Phụ huynh xin nghỉ việc gần hết tuần theo con đi thi
Từ đầu năm, chị Trần Ngọc Minh ở Phú Nhuận, TPHCM đã thông báo với cơ quan là dịp con gái dự kỳ thi THPT quốc gia, chị xin nghỉ phép nghỉ để cùng con đi thi. Tuần này, người mẹ chỉ đi làm thứ 6, còn lại nghỉ đi thi cùng con.
Con đi thi, bố mẹ nghỉ việc
Chị Trần Ngọc Minh kể, chị xin nghỉ 4 ngày để trọn vẹn đi thi cùng con gái. Riêng ngày đầu tiên, còn có bố cháu… xin nghỉ theo cùng. 12 năm qua, anh chị đã thay nhau đưa đón con đến trường, việc này trở thành một phần sinh hoạt trong cuộc sống gia đình.
(Ảnh minh họa)
Cuộc sống bận rộn, ngoài bữa ăn tối thì đây là thời gian bố mẹ quan tâm, hỏi han con được nhiều nhất nên vợ chồng chị rất trân trọng. 12 năm qua đã đưa đón được như vậy, chỉ còn mấy ngày thi quan trọng của con, người mẹ không muốn bỏ lỡ.
“Có đến công ty, tôi cũng thấp thỏm làm việc không tập trung, thôi chi bằng… đến trường thi với con. Nói về để được cái gì đó thì không được cái gì, nhưng về cảm giác bản thân mình muốn được muốn bên cạnh con lúc này”, chị Minh kể và cho biết, ngày trước chị đi thi, bố chị cũng đi cùng. Hình ảnh đó trở thành một ký ức đẹp của hai cha con, một động lực đối với chị.
Khi chờ con thi, chị Minh hay thường ngồi ở quán cà phê gần trường, hoặc ngồi phía bên ngoài trường đọc sách hoặc nói chuyện với các phụ huynh khác.
Cũng theo con đi thi, dù điểm thi chỉ cách nhà chưa đến 5 cây số, anh Nguyễn Thanh Đức, ở Q.1, TPHCM kể, sau kỳ thi dù cháu đỗ hay trượt thì đều đánh dấu bước thay đổi của con và cả của gia đình. Con trai kết thúc tuổi học trò để chính thức bước vào đời, cháu cũng chuẩn bị học lấy bằng lái xe máy, bố mẹ không còn cơ hội để đón đưa con nữa.
Phụ huynh ở TPHCM chờ con trước cổng trường thi
Có thể nói, những ngày thi là dịp cuối cùng anh chị đón đưa con trong vai trò một học sinh đến trường nên bản thân anh không muốn bỏ lỡ. Vợ anh là người cứng rắn, nói đặt taxi cho con đi nhưng bản thân anh lại muốn đi cùng con.
Video đang HOT
Ông bố nói: “Cháu cũng gật đầu đồng ý, còn đùa nói xem như bố được nghỉ việc đi chơi với con. Nếu không đi, tôi sẽ thấy tiếc vô cùng”.
Áp lực hay niềm vui?
Hình ảnh phụ huynh theo con đi thi, có khi đội nắng, dầm mưa trước cổng trường thi chờ con đã như một phần của kỳ thi. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến tranh luận về việc này có cần thiết hay không. Nhất là nhiều năm qua, thí sinh ở các tỉnh không phải di chuyển về các thành phố lớn, còn học sinh thành phố nhiều em còn thi ngay tại trường mình theo học.
Việc phụ huynh đội nắng, đội mưa trước cổng trường thi gây xúc động, nghẹn ngào ở mọi người nhưng cũng có những ý kiến trái chiều cho rằng điều đó là không cần thiết. Nhiều người mổ xẻ đó là ảnh tượng trưng cho học sinh Việt không chịu lớn, bố mẹ cưng chiều con, con thiếu tự lập nên làm gì, đi đâu bố mẹ cũng phải xúm tay xúm chân vào.
Điều này không phải không có, nhiều học sinh đi thi bố mẹ phải nhắc từng cây bút, giấy tờ, máy tính… nếu không là quên hết, không tự lo những việc cơ bản của bản thân.
Chưa kể việc bố mẹ đứng chờ hàng tiếng bên ngoài, đối với nhiều đứa trẻ còn có thể tạo thêm áp lực không cần thiết. Nhiều em bước ra khỏi trường thi, điều sợ nhất là đối diện với ánh mắt, sự hỏi han về bài làm, lo lắng… từ bố mẹ.
Tuy nhiên, như chia sẻ của ông bố Nguyễn Thanh Đức, bố mẹ theo con đi thi áp lực hay niềm vui của con thì do chính tâm thế của bố mẹ. Bố mẹ xem đó là đồng hành, là niềm hạnh phúc thì con sẽ ấm lòng. Còn bố mẹ chỉ chăm chăm, quan tâm đến việc con làm bài tốt, gây căng thẳng khi con làm bài tốt thì lại trở thành áp lực, nỗi sợ hãi của con.
Thầy giáo khuyên bố mẹ là CEO, là viên chức, là người bán hàng rong… hãy đi thi cùng con
Trước ngày HS bước vào kì thi THPT, thầy Huỳnh Kiều Viết Lãm, Trường THPT Ernst Thlmann (TenLơMan, quận 1, TP.HCM) đã viết trên trang cá nhân nhắn nhủ phụ huynh… hãy đi thi cùng con.
Theo thầy Lãm, kỳ thi sẽ là bước ngoặt của sự chia xa giữa cha mẹ và con. Các em sẽ vươn cánh bay trên con đường mới mà cha mẹ không thể đi cùng nhưng hãy luôn là điểm tựa để con trở vệ sau những giông bão.
Thi cùng con là một đặc quyền, một niềm tự hào đời người dễ có mấy lần. Thế nên, cho dù phụ huynh đang là CEO của tập đoàn lớn, là một viên chức, một công nhân, một doanh nhân, một người bán hàng rong ngoài kia… thầy Lãm nêu quan điểm hãy thu xếp đi thi cùng con. Hãy cùng con nhớ lịch thi, cùng con đặt đồng hồ hẹn giờ, kỷ niệm này là duy nhất trong đời con.
Một buổi, một ngày vắng CEO công ty không sao, thiếu một công nhân cỗ máy không dừng. Đổi lại, bố mẹ có thể san sẻ với con, để con không cô đơn, lạc lõng giữa rừng người trước cổng trường, ở đó con có thể thấy được nụ cười reo trong mắt bố mẹ hay là bờ vai để an ủi mình.
Cha mẹ hãy tận dụng để việc đồng hành này thành một khoảnh khắc đẹp với con – dù con làm bài thế nào đi nữa – vì đó điều không bao giờ quay lại.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Thu nhập tăng thêm hàng chục triệu đồng: Tạo động lực, không phải để gây xung đột
Với khoản chia thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 03 của HĐND TPHCM, phải nói năm nay giáo viên ở TPHCM sẽ đón một cái Tết ấm cúng hơn. Tuy nhiên, cũng còn lắm "trục trặc" quanh vấn đề này.
Nơi toàn xuất sắc, chỗ rơi thảm
Nghị quyết 03 của HĐND TPHCM chia thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức nhà trường bắt đầu có hiệu lực từ tháng 4/2018. Với chính sách này, phải nói năm nay GV ở TPHCM sẽ có một năm ấm cúng.
Giáo viên hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt nhiệm vụ ở TPHCM sẽ có thêm một khoản nhu nhập lớn từ Nghị quyết 03 của HĐND TPHCM
Khoản này dành cho người hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt nhiệm vụ xét theo quý. Hệ số điều chỉnh tăng thu nhập để thực hiện cơ chế đặc thù tại từng đơn vị tối đa là 0,6 lần so với tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ. Một giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ có thể nhân được trên dưới 10 triệu đồng/quý, mỗi năm có thể nhận đến 30 - 50 triệu đồng tùy thâm niên, hệ số lương.
Tuy nhiên, việc đánh giá, phân loại ở các nơi không giống nhau đã dẫn đến sự chênh lệch trong tỷ lệ GV được hưởng thu nhập tăng thêm. Có nơi tỷ lệ GV được hưởng thu nhập tăng thêm cao ngất nhưng có nơi... lại thấp đến thảm.
Như ở huyện Nhà Bè, trong quý III/2018, tính toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức ở địa bàn, trong đó khối sự nghiệp giáo dục chiếm số lượng cao nhất chỉ có 23,4% người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, quý II là đỡ hơn nhưng cũng chỉ 33,9% người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, quý IV là trên 49,5%.
Đưa con số này so sánh ở nhiều đơn vị sẽ thấy sự chênh vênh, nơi cao ngất, nơi rơi thảm. Như ở Trường tiểu học Võ Văn Hát, Q.9, trong quý II trên 56% người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, quý 3 có 59 người đủ điều kiện đánh giá thì 58 người hoàn thành xuất và 1 hoàn thành tốt, tỷ lệ trên 98%.
Hay như ở Sở GD-ĐT TPHCM, theo Phòng Tổ chức cán bộ, kết quả đánh giá cán bộ, viên chức toàn ngành quý II, III hiện nay có hơn 91% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, gần 7% hoàn thành tốt, không có trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ.
Người lao động thiệt thòi
Tỷ lệ hoàn thành xuất sắc thấp, đổi lại tỷ hoàn thành tốt, hoàn thành (đạt hoàn thành không được chia thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 03) tại Nhà Bè lại cao hơn nhiều nơi khác. Điều này đồng nghĩa với việc, tỷ lệ nhận được mức tăng thêm thấp hoặc không được nhận sẽ cao lên. Như vậy, vô hình chung cách đánh giá đã dẫn đến thiệt thòi cho nhiều người.
Trong buổi làm việc với Ban Văn hóa Xã hội, HĐND TPHCM mới đây, đại diện huyện Nhà Bè cho hay hiện các đơn vị đã chi trả thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 03 quý II và III/2018.
Tỷ lệ cán bộ, viên chức ở huyện Nhà Bè cực kỳ thấp so với các địa bàn
Địa bàn này "vướng" trong việc đánh giá, phân loại công chức với những quy định hiện hành như nghỉ việc từ 22 ngày trong quý vì đau ốm, nghỉ phép trong quý thì tối đa chỉ "Hoàn thành nhiệm vụ..."; chưa có quy định đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị nên khó khăn khi đánh giá cán bộ, công chức, viên chức; đối với giáo dục thì không biết có đánh giá mấy tháng hè không...
Tại buổi làm việc, đoàn giám sát cho rằng, cách tổ chức đánh giá của huyện Nhà Bè chưa rõ ràng, thiếu phù hợp gây thiệt thòi cho cán bộ, viên chức, công chức.
Bà Thi Thị Tuyết Nhung, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TPHCM bày tỏ, ý nghĩa Nghị quyết 03 chi thu nhập tăng thêm nhằm tạo tinh thần phấn khởi, động lực để làm việc tốt, hiệu quả hơn, sáng tạo hơn, chứ không phải để tạo ra xung đột, nghi kỵ, kiện cáo trong nội bộ. Thế nên việc đánh giá hiệu quả công việc cho đội ngũ phải phù hơp, làm sao để tránh gây thiệt thòi cho mọi người.
Bà Nhung cũng yêu cầu các địa bàn giải quyết chi thu nhập tăng thêm cho đội ngũ trước Tết Nguyên đán, tránh tình trạng nơi này đã nhận, nơi kia vẫn chờ đợi.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Trường Trung Quốc cho giáo viên độc thân 'nghỉ phép yêu đương' Theo hiệu trưởng, thầy cô giáo chưa kết hôn và chưa có con cần thời gian nghỉ ngơi để tận hưởng cuộc sống. Trường trung học cơ sở thực nghiệm Dinglan ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc vừa ra quy định cho phép giáo viên độc thân và chưa có con sử dụng hai buổi nghỉ phép trong tháng,...