Phụ huynh tố trường thu 20 khoản vô lý
Với hơn 20 khoản thu vô lí, phụ huynh có con đang học lớp mẫu giáo lớn ở Trường MN Cát Bi (Hải Phòng) đã thắc mắc nhưng không được giải thích thỏa đáng. Nhiều người tính chuyển trường cho con.
Nhiều khoản thu vô lí
Trao đổi với PV, nhiều phụ huynh có con lên lớp mẫu giáo lớn đang học tại Trường MN Cát Bi – trường công lập duy nhất của quận An Hải (Hải Phòng) bức xúc: “Ngày 17/8, tôi đi họp phụ huynh cho con nghe cô giáo thông báo nhiều khoản thu đầu năm hết sức vô lí”.
Chi tiết các khoản thu vào năm học mới được trường thu trên đầu mỗi cháu được phụ huynh liệt kê: Tiền vi tính-TV: 100.000 đồng điện thoại: 50.000 đồng đầu đĩa: 50.000 đồng máy photocopy: 100.000 đồng bình nóng lạnh: 100.000 đồng camera: 100.000 đồng đàn: 50.000 đồng tủ đồ dùng trẻ em: 150.000 đồng giá đồ chơi 200.000 đồng tủ ca, cốc, bình nước: 200.000 đồng.
Trường MN Cát Bi (An Hải -Hải Phòng). (Nguồn ảnh: sangomuare)
Danh sách các khoản thu còn có: bạt che nắng: 50.000 đồng chăn ga gối: 100.000 đồng thảm đệm: 100.000 đồng gương múa: 100.000 đồng đồ dùng, đĩa chia : 100.000 đồng Đồ chơi ngoài sân: 200.000 đồng bảng: 50.000 đồng sàn gỗ: 300.000 đồng tu sửa vườn: 100.000 đồng phun muỗi: 30.000 đồng.
“Trước khi nghỉ hè tháng 5/2012, nhà trường có vận động phụ huynh nộp trước 600.000 đồng để tu sửa nhà cửa và được khấu trừ vào khoản thu năm sau. Nhưng khi tính toán khoản chi năm học mới, cô hiệu trưởng không những quên lời hứa khi nghỉ hè mà còn giải thích: “Khoản đó đã được quyết toán vào tháng 5/2012 rồi”. Với tổng số 500 cháu học sinh, tổng số tiền trường thu về đã là 300 triệu đồng, không hề nhỏ chút nào”.
Cộng thêm 300.000 đồng quỹ hội phụ huynh, tổng số tiền mỗi phụ huynh trường này phải đóng là 3,53 triệu đồng x 500 cháu là trên 1,7 tỷ đồng.
Nhà trường xài sang thế?
“Hiện nay, mỗi phòng các cháu được trang bị 1 màn hình tivi tinh thể lỏng 32inch và 1 cây vi tính hẳn hoi. Thiết bị này đã được sắm từ rất lâu, ít hỏng hóc. Vậy thu khoản này để làm gì? Tiền điện thoại là để phụ vụ thông tin thiết yếu của trường, sao lại bắt phụ huynh chi trả? Tiền thu đầu đĩa đang dùng rồi, góp tiền mua thêm làm gì nữa” – một phụ huynh bức xúc.
Video đang HOT
Phụ huynh khác phân tích: “Tiền máy photocopy: 100.000 đồng. Cả nhà trường có một máy đang dùng bình thường, sao lại cần mua nữa?. Trường có 500 cháu. Vậy khoản thu để mua máy photo là: 500 x 100.000 đồng = 50 triệu đồng. Nhà trường xài sang thế? Rồi tiền đóng bình nóng lạnh, camera,…khoản nào cũng vô lý”.
“Thực sự phụ huynh rất muốn chung tay cùng nhà trường nuôi dạy các con. Những khoản thu trên nếu được giải trình và sử dụng hợp lý sẽ không có ai phàn nàn. Trong buổi họp phụ huynh ngày 17/8, rất nhiều phụ huynh đã lên tiếng thắc mắc về những khoản thu này nhưng từ giáo viên tới hiệu trưởng nhà trường đã không giải thích thấu đáo cho phụ huynh khiến chúng tôi rất bức xúc” – một phụ huynh khác lên tiếng.
Cho tới ngày 6/9 tức sau ngày khai giảng của trường được 1 tuần, nhiều phụ huynh vẫn chờ động thái tiếp theo của nhà trường mới cân nhắc có nên đóng tiền cho con.
Một phụ huynh thông tin thêm: “Những văn bản về chi tiết các khoản thu năm 2012 chi có 1 bộ, được các lớp đọc cho phụ huynh nghe tại buổi họp phụ huynh và sau đó mang về lưu trữ luôn, phụ huynh không được nhận thông báo bằng văn bản. Đã có 1 số phụ huynh nộp học phí 2012, nhưng chỉ nhận được 1 phiếu thu ghi tổng các khoản phải đóng và được đóng dấu “Đã thu tiền”.
Chiều 6/9, một phụ huynh có con học lớp 4 tuổi cho hay: “Vừa rồi thì trường cũng đã xuống nước với phụ huynh lớp 5 tuổi khi bị nhiều phụ huynh phản ứng rất gay gắt. Tổng các khoản được thu là 2,9 triệu đồng (nếu ai đồng ý với chủ trương của trường). Ai không đồng ý thì đóng 2 triệu đồng. Với phụ huynh các lớp dưới tổng số tiền trường thu vẫn không đổi (phải đóng 2,9 triệu đồng), không đồng ý không được”.
Một phụ huynh tâm sự: “Đã cho con học mấy năm ở trường, giờ còn 1 năm nữa con ra trường mà giờ chuyển thì khổ mẹ, khổ cả con vì các cháu đã quen bạn và các cô. Nếu nhà trường vẫn không thay đổi các khoản thu mình đành bấm bụng, đóng tiền thôi vì sợ ảnh hưởng đến việc học của con”
Quá chán nản, một phụ huynh khác cho biết: “Bản thân tôi, cũng đang chờ quyết định mới của trường. Nếu bắt buộc phải đóng, có thể tôi sẽ chuyển trường cho con…” nhiều phụ huynh cũng cùng dự định như vậy nếu nhà trường không có giải thích thuyết phục.
Trường lên chuẩn, phải thu nhiềuTrước hàng loạt các khoản thu mà phụ huynh phản ánh, Hiệu trưởng Bùi Thị Kim Hương thông tin: “Hiện tại trường mới xin ý kiến chứ chưa thu tiền của phụ huynh. Chi hội các lớp họp với phụ huynh nếu nhất trí mới được thu”.”Về khoản thu 600.000 đồng, sau khi lên chuẩn quốc gia trường đã tiến hành sửa chữa các mảng tường bong tróc và đã quyết toán (?!)” -bà Hương nói. Năm 2012, Trường MN Cát Bi lên chuẩn quốc gia mức độ 2. Các khoản thu được đưa ra dựa trên trang thiết bị cần có cho mỗi học sinh theo chuẩn này.Hơn nữa, theo bà Hương: “Trẻ học mầm non khác chế độ ở tiểu học. Từ cái gối, khăn mặt,…các cháu phải mua. Nhà nước không thể đầu tư hết. Các con cần cái đẹp, chuẩn thì đóng góp để mua”.
Theo VNN
Méo mặt vì các khoản thu đầu năm học
Năm nào cũng vậy, cứ vào thời điểm bước vào năm học mới, phụ huynh học sinh lại oằn mình vì các khoản thu. Mỗi trường đề ra một kiểu thu, không đóng thì con đường học hành của con cái sẽ không được "thuận chèo mát mái".
Tự nguyện nhưng phải "cắn răng"
Cho đến hôm nay thì phụ huynh học sinh (PHHS) Trường Tiểu học Hoa Sơn (Xã Hoa Sơn, Anh Sơn, Nghệ An) chưa thông báo các khoản thu đầu năm, nhưng anh Nguyễn Tấn Tài bày tỏ lo lắng với PV: "Con tôi năm trước học ở trường này phải đóng các khoản tiền như hỗ trợ tiểu học, quỹ cha mẹ HS, kỷ yếu lớp, photocopy giấy mời họp PHHS, phải mua vở do nhà trường bán cóp in logo của trường, HS mua vở ở ngoài không được chấp nhận".
Anh Tài than thở, có ai thắc mắc thì đều gắn vào "mác" giao cho hội PHHS thỏa thuận mà có PH nào được thỏa thuận đâu.
"Tôi không hiểu, các cháu học tiểu học mà PH lại phải đóng tiền hỗ trợ tiểu học là sao? Ví dụ như vở cùng loại ở thị trường chỉ bán có 4.000 đồng/quyển thì nhà trường chỉ gắn thêm logo trên bìa vở, HS phải "cõng" thêm 3.500 đồng/quyển".
Hoa Sơn là một xã nghèo, cho con đi học mà ngần ấy khoản thu thì PHHS cũng chỉ biết "cắn răng" mà tự nguyện nộp. Hiện nay rất nhiều trường "bắt" HS phải đồng bộ từ quần áo đến vở viết và thậm chí là cả giấy kiểm tra nữa. HS chỉ biết nộp tiền mà không có quyền từ chối những khoản thu "trên giời" như vậy.
Chị Thùy Linh (Cầu Giấy, Hà Nội)) cho biết: "Con tôi chuẩn bị vào học lớp 1 - Trường Tiểu học Xuân Đỉnh (Từ Liêm) - cô giáo đã thu 100.000đ gọi là tiền tự nguyện ủng hộ CSVC. Con tôi học trái tuyến nên phải đóng góp cho Quỹ Tấm lòng vàng từ 1,5 - 2 triệu đồng. Các cháu còn phải "tự nguyện" đăng ký học lớp "lap" - là lớp có máy tính để học nghe nói tiếng Anh - với mức phí 300.000đ/tháng.
Chị Linh cho hay, từ lúc đăng ký học đến nay, vài hôm chị lại phải đóng các khoản tiền, nhưng nhà trường không hề có giấy thông báo nộp tiền về gia đình. Chỉ đến khi PHHS đưa con đến lớp, GV chủ nhiệm bắt đầu giở sổ ghi chi chít các khoản tiền và cho PH ký nộp. Phải chăng, đây là chiêu thức tận thu một cách im ắng của một số trường để tránh dư luận ồn ào?
Học sinh trường tiểu học Quang Trung (Đống Đa - Hà Nội) đến trường chuẩn bị nhập học (chụp sáng 15/8).
Theo phản ánh của một số PH, từ khi có thông tin trên báo chí quy định các khoản thu, hình thức thu tiền của một số trường bắt đầu tinh vi hơn. Chị T.N (Hoàng Quốc Việt) nói: "Thay vì thu dồn các khoản như trước, cách vài hôm, GV chủ nhiệm lại tiến hành thu một khoản, rồi yêu cầu PH ký cam kết không kiện tụng. Ví như Trường Mầm non Dịch Vọng, năm ngoái thu 300.000đ/cháu để mua điều hòa, PH ai cũng kêu, nhà trường bèn dùng "chiêu" thu tự nguyện tại lớp, bắt ký cam kết. Chị T.N than: "Đã cam kết, ai dám kiện".
Chị T.H - có con học tại Trường Mầm non Mễ Trì, Hà Nội - băn khoăn: "Tôi nghe nói mức học phí năm nay có giảm hơn trước, nhưng chắc chắn các khoản phụ phí thì sẽ còn tăng. Phải đến tháng 9, bắt đầu năm học mới, nhà trường mới triển khai thu tiền học. Như năm ngoái, nói là "tự nguyện" ủng hộ cơ sở vật chất, nhưng phụ huynh nào cũng phải "bóp bụng" từ 500.000đ đến 1.000.000đ nộp cho mỗi cháu. Cháu nhà tôi còn bị phát sinh thêm tiền trông ngoài giờ, trông thứ bảy khoảng 300.000đ/tháng... Nói chung là đủ các loại phụ phí kèm theo".
Về đồng phục, phụ huynh có thể mua ở ngoài thị trường giá rẻ hơn nhà trường khoảng 40.000 đồng/bộ, mỗi HS ít nhất 2 bộ, riêng ở miền Bắc thì phải thêm áo đồng phục mùa đông. Tuy nhiên nhiều trường "ép" phụ huynh phải mua vì logo được in ngay trên áo, nếu mua ngoài thị trường thì không thể in riêng logo, nên đành bấm bụng phải mua. Hai bộ đồng phục "ngốn" trên nửa triệu đồng đâu có ít. Phụ huynh Trường Hồng Bàng - quận 5, TPHCM)
Khi nhận của PV tại TP.Mỹ Tho: Một thực trạng "loạn" thu phí, mỗi trường học đưa ra từ 5 - 8 khoản thu mà PH phải "đóng" trước khi tựu trường. Ngay từ phiên họp PH đầu tiên, các GV chủ nhiệm của Trường THCS Lê Ngọc Hân (phường 7) thu 8 khoản đóng của PH trong đó có tiền vận động hỗ trợ nhà trường làm lễ mừng ngày thành lập trường.
Tại Trường Tiểu học Thiên Hộ Dương (phường 5), ngoài các khoản thu theo quy định của ngành, còn có các khoản thu khác trên 900.000 đồng/em, như: Thuê nhân viên phục vụ, mua máy điều hòa, dụng cụ học tập, đồ dùng cá nhân. Riêng các lớp bán trú thì PH phải "ứng" trước tiền XDCSVC trên 2 triệu đồng/em. Tính ra, mỗi HS mới bước vào học ở trường này phải đóng trên 4 triệu đồng. Với chỉ ba phiếu thu đầu năm của một HS (ảnh) thì PH này đã phải nộp đúng 7 triệu đồng, chưa kể tiền SGK, đồng phục, quỹ lớp...
Chỉ dám than, không dám tố!
Đối với các trường công lập, Sở GDĐT Hà Nội luôn nhấn mạnh rằng, năm học nào sở cũng có văn bản chỉ đạo đối với các khoản thu đầu năm, trong đó quy định rõ những khoản nào là thu hộ, thu thoả thuận, thu tự nguyện. Với các khoản thu hộ, quy định nhà trường tuyệt đối không đứng ra thu, mà chỉ do các đơn vị chức năng mới được thu.
Năm nay, Sở GDĐT Hà Nội có văn bản hướng dẫn thu - chi, để các trường thực hiện. Về học phí ở HN thì giảm so với năm học trước, nhưng nỗi lo sợ các khoản thu mà "đố" PH nào dám tố cáo với lãnh đạo sở. Ví dụ như các trường không được thu tiền XDCSVC, nhưng khoản tiền này lại được "núp" dưới đề nghị "tùy tâm", mà đã tùy tâm thì không PH nào dám "không" từ tâm cả.
Một số biên lai thu tiền "cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy, tài liệu..." của một số trường tiểu học ở Hà Nội.
Với chiêu bài "tự nguyện" cùng lá đơn và chữ ký của phụ huynh, các trường có thể thoải mái thu tiền, mà không sợ các cơ quan quản lý "sờ gáy".
Khi được hỏi ý kiến về việc từ chối các khoản thu mà PHHS thấy vô lý, theo ghi nhận của PV Lao Động - phỏng vấn trực tiếp 15 PHHS trên địa bàn hai TP lớn là HN và TPHCM - thì tất cả đều chấp nhận sự im lặng, dù những khoản thu đó vượt quá khả năng tài chính của gia đình.
Một số biên lai thu tiền "cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy, tài liệu..." của một số trường tiểu học ở Hà Nội.
Chị Hoàng Thu Ngân (HN) cho hay: Con tôi học mẫu giáo mà phải đóng tiền học vẽ, hay múa, võ, nếu không đóng thì cháu sẽ bị ngồi thui thủi một chỗ, trong khi các bạn được múa, hát... vì không muốn con bị tổn thương nên vẫn phải nộp cho con để "bằng bạn bằng bè".
Chưa kể đến cuối năm, các trường đều có mốt làm lịch, thế là PH nào cũng phải tự nguyện nộp. Những khoản thu này, có kêu lên lãnh đạo sở thì cũng không thể xử lý, vì có sự thỏa thuận của PHHS.
Mấu chốt vấn đề lạm thu các khoản mà nhà trường đã biết "đánh" vào tâm lý HS. Các cháu HS thường dễ bị rơi vào tâm lý mặc cảm nếu cha mẹ không đóng đủ, cô giáo chỉ cần nhắc nhẹ trước lớp là có ngay hiệu quả.
Theo lao động
Năm học mới: Đảm bảo đủ chỗ học TP.HCM vân đang đôi mặt với viêc tăng dân sô cơ học, thiêu trường lớp, giáo viên, vân đê nóng đâu năm học mới như các khoản thu đâu năm, đôi mới phương pháp giảng dạy. Ngày 12/8, Sở GD&ĐT TP.HCM đã tông kêt năm học 2011-2012 và đê ra phương hướng nhiêm vụ năm học 2012-2013. Những vân đê nóng đâu năm...