Yên Bái tăng 270 ca sốt xuất huyết so với cùng kỳ
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 393 trường hợp sốt xuất huyết, tăng 270 ca so với cùng kỳ năm 2022.
Cán bộ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh phun hóa chất phòng, chống dịch sốt xuất huyết tại thôn Thanh Niên, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái.
Địa bàn có số ca mắc nhiều nhất là thành phố Yên Bái: 120 ca; Văn Chấn 62 ca, Yên Bình 53 ca, Trấn Yên 52 ca…
Video đang HOT
307 ca mắc sốt xuất huyết xâm nhập điều trị tại tỉnh, 86 ca không xác định yếu tố dịch tễ. Cao điểm tháng 10 và tháng 11, toàn tỉnh ghi nhận gần 230 ca mắc.
Hiện nay, các ca bệnh sốt xuất huyết tại Yên Bái không xác định yếu tố dịch tễ do đi lại giao thương kinh tế, học tập, làm việc của người dân.
Dịp cuối năm, người dân từ Hà Nội và các tỉnh đang có dịch bệnh lưu hành trở về địa phương rất nhiều nên các ca bệnh xâm nhập có thể tiếp tục tăng.
Chính vì vậy, để việc quản lý nguồn lây rất cần người bệnh khai báo dịch tễ trung thực; các cơ sở y tế tuyến huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở điều trị cần tăng cường giám sát phát hiện ca bệnh, khai thác kỹ yếu tố dịch tễ để loại trừ các ca bệnh sốt xuất huyết xâm nhập, xác định chính xác ca bệnh lây truyền tại chỗ để có kế hoạch phòng, chống kịp thời, hiệu quả.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh cũng khuyến cáo: bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng, bọ gậy và phòng muỗi đốt. Để chủ động phòng, chống bệnh sốt xuất huyết cho bản thân, gia đình và cộng đồng, mỗi người dân hãy thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh: đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; hàng tuần diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa, bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
Bên cạnh đó, người dân cũng cần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá… ; ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày; tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khi bị sốt, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.
Xu hướng bệnh sốt xuất huyết gia tăng mạnh tại Kiên Giang
Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết có chiều hướng gia tăng mạnh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Bác sĩ Bệnh viện Sản - Nhi Kiên Giang khám, điều trị cho trẻ sốt xuất huyết.
Từ đầu năm đến hết tháng 8/2022, địa bàn tỉnh có hơn 2.100 ca mắc, tăng gấp 3,1 lần so với cùng kỳ năm 2021; trong đó có nhiều ca biến chứng nặng, một ca tử vong. Các huyện, thành phố có số bệnh nhân sốt xuất huyết nhiều là: Phú Quốc 309 ca, Rạch Giá 94 ca, Châu Thành 83 ca, Giồng Riềng 80 ca...
Bác sĩ Danh Tý, Phó Giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi Kiên Giang cho biết, sở dĩ có tình trạng trên do thời tiết vào mùa mưa tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản. Bên cạnh đó, nhiều người dân lơ là với dịch bệnh sốt xuất huyết, một số người dân chưa biết cách phòng bệnh này.
Bệnh viện đã được Bộ Y tế, Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh... hỗ trợ tập huấn về phác đồ điều trị, hội chẩn điều trị cho các ca bệnh phức tạp. Bên cạnh đó, trang thiết bị, thuốc, dịch truyền... được cung ứng đầy đủ, đáp ứng nhu cầu điều trị sốt xuất huyết. 8 tháng của năm nay, Bệnh viện Sản - Nhi Kiên Giang đã tiếp nhận điều trị 1.169 bệnh nhân sốt xuất huyết, trong đó 214 ca nặng phải điều trị chống sốc, một bệnh nhi 9 tháng tuổi tử vong.
Ngăn chặn, không để bệnh sốt xuất huyết bùng phát trên diện rộng, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang yêu cầu các huyện, thành phố không chủ quan, lơ là, đề cao cảnh giác trước tình hình dịch bệnh, thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống và dập dịch, không để hình thành ổ dịch mới. Các địa phương phát động, triển khai chiến dịch, vận động người dân tham gia vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng (bọ gậy), nhất là tại các địa bàn có nguy cơ cao xuất hiện dịch sốt xuất huyết.
Tỉnh Kiên Giang chỉ đạo Sở Y tế trên cơ sở cân đối nguồn lực từ ngân sách và huy động từ xã hội để nâng cao hơn nữa năng lực y tế dự phòng, y tế tuyến cơ sở; tổ chức mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư, trang thiết bị; bảo đảm đủ thuốc, vật tư thiết bị y tế, nhân lực cho phòng, chống và chữa bệnh sốt xuất huyết cho nhân dân. Sở thực hiện phân tuyến điều trị, tăng cường năng lực chẩn đoán, hạn chế thấp nhất các trường hợp chuyển biến nặng, tử vong.
Ngành chức năng tỉnh, cơ quan thông tin truyền thông cùng với các địa phương tăng cường tuyên truyền sâu rộng để nâng cao ý thức phòng, chống sốt xuất huyết trong cộng đồng; vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết, thực hiện phong trào vệ sinh phòng dịch, diệt trừ muỗi, lăng quăng bằng nhiều hình thức.
Đồng Nai: Phát động chiến dịch đồng loạt ra quân phòng, chống dịch sốt xuất huyết Ngày 13/8, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh đã dự lễ phát động "Chiến dịch đồng loạt ra quân phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết" tại thành phố Biên Hòa, Đồng Nai. Tại buổi lễ, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Biên Hòa Huỳnh Tấn Đạt đề nghị tất cả các xã, phường...