Phụ huynh thấy được cái khó khi dạy con ở nhà sẽ cảm thông với thầy cô ở trường
Học trò bây giờ có nhiều em cực kỳ thông minh, nhiều em nhanh nhạy hơn trước đây rất nhiều nhưng cũng đan xen nhiều em bất cần và xem thường chuyện học hành.
Một vài sự việc thầy cô đánh học trò đã bị dư luận lên án kịch liệt, nhiều người còn dùng những ngôn từ mạt sát giáo viên. Có người còn lấy những hiện tượng đó để đánh giá cả đội ngũ thầy cô giáo hiện nay.
Bản thân người viết bài này cũng không đồng tình với việc một số giáo viên bạo lực học trò một cách phản cảm mà báo chí đã phản ánh gần đây. Tuy nhiên, nếu bình tâm lại thì chúng ta sẽ có cái nhìn cảm thông hơn với một vài sự việc cá biệt này.
Thầy cô đánh học trò thời nay là sai nhưng học trò thời nay có còn vâng lời thầy cô nữa hay không và phụ huynh đã thực sự cảm thông cho nhiều thầy cô đang dành tất cả những nhiệt huyết của mình để dạy dỗ học trò hay không lại là câu chuyện rất dài.
Hàng triệu thầy cô vẫn đang cần mẫn nâng bước học trò để các em trưởng thành (Ảnh minh họa: TTXVN)
Cả nước hiện nay có 1,5 triệu giáo viên và chúng tôi tin rằng đại đa số những thầy cô đang trực tiếp giảng dạy trên lớp vẫn luôn dành cho học trò một tình thương bao la của những người thầy.
Thầy cô vẫn bao dung, nhân từ và bỏ qua những lỗi lầm của học trò khi các em mắc phải. Họ vẫn đang thực sự là những người đưa đò cần mẫn cho các thế hệ học trò và làm trọn bổn phận của người thầy dù cuộc sống, công việc nhiều khi gặp muôn vàn khó khăn.
Và, đa số phụ huynh vẫn dành cho con em mình một sự quan tâm, giáo dục nghiêm khắc với mong muốn con em mình sẽ trưởng thành, hội tụ được cả đức và tài.
Song, vẫn có những trường hợp phụ huynh bênh con một cách quá thái khiến cho giáo viên rất ngại đưa ra những biện pháp giáo dục nghiêm khắc khi học trò của mình hỗn láo, quậy phá trong lớp học.
Người thầy cần sự cảm thông, thấu hiểu từ phụ huynh
Bây giờ, mỗi gia đình chỉ có 1-2 đứa con nhưng có phụ huynh nào dám khẳng định là cha mẹ không bao giờ la rầy con không? Có bậc cha mẹ nào không bao giờ đánh con khi con ngỗ ngược không?
Có bậc cha mẹ nào không có những lúc cảm thấy chán nản, buồn bực và đôi khi cảm thấy bất lực khi thấy con mình ham chơi hơn ham học, suốt ngày cắm cúi vào màn hình điện thoại hay không?
Chúng tôi nói những điều này không để so sánh hay cổ vũ cho bạo lực mà nói để phụ huynh có cái nhìn bớt khắt khe hơn với thầy cô đang hàng ngày dạy dỗ con mình ở trên lớp.
Mỗi lớp học bây giờ ít nhất là từ 35-45 học sinh. Nhiều lớp học lên đến 60-70 học sinh, mỗi em một tính cách, một cá tính riêng. Những khi chuyển tiết chỉ cần mỗi em thì thào một vài tiếng nhỏ thôi cũng đủ cái lớp đó trở nên rộn ràng như cái chợ.
Video đang HOT
Trong khi đối với học trò thì ai cũng biết là lứa tuổi này đang thích mải mê trò chuyện, mải mê nghịch ngợm mỗi khi có điều kiện. Chính vì thế, khi bước vào lớp, bao giờ thầy cô cũng mất vài phút ổn định trật tự. Khi dạy, nhiều học trò không chịu học, nói chuyện, chọc ghẹo nhau trong lớp.
Hỏi bài thì nhiều em trả lời bất cần, nhiều cột điểm phải hoàn thành mà học trò kiểm tra không làm bài, kiểm tra miệng thì không nói không rằng… Những lúc ấy, chẳng lẽ giáo viên cứ hiện hữu nụ cười được sao? Nếu lờ đi hôm nay thì ngày mai các em càng không học, nếu cho em này qua thì em khác bắt chước.
Những lúc ấy, giáo viên vừa động viên, khích lệ, nhắc nhở mà học sinh không thay đổi thì cũng phải buông vài câu nạt nộ- chủ yếu là nói để học sinh sợ mà chú ý học hành hơn.
Nhiều lúc học sinh hư, tất nhiên giáo viên, nhà trường phải đưa ra những mức kỷ luật cần thiết để uốn nắn. Thay vì đứng về phía nhà trường để giáo dục học trò thay đổi thì một số phụ huynh có những lời lẽ xúc phạm thầy cô, dọa nọ, dọa kia.
Có bao giờ những phụ huynh này tự đặt một câu hỏi cho riêng mình là tại sao trong lớp mấy chục học trò mà con mình lại hay bị nhiều thầy cô nhắc nhở chưa?
Có bao giờ phụ huynh thấy con mình đánh nhau và tự thấy mình còn thiếu sót là chưa uốn nắn, dạy dỗ con mình chu đáo chưa? Có bao nhiêu phụ huynh thấy con mình học hành sa sút và tự nhận thấy con mình ham chơi nhiều quá, tại mình cưng chiều con nhiều quá chưa?
Có bao giờ các phụ huynh thấy con mình nói chuyện tục tĩu, xưng hô còn thiếu chủ ngữ, nói năng còn thiếu lễ phép khi ở nhà và xem đó là điều thiếu sót của phụ huynh hay chưa?
Tại sao những cái hư, cái xấu đó thì nhiều người lại thường đổ lỗi tại thầy cô, tại nhà trường, tại ngành giáo dục nhỉ? Nhà trường có một phần trách nhiệm chứ nhà trường không thể gánh trọn trách nhiệm trong việc dạy dỗ học trò ở mọi nơi, mọi lúc và mọi lứa tuổi.
Vai trò gia đình và xã hội lẽ nào lại vô can khi có những sự cố, những điều xấu xảy ra thì lại đổ cả cho ngành giáo dục và các thầy cô giáo?
Nhiều phụ huynh và đôi khi dư luận nói rằng tại thầy cô không quan tâm, tại nhà trường không chú trọng dạy người…Nói vậy là chưa hiểu nhiều về giáo dục.
Thầy cô vẫn dạy, vẫn uốn nắn các em hàng ngày nhưng thử hỏi mỗi ngày học sinh học trên lớp được mấy tiếng đồng hồ, còn bao nhiêu thời gian ở nhà thì ai dạy học trò? Chẳng lẽ giáo viên dạy khi học trò ở nhà, giáo viên quản lý, giám sát khi học sinh ở nhà?
Thầy cô vẫn đang làm hết trách nhiệm của mình
Ngày Nhà giáo Việt Nam, nhiều khi phụ huynh tặng cho thầy cô một món quà và xem như đó là một sự phó thác trách nhiệm. Khi học sinh hư, học hành sa sút lại bảo cha mẹ quan tâm thầy như thế mà thầy lại không quan tâm học trò.
Một số phụ huynh không tặng quà cho thầy cô lại nói tại vì không tặng quà, không quan tâm đến thầy cô nên họ không ngó ngàng, để ý đến con mình. Chao ôi, cái nghề giáo giống như đang làm dâu trăm họ và đôi khi nó bạc bẽo vô cùng!
Học trò bây giờ có nhiều em thông minh, nhiều em nhanh nhạy trước các vấn đề nhưng cũng đan xen nhiều em bất cần và xem thường chuyện học hành, rèn luyện trên lớp.
Một số em không có được đức tính chịu khó, không có được sự lễ phép với thầy cô, với người lớn tuổi. Nhiều học sinh bây giờ hung dữ, tiêm nhiễm cái xấu từ phim ảnh, mạng Internet. Vì thế, chúng ta thường thấy những clip học sinh đánh bạn một cách rất dã man trên các trang mạng xã hội.
Học sinh bây giờ khác xa hoàn toàn với học sinh ngày trước- đó là một điều mà thầy cô nào cũng nhìn thấy rất rõ.
Vì thế, những giáo viên chỉ mong các bậc phụ huynh có sự sẻ chia, cảm thông trong quá trình dạy dỗ học trò. Bởi, hàng triệu thầy cô vẫn canh cánh một nỗi lo cho các thế hệ học trò của mình…
THANH AN
Theo giaoduc.net
Đừng dễ dãi nói: 'Tôi từng bị đánh, có sao đâu'
Bên cạnh những ý kiến phản đối giáo viên dùng biện pháp bạo lực thì cũng có rất nhiều ý kiến bênh vực hình thức dạy dỗ bằng đòn roi vì "không đánh mới hư".
Sau khi clip cô giáo ở quận Tân Phú (TP.HCM) đánh học trò xuất hiện trên truyền thông, có khá nhiều độc giả, Facebooker bày tỏ rằng họ đã từng bị thầy cô, phụ huynh đánh đòn "còn ghê gớm hơn thế".
Trả lời phỏng vấn báo Pháp Luật TP.HCM, một giáo viên quận Bình Thạnh (xin giấu tên) bày tỏ: "Ở các nước có văn hóa gần gũi với chúng ta như Nhật Bản, Hàn Quốc, học trò bị gọi lên phòng giám hiệu để phạt đòn là bình thường. Chúng ta học theo Tây nhiều quá, trong khi văn hóa giáo dục của chúng ta khác họ".
Chúng tôi có buổi phỏng vấn hai chuyên gia thường xuyên làm việc với trẻ em để cùng trao đổi về quan điểm này.
Nên khôi phục lại môn đạo đức
Phóng viên: Bà nghĩ gì khi hiện nay có nhiều người bày tỏ rằng việc đánh đòn con trẻ chẳng có gì là ầm ĩ?
TS Nguyễn Thị Thanh Tú, khoa Tâm lý học, ĐH KHXH&NV: Tôi không ủng hộ việc sử dụng các biện pháp trừng phạt để giáo dục con trẻ cho dù ở mức độ nào. Tâm lý học chỉ ra rằng giáo dục trẻ bằng các phương pháp tích cực như khích lệ, ghi nhận giúp con trẻ phát triển tốt hơn nhiều. Đòn roi có thể mang lại hiệu quả tạm thời là đứa trẻ sẽ nghe lời ngay lập tức nhưng nó sẽ bóp chết các sáng kiến của con, bóp chết cảm xúc an toàn của con.
Nhiều người bày tỏ trên mạng xã hội xem việc dùng roi vọt để dạy trẻ là bình thường. Ảnh: Internet
Nhiều người nói rằng "Tôi từng bị đánh bét nhè đây mà có sao đâu, vẫn lớn lên bình thường đó thôi. Các nhà tâm lý đang làm mọi chuyện quá lên". Bà nghĩ thế nào?
Họ nhận đòn roi thì họ cho roi vọt trở lại với con trẻ. Họ không được thấu hiểu, được thương đúng cách nên họ sẽ cư xử y như vậy với con cái của họ. Nhưng họ cảm thấy ổn không có nghĩa là những đứa trẻ khác cũng cảm thấy ổn, bởi kiểu tâm lý của mỗi người là khác nhau.
Tôi đã làm việc với một thân chủ mà cô ấy đã gần 40 tuổi nhưng cô ấy vẫn bị ám ảnh bởi sự trừng phạt của người cha. Lúc bé, bạn làm việc gì đó trái ý, ông bố đã đánh bạn này và dìm xuống ao. Ký ức đó gây tổn thương tới mức không thể xóa nhòa được và đến bây giờ bạn vẫn đau đáu với ký ức đó.
. Vậy làm cách nào chúng ta có thể ngăn ngừa bạo lực xảy đến với bọn trẻ nhân danh tình yêu thương và dạy dỗ, thưa bà?
Tôi ước gì ngành giáo dục khôi phục lại môn đạo đức trong nhà trường với những bài học nhẹ nhàng, thú vị, dễ hiểu, dễ nhớ, dạy con trẻ về tình yêu thương, kính trên nhường dưới, nói lời hay ý đẹp, không dùng bạo lực để đối xử với nhau. Đây là thời điểm tốt để chúng ta quay lại môn đạo đức với các giá trị truyền thống chọn lọc từ Nho giáo.
TS Nguyễn Thị Thanh Tú trả lời phỏng vấn báo Pháp Luật TP.HCM. Ảnh: HM
Nhận thức về quyền trẻ em còn quá chậm
Phóng viên: Ông có phản ứng thế nào khi đọc các tin tức về bạo hành trẻ em bởi chính người dạy dỗ các em?
Ông Nguyễn Lữ Gia, quản lý dự án Bảo vệ trẻ em của Tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế tại Việt Nam: Tôi rất buồn! Gia đình và nhà trường lẽ ra là nơi an toàn nhất, yêu thương nhất với con trẻ nhưng thời gian qua, khá nhiều trường hợp trẻ em bị gây tổn thương nhân danh sự giáo dục, dạy dỗ.
Chúng tôi đã tham gia nhiều diễn đàn lắng nghe tiếng nói trẻ em các cấp từ trung ương đến địa phương, hoặc các buổi đối thoại học đường, các em luôn luôn bày tỏ sự mong muốn thay đổi tình trạng bị phạt đòn, bị bạo hành. Có em bày tỏ thế này: "Con mong muốn thầy cô vô lớp cười với tụi con nhiều hơn và không mắng mỏ, đánh ai hết".
Theo ông, thay đổi thực tế này dễ hay khó?
Có thể nói dùng bạo lực với trẻ con đã trở thành "truyền thống" trong nếp nghĩ của nhiều phụ huynh và thầy cô và nó vẫn còn rất phổ biến mặc dù truyền thông của chúng ta nỗ lực thay đổi. Cách giáo dục trẻ em ở những quốc gia khác nhau cũng có thể có những khác biệt. Nhưng chúng ta không thể cứ tiếp tục vin vào truyền thống hay văn hóa Á Đông hay bảo rằng nước láng giềng nào cũng đang làm thế.
Bất cứ hành vi nào gây tổn thương thể chất và tinh thần của trẻ đều là hành vi bạo hành chứ không phải giáo dục.
Theo TS Nguyễn Ngọc Oanh (Học viện Báo chí và Tuyên truyền), trong một khảo sát, 70% phụ huynh Việt Nam xem việc phạt roi là một biện pháp để giáo dục con mình.
HỒNG MINH
Theo PLO
Đừng sợ con không tiếp thu được xác suất thống kê, mẹ Nhật Nam gợi ý các trò chơi vừa thư giãn, vừa giúp con hiểu ngon ơ môn học này "Xác suất xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống, chỉ là từ trước đến nay bạn chưa để ý nên cảm thấy xa lạ thôi". Từ hôm qua, nhiều phụ huynh xôn xao khi có thông tin "Sẽ dạy toán xác suất thống kê cho học sinh từ lớp 2". Nhiều người chép miệng: " Kiểu này dạy để con mình tính... lô...