộc tiêu hủy 174 con chó, mèo tại 16 tỉnh; đặc biệt bệnh dại đã làm 52 người tử vong tại 21 tỉnh, thành phố.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, nguy cơ dịch bệnh xảy ra trong các tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023 là rất cao.
Để chủ động phòng, chống có hiệu quả các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế, bảo đảm nguồn cung thực phẩm, giảm nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo đúng quy định.
Các tỉnh, thành phố bố trí nguồn lực triển khai ngay việc rà soát, tổ chức tiêm vaccine phòng các bệnh, đặc biệt đối với các bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi như: cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh, viêm da nổi cục... tại các địa phương đã, đang có dịch, có nguy cơ cao, bảo đảm tỷ lệ đạt trên 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm. Đồng thời, tổ chức tiêm vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hướng dẫn của Cục Thú y.
Các địa phương chủ động giám sát dịch bệnh động vật để phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo, xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện, không để lây lan diện rộng; xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, vận chuyển, giết mổ động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, vứt xác động vật chết ra môi trường dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng.
Cùng với đó, tăng cường quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật; bảo đảm quản lý, kiểm soát thú y tại các cơ sở, điểm giết mổ động vật; tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép ra, vào Việt Nam.
Các tỉnh, thành phố tô chức triển khai Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường để tiêu diệt các loại mầm bệnh, đặc biệt tại các địa phương đã, đang có dịch bệnh, có nguy cơ cao.
Các tỉnh, thành phố thành lập các đoàn công tác do lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các cấp đi kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nhất là việc triển khai các biện pháp kỹ thuật nêu trên.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị các tỉnh, thành phố khẩn trương hoàn thiện, phê duyệt và bố trí kinh phí để chủ động triển khai có hiệu quả Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật tại địa phương trong năm 2023 và các năm tiếp theo; đồng thời kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống thú y các cấp, đặc biệt là cấp huyện, cấp xã theo quy định.
Các địa phương cần tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nhất là qua hệ thống đài truyền thanh cơ sở, họp cộng đồng về các loại dịch bệnh nguy hiểm, nguy cơ, nguyên nhân phát sinh và giải pháp phòng, chống dịch bệnh.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Cục Thú y thành lập các đoàn công tác đi hướng dẫn, đôn đốc, giám sát, kiểm tra, đánh giá tình hình dịch bệnh; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong phòng, chống dịch bệnh động vật; thông tin, tuyên truyền các giải pháp phòng, chống dịch bệnh... Cục Thú y phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp để tổ chức nghiên cứu, sản xuất, cung ứng vaccine phòng bệnh trên động vật, bảo đảm phù hợp, hiệu quả.
Đồng Nai: Phát động chiến dịch đồng loạt ra quân phòng, chống dịch sốt xuất huyết Ngày 13/8, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh đã dự lễ phát động "Chiến dịch đồng loạt ra quân phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết" tại thành phố Biên Hòa, Đồng Nai. Tại buổi lễ, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Biên Hòa Huỳnh Tấn Đạt đề nghị tất cả các xã, phường...