Phụ huynh Tiểu học Nguyễn Thái Bình bức xúc nhiều khoản thu, hiệu trưởng nói gì?
Phụ huynh trường tiểu học Nguyễn Thái Bình, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh bức xúc về nhiều vấn đề thu chi tài chính trong trường.
Ngày 3/11/2020, một số phụ huynh trường tiểu học Nguyễn Thái Bình, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đã phản ánh đến Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam, bày tỏ sự bức xúc của mình về vấn đề thu chi trong nhà trường không rõ ràng, trong đó chủ yếu dùng Ban đại diện Cha mẹ học sinh làm công cụ thu tiền của phụ huynh cho nhà trường.
Theo một số phụ huynh, năm học 2019 – 2020, nhà trường bắt mỗi lớp đóng cho quỹ của nhà trường là 17 triệu đồng. Trường có khoảng từ 25 – 30 lớp, như vậy thu ít nhất thì cũng khoảng được 300 triệu đồng, nhưng con số thực tế tổng thu chỉ là gần 149,5 triệu đồng.
Khi phụ huynh có thắc mắc vấn đề này, thì Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp chỉ trả lời qua loa, và nói là sắm phòng vi tính nên không đưa vào.
Trường tiểu học Nguyễn Thái Bình, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh: P.L)
Phụ huynh trường đi họp đầu năm thì hoàn toàn không nghe gì nói đến việc đóng quỹ trường. Tuy nhiên, mới đây, giữa học kỳ 1 thì phụ huynh lại nhận được tin nhắn của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp là sẽ đóng 300.000 đồng/em tiền quỹ lớp. Số tiền này sẽ dùng để mua màn hình tương tác trị giá 95 triệu đồng (75 inch).
Video đang HOT
Đa phần phụ huynh đều phản đối việc đóng tiền này, và thắc mắc rằng, sao không nói việc này ngay từ đầu năm học?
Phụ huynh trường đều phải đóng đầy đủ phí quản lý, vệ sinh bán trú tổng cộng là 350.000 đồng/em/tháng, nhưng trường chỉ để 2 cô bảo mẫu phụ trách 3 lớp bán trú, sao lại cắt bớt 1 cô?
Ngày 4/11, trao đổi với phóng viên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Phạm Ngọc Hiếu – Hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Thái Bình, quận 1 xác nhận, đúng là nhà trường đang dự định mua màn hình tương tác 75 inch, trị giá 95 triệu đồng.
Màn hình này sẽ để ở sân trường, dùng trong các tiết học trải nghiệm của học sinh lớp 1, tiết học ngoài trời (tiếng Việt, tiếng Anh, Tự nhiên Xã hội, Khoa học, Lịch sử, Địa lý…) của học sinh các lớp, hỗ trợ một số hoạt động sinh hoạt vào đầu tuần.
Ông Phạm Ngọc Hiếu nhấn mạnh rằng, việc mua này sẽ dựa vào sự vận động, đóng góp của phụ huynh các lớp, hoàn toàn không đưa ra một mức đóng góp tối thiểu, không cào bằng, không ép buộc, dựa vào các quy định của pháp luật.
“Nếu phụ huynh đóng góp đủ tiền thì mua, không đủ thì thôi, không mua cũng chẳng sao” – ông Phạm Ngọc Hiếu nói tiếp.
Nhà trường làm đúng các bước quy định của việc vận động tài trợ từ phía phụ huynh học sinh.
Đối với việc phí quản lý và vệ sinh bán trú, ông Phạm Ngọc Hiếu khẳng định nhà trường thu đúng theo văn bản quy định của quận 1 đưa ra, trong đó phí quản lý bán trú cho thu tối đa 300.000 đồng/em/tháng, phí vệ sinh 50.000 đồng/em/tháng.
Việc sử dụng 2 cô bảo mẫu trông 3 lớp là do trường tuyển không đủ bảo mẫu, và số học sinh bán trú của trường không nhiều (770 em).
Đồng thời, ông Phạm Ngọc Hiếu cũng bác bỏ thông tin nói rằng, trường bắt mỗi lớp đóng 17 triệu đồng cho quỹ nhà trường.
Theo lý giải của ông Hiếu, khoản tiền này không ép buộc, lớp đóng tự nguyện, số học sinh mỗi lớp cũng không bằng nhau, không áp đặt.
Nhà trường cũng đã quyết toán số tiền phụ huynh học sinh đóng góp, công khai rõ ràng trong buổi họp phụ huynh học sinh rất công khai, minh bạch.
Việc kêu gọi, vận động phụ huynh vào giữa học kỳ 1 là do nhà trường mới bầu Ban đại diện cha mẹ học sinh trường xong, thì mới có kế hoạch vận động tài trợ, còn làm đầu năm là không đúng quy định.
'Toát mồ hôi' với chương trình học lớp 1 của con
Đó là chia sẻ của rất nhiều phụ huynh có con học lớp 1 năm nay, đặc biệt là với môn tiếng Việt.
Học sinh lớp 1 năm nay là lứa đầu tiên theo học chương trình, sách giáo khoa mới - NGỌC DƯƠNG
Có con học lớp 1 theo chương trình năm nay, chị Hoàng Thị Thu (Q.Tân Bình, TP.HCM) chia sẻ: "Mỗi ngày đi học về thấy con rất căng thẳng. Tối nào ăn cơm xong mẹ con tôi cũng phải lao vào bàn học để tập viết, tập tính vì sợ cô giáo chê viết xấu. Tôi không cho con học chữ trước khi vào lớp 1, giờ chương trình mới lại học khá nâng cao so với trẻ nên nhiều tối phải mất hơn một giờ đồng hồ cho việc tập viết, sau đó mới xem lại bài học của các môn khác".
Cũng theo chị Thu, khi vừa vào lớp 1 đã yêu cầu trẻ ghép vần, tập đọc; mới 3 tuần đã yêu cầu trẻ đọc trơn tới 2 dòng với hơn 21 chữ. Sang tuần thứ 4, còn có những bài đọc tới 6 câu, trong đó có rất nhiều từ khó, nhiều khi phụ huynh đọc còn vấp mà sách đã yêu cầu trẻ phải đọc trơn.
"Ngày nào con cũng được giao 3 - 4 bài viết về nhà, nếu không tập viết cho con thì bị cô giáo phê không hoàn thành bài học, chê chữ viết xấu. Còn nếu bắt con học thì lại gây áp lực rất lớn cho con. Gia đình nào phụ huynh có thời gian kèm cặp thì còn được, chứ nhà neo người hoặc cha mẹ bận để con học một mình thì rất khó theo kịp chương trình", chị Thu chia sẻ.
Tương tự, chị H.T.T, có con học tại Trường tiểu học Nguyễn Thái Bình (Q.12, TP.HCM), cũng cho biết so với chương trình cũ thì chương trình mới của lớp 1 năm nay có phần nâng cao, đặc biệt là môn tiếng Việt khi yêu cầu HS phải biết ghép vần ngay từ những bài học đầu tiên thay vì dạy bảng chữ cái, và cách ghép chữ cơ bản như trước đây.
"Chương trình học nâng cao hơn mỗi ngày, mỗi bài học lại gồm rất nhiều kiến thức nên con không thể nhớ hết được bài học. Chưa kể ngày nào đi học về cô cũng giao bài tập rất nhiều để bé theo kịp chương trình nên cả mẹ và con khi học theo đều rất đuối", chị H.T.T nói.
Ngoài việc chương trình dạy nâng cao thì chị H.T.T cũng cho rằng việc con học trường công lập, cô giáo bị áp lực về sĩ số lớp cũng khiến cho HS thiệt thòi hơn vì cô không thể sát sao được hết học trò.
Gánh nặng các khoản chi đầu năm học Năm đầu tiên thực hiện chương trình mới, ngoài sách giáo khoa mới, học sinh lớp 1 phải mua thêm dụng cụ học tập đi kèm, cùng nhiều khoản chi phí khác nên mới đầu năm học phụ huynh đã 'choáng' với tiền sách vở của con. Học sinh xem sách tham khảo lớp 1 tại một nhà sách ở TP.HCM - ẢNH:...