Phụ huynh và Trường THPT FPT bất đồng về học phí online
Ban đại diện cha mẹ học sinh Trường THPT FPT cơ sở Hà Nội không đồng tình mức giảm của nhà trường đối với một số khoản phí khi học online do tác động của dịch Covid-19.
Những phụ huynh này cho hay, vừa qua, họ nhận được thông báo của Trường THPT FPT cơ sở Hà Nội về việc hoàn các khoản phí do ảnh hưởng của dịch Covid-19 cuối năm học 2020-2021 và đóng các khoản phí học kỳ 1 năm học mới 2021-2022.
Sau khi xem xét, các phụ huynh cho rằng việc hoàn trả này chưa thỏa đáng.
Chẳng hạn, tại văn bản hoàn phí ngày 29/7/2021, nhà trường đã ghép 2 mục Học phí và Phí hoạt động ngoại khóa thành một mục để hoàn trả, mức hoàn trả là 25%. Theo những phụ huynh này, 2 khoản phí này được tách riêng khi thu đầu năm.
Hơn nữa, 2 khoản phí có tính chất khác nhau nên cần phải hoàn trả theo các tỷ lệ khác nhau.
Cụ thể, tỷ lệ hoàn trả học phí thời gian học online từ 66,66% (năm học 2019-2020) xuống chỉ còn 25% năm học 2020-2021 là “khó chấp nhận”.
Việc hoàn trả phí Hoạt động ngoại khóa 25% là chưa hợp lý vì các hoạt động này gần như không tổ chức được do một nửa thời gian học online. Do đó, theo họ, trường cần hoàn trả phí khoản này ở mức 50% của học kỳ 2.
Cùng đó, thời gian mà trường tính để hoàn trả các dịch vụ chưa sử dụng như xe buýt, phòng ở ký túc xá trong thời gian học sinh học online 2 tháng là chưa đúng.
“Theo kế hoạch thời gian học 1 năm học là 10 tháng, thì thực tế thời gian học tập trung tại trường đợt 1 từ ngày 3/9/2020 – 30/1/2021; học tập trung đợt 2 từ 3/3 – 30/4/2021. Nghỉ Tết Nguyên đán 2 tuần. Như vậy, thời gian các con học online và nghỉ tại nhà là 2,5 tháng. Tuy nhiên, trong thời gian 2,5 tháng (tức 55 ngày) đó, chỉ học online 33 ngày, còn lại 22 ngày là học sinh nghỉ hoàn toàn thì nhà trường cần hoàn trả học phí”, một phụ huynh nói.
Video đang HOT
Vì lý do này, các phụ huynh, kiến nghị trường hoàn trả 30% học online và 100% học phí thời gian không học, hoàn trả 100% tiền xe buýt và tiền phòng ở ký túc xá trong 2,5 tháng, không phải 2 tháng như cách trường đang tính.
Trường THPT FPT tại Khu Công nghệ cao Hoà Lạc, Hà Nội.
Về thông báo thu học phí năm học 2021-2022 và chính sách hoàn trả học phí năm học 2021-2022 của trường, nhiều phụ huynh cũng không đồng tình với mức hoàn trả học phí online chỉ còn 20%; phí Quản nhiệm giảm từ 20% xuống 0%.
“Tất cả các trường cho học sinh học online đều không có phí quản nhiệm. Tuy nhiên vì là trường nội trú nên phụ huynh có thể chia sẻ với nhà trường khoản này nhưng không thể trả 100% như nhà trường thông báo”, các phụ huynh nói và kiến nghị mức 50%.
Ngoài ra, đề nghị việc nộp học phí sẽ hoàn tất sau khi phụ huynh và nhà trường giải quyết thỏa đáng, hài hòa, thấu tình đạt lý số tiền hoàn trả cuối năm học 2020-2021 và các kiến nghị khoản thu của năm học mới.
Nhà trường nói gì?
Trao đổi với VietNamNet , bà Nguyễn Thị Tân, Hiệu trưởng Trường THPT FPT cho hay, nhà trường đã nhận được các nội dung kiến nghị của phụ huynh.
Theo bà Tân, ban đầu, trường chủ trương Học phí và Phí hoạt động ngoại khóa đều gọi chung là Học phí. “Trước đây, khối tuyển sinh muốn chia ra gọi như thế để có vẻ rõ ràng hơn nhưng thực chất hai cái này là một khoản, gọi chung là Học phí. Năm nay nhà trường không muốn làm như cách đó nữa”.
Phần Học phí thì có học phí các môn chính khóa theo quy định của Bộ GD-DDT và học phí các môn ngoại khóa như nâng cao tiếng Anh, Tin học, tăng cường các môn tự chọn, kỹ năng mềm, hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh và các sự kiện, hoạt động tham quan, trải nghiệm khác.
Theo bà Tân, do trước đây, tách Học phí thành Học phí và Phí ngoại khóa nên làm phụ huynh tưởng rằng tăng học phí. “Thực chất là không tăng. Năm ngoái tách ra 25 triệu học phí chính khóa, 5 triệu ngoại khóa thì năm nay gọi chung Học phí là 30 triệu”.
Do hoạt động ngoại khóa thực ra không nhiều, trong khi lại có nhiều hoạt động qua online nên nhà trường mới quyết định hoàn trả 25%.
Về tỷ lệ hoàn trả phí thời gian học online từ 66,66% (năm học 2019-2020) xuống chỉ còn 25% năm học 2020-2021, bà Tân lý giải do tình hình mỗi năm một khác: “Năm học 2019-2020 do yếu tố dịch và học trực tuyến là quá bất thường và mọi định hình chưa quy củ. Nhưng năm học 2020-2021 học trực tuyến quy củ và nhiều hơn ở khâu vận hành. Thậm chí, năm học 2021-2022 nếu tình trạng học trực tuyến kéo dài hơn thì có thể sẽ chỉ hoàn trả học phí 20%”.
Bà Tân nói thêm, theo quy định của Bộ GD-ĐT, thời gian năm học chỉ có 35 tuần thực học. Nhưng nhà trường đã tăng thêm các giá trị gia tăng cho người học nên tăng lên thành 40 tuần thực học.
“Phụ huynh tính ra 41 tuần có lẽ bởi không trừ đi tuần từ 1-5/9 có ngày nghỉ lễ 2/9 và khai giảng 5/9 theo quy định của Bộ GD-ĐT. Nhà trường tính theo tuần bởi đồng nhất với cách tính của Bộ GD-ĐT và chuẩn xác hơn về số tuần thực học”, bà Tân nói.
Duy trì học phí như năm học 2020 – 2021
Chiều ngày 15/8, theo thông tin từ Hệ Phổ thông FPT, năm học 2021-2022, các trường phổ thông FPT trên toàn quốc sẽ thu học phí năm học 2021-2022 dựa trên khung học phí của năm học trước đó, đồng thời có mức hỗ trợ học sinh 20-50% học phí khi học trực tuyến.
Hòa Bình chuẩn bị sớm các điều kiện cho năm học 2021-2022
Sở GD&ĐT Hòa Bình vừa ban hành hướng dẫn tuyển sinh lớp 1 và chuẩn bị các điều kiện năm học 2021-2022, yêu cầu các nhà trường tạo sự yên tâm cho học sinh và cha mẹ học sinh ngay từ những ngày đầu đến trường.
Ảnh minh họa
Theo đó, Sở yêu cầu các nhà trường căn cứ vào kết quả điều tra số trẻ trong độ tuổi tuyển sinh trên địa bàn, tình hình thực tế về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, giáo viên để chủ động xây dựng kế hoạch tuyển sinh năm học 2021-2022, báo cáo phòng GD&ĐT theo quy định. Đồng thời tích cực tuyên truyền cho các phụ huynh có con vào lớp 1 về chương trình GDPT mới để phối hợp nhà trường triển khai hiệu quả.
Căn cứ diễn biến của dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh, trong trường hợp đến thời điểm tổ chức tuyển sinh vào lớp 1 năm học 2021-2022 vẫn còn ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Hội đồng tuyển sinh của các trường cần phải thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống dịch Covid-19, đảm bảo sự an toàn và sức khỏe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
Về việc chuẩn bị các điều kiện năm học 2021-2022: Phòng GD&ĐT quy định và chỉ đạo các trường trên địa bàn, xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường theo các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT phù hợp với từng cơ sở giáo dục, đối tượng giáo viên và học sinh, từng địa bàn, đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
Việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường phải bảo đảm thực hiện đúng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học, đảm bảo tính logic của mạch kiến thức, chủ đề học tập, tính thống nhất giữa các môn học và các hoạt động giáo dục.
Thực hiện việc sắp xếp, tích hợp, điều chỉnh, bổ sung nội dung bài học trong sách giáo khoa phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện tổ chức dạy học; tích hợp các nội dung giáo dục địa phương, xây dựng chủ đề liên môn trong quá trình tổ chức triển khai các hoạt động giáo dục.
Kế hoạch giáo dục nhà trường phải hoàn thành và ban hành trước ngày khai giảng năm học mới ít nhất 2 tuần, được xây dựng theo hướng thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện; đảm bảo phù hợp năng lực nhận thức của học sinh, đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa của địa phương, điều kiện cơ sở vật chất và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên nhà trường; được đánh giá, điều chỉnh, bổ sung theo các giai đoạn giữa học kì, cuối học kì hoặc trong các trường hợp cần thiết khác.
Các Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường chuẩn bị cơ sở vật chất, vệ sinh trường, lớp, đảm bảo các điều kiện về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và các dịch bệnh khác, tạo sự yên tâm cho học sinh và cha mẹ học sinh ngay từ những ngày đầu đưa trẻ đến trường.
Rà soát các điểm trường lẻ, sắp xếp bố trí dồn dịch các điểm trường phù hợp. Tổ chức cải tạo cảnh quan trang trí trường, lớp, phòng chức năng, xây dựng công cụ lớp học ở điểm trường chính và điểm trường lẻ tạo sự công bằng cho học sinh các điểm trường. Sắp xếp khoa học, tận dụng tối đa các thiết bị đồ dùng sẵn có, khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng để nâng cao chất lượng dạy học.
[Tiếng dân] Để không còn cảnh xấu giữa sân trường! Hà Nội có khoảng 93.000 học sinh thi vào lớp 10, chỉ có 70% số các con may mắn được vào trường công lập. Ảnh minh họa Số học sinh thực hiện thủ tục xác nhận nhập học tại các trường công lập 67.000 học sinh (đạt 99,46% chỉ tiêu), ngoài công lập là 18.761 học sinh (62,67% chỉ tiêu) và tại trung...