Dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội đang diễn biến thế nào?
Theo CDC Hà Nội, tình hình dịch sốt xuất huyết đã cơ bản được kiểm soát. Dù vậy, ngành Y tế khuyến cáo người dân không nên chủ quan, lơ là các biện pháp phòng bệnh.
Ngày 8/1, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần đầu tiên của năm 2024 (từ ngày 29/12/2023 đến 5/1/2024), trên địa bàn thành phố ghi nhận 177 trường hợp sốt xuất huyết tại 24 quận, huyện.
Số liệu cho thấy mức giảm gần 400 trường hợp so với tuần trước đó và giảm hơn 2.500 trường hợp so với cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2023.
Cụ thể, tại các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong tuần qua, dẫn đầu là Đống Đa với 44 ca, tiếp đến là Hà Đông (19 ca); Thanh Oai (19 ca); Ba Vì (14 ca); Hai Bà Trưng (12 ca); Hoàng Mai (10 ca).
Video đang HOT
Cán bộ y tế phường Việt Hưng, quận Long Biên hướng dẫn người dân loại bỏ vật dụng chứa nước có bọ gậy. Ảnh: CDC Hà Nội
Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 40.656 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2022), trong đó có 4 ca tử vong.
Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 575/579 xã, phường, thị trấn. Tổng số ổ dịch năm 2023 là 1.977, hiện còn 3 ổ dịch đang hoạt động tại quận Đống Đa.
Theo đánh giá của CDC Thành phố, hiện tình hình dịch sốt xuất huyết đã cơ bản được kiểm soát. Số mắc sốt xuất huyết hằng tuần đang có xu hướng giảm liên tiếp, rõ rệt, nhanh chóng.
Dự báo, trong 3 tháng đầu năm 2024, xu hướng dịch bệnh sốt xuất huyết tiếp tục giảm trên địa bàn Thành phố do thời tiết chuyển lạnh theo chu kỳ hằng năm, đây là điều kiện không thuận lợi cho sự phát triển của muỗi truyền bệnh.
Mặc dù vậy, ngành Y tế khuyến cáo, người dân không nên chủ quan, nghĩ rằng đã qua đỉnh dịch mà lơ là các biện pháp phòng bệnh, có thể khiến tình hình dịch phức tạp hơn. “Người dân cần tiếp tục duy trì và thực hiện thường xuyên, liên tục các biện pháp phòng bệnh như: Diệt muỗi, diệt bọ gậy, loại bỏ các dụng cụ chứa nước đọng không cho muỗi truyền bệnh có môi trường sinh sôi, phát triển”, CDC Hà Nội lưu ý.
Cùng với đó, Sở Y tế Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và các lực lượng liên quan tiếp tục triển khai các hoạt động xử lý ca bệnh, ổ dịch đảm bảo hiệu quả, tập trung xử lý các ổ dịch phức tạp, diễn biến kéo dài. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các khu vực ổ dịch phức tạp, khu vực nguy cơ cao nhằm đánh giá tình hình dịch bệnh, từ đó triển khai các hoạt động đáp ứng phù hợp và kịp thời.
TP HCM ghi nhận 361 ca sốt xuất huyết trong 1 tuần
Trong tuần thứ 48 của năm 2023, TP HCM ghi nhận 361 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết giảm.
Ảnh minh họa: Ngọc Nga
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM vừa thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP HCM trong tuần 48 (tính từ ngày 27/11/2023 đến ngày 3/12/2023).
Theo đó, tuần 48 trên địa bàn TP HCM ghi nhận 361 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, giảm 26,1% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm 2023 đến nay là 17.393 ca.
Riêng với dịch bệnh tay chân miệng, tuần 48, TP HCM cũng ghi nhận 761 trường hợp, giảm 49,1% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca tay chân miệng tích lũy từ đầu năm 2023 đến tuần 48 là 41.318 ca.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM, dù tình hình dịch bệnh đang giảm, song người dân không nên lơ là và cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của ngành y tế.
Yên Bái tăng 270 ca sốt xuất huyết so với cùng kỳ Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 393 trường hợp sốt xuất huyết, tăng 270 ca so với cùng kỳ năm 2022. Cán bộ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh phun hóa chất phòng, chống dịch sốt xuất huyết tại thôn Thanh Niên, xã Minh Bảo, thành...