Phụ huynh thành phố ngược xuôi tìm chỗ học, chỗ chơi khi con vào hè
Nhiều phụ huynh muốn con trải nghiệm, nhiều người lại không còn cách nào khác là gửi con tới lớp học bán trú vì không có ai trông.
Vừa chớm nghỉ hè được 1-2 ngày, chị Vinh (Hà Đông, Hà Nội) đã hỏi lịch học ngoại khóa khắp nơi cho con trai vừa hết lớp 2. Thực ra, việc học gì, chơi gì, ở đâu… đã được chị lên kế hoạch từ trước khi nghỉ hè 2-3 tháng. Nhưng sát ngày, chị muốn hỏi lại thời gian để sắp xếp sao cho hợp lý giữa các lớp.
Mặc dù lực học của con chỉ ở mức khá nhưng chị Vinh quan niệm hè là để vui chơi, trải nghiệm nên chị không chọn cho con đi học thêm các môn như học chính khóa ở trường. Cả 3 lớp học hè của con trai chị đều là học kỹ năng, năng khiếu theo tinh thần vừa học vừa chơi.
“Hè này, tôi ưu tiên lớp học bơi cho con đầu tiên bởi vì Covid-19 đã khiến tôi phải hoãn lớp học của con đến tận giờ”.
Buổi học bơi đầu tiên của con trai chị Vinh.
Chị Vinh chọn một lớp học bơi gần nhà, thời gian linh động. Nhưng vì con nhát nước nên mỗi buổi học, bố phải đi cùng để động viên, hướng dẫn thêm. Cũng vì đi cùng bố nên con chị chỉ đi được vào chiều tối khi bố đã tan làm.
Khóa học thứ 2 mà chị đăng ký là lớp tiếng Anh, 4 buổi/ tuần, cũng vào buổi chiều tối. “Lớp tiếng Anh này theo một phương pháp riêng nên phải học 4 buổi/tuần để đảm bảo thời gian con tiếp xúc với ngoại ngữ liên tục. Lớp học theo dạng trò chơi, kể chuyện, hát hò vui vẻ nên con rất thích thú”.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc, tuần 4 buổi, cứ 5h chiều chị lại phải dừng công việc để cho con tắm rửa, ăn nhẹ rồi chở qua lớp. Lớp ở gần nên chị về nhà ngay để nấu cơm tối. Chồng chị sẽ phải nán lại cơ quan muộn hơn để 7h về qua lớp đón con luôn.
Lớp học thứ 3 của con chị chỉ học 1 buổi/tuần vào chiều thứ 7, kéo dài 2 tiếng. Lớp hội họa này cách nhà chị tới 10km nhưng vì không tìm được lớp nào có phương pháp ưng ý hơn nên vợ chồng chị vẫn cố gắng đưa đón. Cho con vào lớp xong, 2 vợ chồng lại ra quán cà phê ngồi đợi con học 2 tiếng, coi như phút thảnh thơi cuối tuần.
“Hè thật đấy nhưng lịch học như này là ngày nào cũng đưa đón con không kém gì học ở trường. Nhưng con đều thích thú đi học, chứ không phải ép buộc gì cả nên bố mẹ vẫn cố gắng cho con trải nghiệm trong 2 tháng hè”.
Video đang HOT
Ngoài các lớp học này, chị Vinh cũng tranh thủ cho con về quê chơi với ông bà, đi du lịch xa gần vài chuyến. Chị nói: “Ngày xưa, thời của mình, hè đến là ở nhà tự bày trò chơi với nhau, chứ làm gì có nhiều hoạt động, lớp học hay ho như bây giờ. Nên là mình cũng cố gắng cân bằng sở thích của con và các kỹ năng cần thiết để chọn lớp học cho con trải nghiệm”.
Nói về việc sắp xếp thời gian cho con dịp nghỉ hè, chị bảo 2 tháng hè là vợ chồng chị phải dành thời gian cho con nhiều hơn bình thường. Ngoài các lớp học ngoại khóa, con ở nhà từ sáng đến chiều tối – ăn, học, chơi – đều phải có người đôn đốc, sắp xếp sao cho hợp lý để vừa khoa học, vừa vui vẻ.
Khác với chị Vinh, vì không có ai ở nhà cùng con nên dịp hè này chị Thu chọn khóa học thêm cho con ở trường. Tức là nghỉ hè nhưng con vẫn sáng đến lớp, chiều về, trưa ăn ngủ tại trường. Nội dung các môn học chỉ xoay quanh 3 môn Toán, tiếng Việt, tiếng Anh là chính.
Mặc dù không thích phương án này lắm nhưng vì không có ai trông con nên vợ chồng chị đành chịu. Chị Thu chia sẻ, ở lớp con chị cũng nhiều nhà chọn phương án này vì không có ai trông con, thành ra bọn trẻ không có nghỉ hè.
Cũng cho con đi học bán trú như chị Thu nhưng chị Cao Thịnh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) lại chọn hình thức trại hè – một hoạt động khá phổ biến hiện nay của các trường và các đơn vị như trung tâm tiếng Anh, trung tâm kỹ năng sống.
Trại hè mà con chị theo học là do chính ngôi trường mà con đang theo học tổ chức theo hình thức có nhiều chủ đề: thể thao, kỹ năng sống, văn hóa – nghệ thuật, tiếng Anh…
“Con có thể chọn học trại hè tối thiếu 2 tuần nhưng vì quá thích các chương trình nên con chọn học cả 2 tháng. Đây hoàn toàn là ý nguyện của con”.
Bà mẹ này cho biết, trước khi học trại hè, con được nghỉ ngơi khoảng 1 tuần để về quê. “Từ tuần sau là con đi học từ sáng đến chiều tối như trong năm học”.
Cha mẹ thành phố có rất nhiều lựa chọn cho con trong dịp hè, trong đó có cả các trại hè, khóa học kỹ năng sống… theo hình thức bán trú. Ảnh minh họa
Theo tìm hiểu, chi phí các chương trình trại hè, lớp học thêm bán trú, các hoạt động ngoại khóa bán trú… hiện nay ở Hà Nội thường dao động từ 6-7 triệu đồng/tháng cho tới 12-13 triệu đồng/tháng. “Mức chi phí này không kém so với học phí học chính khóa là mấy, nếu là học trường tư”.
“Nhiều người nói rằng nghỉ hè mà bắt con đi học nhiều thế, làm con mất tuổi thơ, rồi so sánh với ngày xưa nghỉ hè được tự do rong chơi, nghịch ngợm. Nhưng tôi nghĩ, mỗi thời mỗi khác. Bây giờ có rất nhiều hoạt động học mà chơi bổ ích, thú vị mà bản thân các con rất thích.
Nếu bố mẹ sắp xếp được thời gian đưa đón, chọn hoạt động phù hợp với năng lực, sở thích của con thì đó sẽ là trải nghiệm tốt, chứ không nhất thiết hè là phải ở nhà, phải về quê như chúng ta cách đây 20-30 năm” – chị Vinh chia sẻ.
Bà mẹ này cho rằng, trước khi đăng ký cho con học gì, bố mẹ nên hỏi ý kiến các con về mong muốn, sở thích trước khi quyết định. Nếu làm được điều đó thì việc học hè hay tham gia các hoạt động ngoại khóa khác không phải là “làm mất tuổi thơ” của con.
'Kích hoạt' lại các trường mầm non ngoài công lập
Đến thời điểm này, hệ thống các trường mầm non đều được mở cửa trở lại, nhưng rất nhiều phụ huynh có con đang học ở các trường ngoài công lập tại các thành phố lớn phải lo tìm trường mới, bởi không ít trường mầm non khối này đã bị đóng cửa, giải thể.
Chính quyền các cấp đang tích cực hỗ trợ để hệ thống mầm non tư thục hoạt động trở lại, đáp ứng nhu cầu của xã hội, đồng thời bảo đảm đời sống, thu nhập cho giáo viên mầm non khối ngoài công lập.
Giờ học của cô và trò Trường mầm non quốc tế FTF (thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc).
Từ ngày 13/4, các trường mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chính thức mở cửa đón trẻ đi học trở lại. Theo số liệu của Sở Giáo dục và ào tạo Hà Nội, có 432 nghìn trẻ mầm non, chiếm 80% tổng số trẻ mầm non trên địa bàn Hà Nội đã trở lại trường. Công tác tổ chức bán trú được các nhà trường triển khai ngay từ ngày học đầu tiên, giúp phụ huynh yên tâm gửi con để đi làm. Tuy nhiên, nếu như các trường mầm non khối công lập đã nhanh chóng ổn định hoạt động, trở lại nền nếp dạy và học trực tiếp tại trường, thì khối trường ngoài công lập lại đang đối diện nhiều khó khăn.
Hệ lụy còn dài
Sau thời gian dài đóng cửa để phòng, chống dịch Covid-19, đến nay, nhiều trường mầm non dân lập, tư thục, nhóm trẻ tại Hà Nội vẫn tiếp tục đóng cửa hoặc đã bị giải thể. Tại quận Nam Từ Liêm có 10 nhóm lớp mầm non đã thông báo giải thể. Tại quận Ba ình, hiện có năm trường ngoài công lập và bốn nhóm lớp đã giải thể. Trên địa bàn quận Hà ông còn khoảng 30% số học sinh mầm non chưa thể đến trường, do các cơ sở tư thục chưa hoạt động vì thiếu giáo viên. Còn tại quận Hoàn Kiếm, có gần 40% số giáo viên của các nhóm lớp mầm non ngoài công lập đang xin thôi việc. Phó Trưởng phòng Giáo dục và ào tạo quận Hoàng Mai (Hà Nội) Trương Thu Hà cho biết, quận có 352 nhóm lớp mầm non tư thục, qua khảo sát, số giáo viên của các nhóm lớp này đăng ký đi làm trở lại chỉ đạt 63,2%.
Việc theo dõi sĩ số học sinh mầm non được ngành Giáo dục và ào tạo tỉnh Vĩnh Phúc cập nhật từng ngày. Theo số liệu báo cáo ngày 13/4, tại 217 cơ sở mầm non tư thục, có 83% số trẻ đến trường. Tỷ lệ trẻ đến trường rất cao, thể hiện nhu cầu gửi trẻ rất lớn. Hiệu trưởng Trường mầm non quốc tế FTF Nguyễn Thị Hương cho biết, các bậc phụ huynh rất nóng lòng đưa trẻ tới trường. Trong thời gian đóng cửa, nhà trường vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội để giữ chân giáo viên, đây là khoản chi phí rất lớn đối với một cơ sở giáo dục mầm non. Do đó khi có hơn 60% số trẻ đến lớp thì nhà trường rất mừng, mặc dù số lượng trẻ mới đáp ứng chi phí tối thiểu để duy trì hoạt động của trường.
Chị Nguyễn Bích Vân, chủ cơ sở mầm non Sơn Ca (thành phố Vĩnh Yên) than thở: ể trường tồn tại được sau hai năm đóng cửa thật vô cùng gian khổ. Cũng may, do cơ sở không phải thuê nhà nên còn gắng gượng được. Chủ cơ sở và giáo viên phải chia sẻ tiền đóng bảo hiểm xã hội. ến nay số trẻ quay trở lại cơ sở đạt hơn 80%, song để bù đắp thiệt hại trong hai năm ngừng hoạt động thì phải mất nhiều thời gian.
Trong thời gian nghỉ dịch, nhiều giáo viên mầm non đã chuyển nghề khác để mưu sinh. Nay, các trường mở cửa đón học sinh, nhưng thu nhập của giáo viên còn thấp, công việc thì vất vả, nên rất khó để kêu gọi các cô giáo quay lại trường, cũng như tuyển thêm giáo viên mới. Nếu không đủ giáo viên, các trường sẽ không thể đón trẻ trở lại trường. Năm ngoái, cô Nguyễn Thu Nga vẫn là giáo viên của Trường mầm non tư thục Hoa Trạng Nguyên (thành phố Thái Nguyên). Dịch Covid-19 khiến cô Nga bị thất nghiệp, để có thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình, cô Nga xin đi làm công nhân tại Công ty Glonic Thái Nguyên. Với mức thu nhập gần 10 triệu đồng/tháng, cao hơn thu nhập khi làm giáo viên, nên đến nay cô Nga không quay lại làm giáo viên mầm non nữa.
Theo thống kê của Sở Giáo dục và ào tạo tỉnh Vĩnh Phúc, đến tháng 3/2022, tỉnh có 161 giáo viên mầm non bỏ nghề sang làm công việc khác, trong đó có 80 giáo viên của thành phố Phúc Yên, 41 giáo viên của thành phố Vĩnh Yên... Tuy nhiên, con số thống kê này chưa thật đầy đủ, vì có những giáo viên ký hợp đồng ngắn hạn, hoặc mới ký hợp đồng nhưng chưa được đóng bảo hiểm xã hội, cũng phải bỏ nghề làm việc khác vì chờ đợi mở cửa trường học quá lâu.
Cô và trò Trường mầm non Happy Kids (thành phố Thái Nguyên) dần ổn định nền nếp dạy và học. (Ảnh THẾ BÌNH)
Hỗ trợ cơ sở mầm non quay trở lại hoạt động sớm nhất
ể giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, cũng như tạo điều kiện cho các trường mầm non ngoài công lập có thể mở cửa hoạt động trở lại, các địa phương đang nỗ lực triển khai các giải pháp. Trưởng phòng Giáo dục và ào tạo quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) Nguyễn Thị Hương cho biết, trước mắt, đối với các cháu theo học tại các nhóm lớp đã bị giải thể, quận ưu tiên, tạo điều kiện cho các cháu được chuyển về học tại các trường công lập trên địa bàn. Hiệu trưởng Trường mầm non Happy Kids, Trương Thị Thu Hoài ở thành phố Thái Nguyên cho biết: "Trường tăng sĩ số từ 15 cháu/lớp lên 20 cháu/lớp để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, tiết kiệm chi phí để từng bước mua sắm thay thế đồ dùng sinh hoạt, học tập xuống cấp. Hiện, trường đang tuyển giáo viên để thay thế những người nghỉ việc".
Tới đây, Phòng Giáo dục và ào tạo quận Nam Từ Liêm phối hợp với UBND quận tổ chức phiên giao dịch việc làm dành riêng cho ngành giáo dục mầm non để kêu gọi, thu hút giáo sinh, sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm về công tác tại quận, kịp thời bổ sung nhân lực cho ngành học này. ại diện Phòng Giáo dục và ào tạo quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, những ngày đầu học sinh mầm non học trở lại, phòng sẽ tích cực rà soát, kiểm tra trực tiếp tại các nhóm lớp để xác định chính xác tỷ lệ giáo viên xin nghỉ việc và có ảnh hưởng nhiều đến việc dạy học của các nhóm lớp hay không. Từ đó có phương án điều chỉnh. Các địa phương cũng đang nỗ lực để hỗ trợ các trường cải tạo cơ sở vật chất, ký hợp đồng giáo viên, giúp cho các cơ sở mầm non quay trở lại hoạt động sớm nhất. Các trường tư thục tăng cường tuyển thêm giáo viên. Việc tiếp nhận học sinh mới cũng sẽ theo tiến độ để phù hợp số lượng nhân lực, không tạo áp lực cho giáo viên, nhân viên. ồng thời, tiến hành tăng lương để giữ chân, động viên các cô giáo gắn bó với nghề.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, thành phố Hà Nội đã giao Sở Giáo dục và ào tạo và các địa phương tiếp tục rà soát, hỗ trợ cho giáo viên các trường ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đề nghị Sở Giáo dục và ào tạo cần tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính để khôi phục hoạt động của nhóm trẻ tư thục, ngoài công lập, nhất là khi các trường có nhu cầu thành lập mới.
ể giữ chân giáo viên mầm non ngoài công lập đồng thời thu hút lao động quay trở lại làm việc, tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện hỗ trợ tiền đối với giáo viên, học sinh các cơ sở mầm non độc lập, tư thục tại các khu công nghiệp. ây là việc rất cần thiết trong bối cảnh hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thiếu lao động, vì nhiều cha mẹ phải thay nhau nghỉ làm để ở nhà trông con. Theo đó, tỉnh hỗ trợ 220.000 đồng/trẻ/tháng cho trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp được doanh nghiệp ký hợp đồng lao động; hỗ trợ 800.000 đồng/người/tháng đối với giáo viên mầm non làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp. UBND thành phố Thái Nguyên, Phòng Giáo dục và ào tạo đang tích cực hỗ trợ các trường có nhu cầu vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi để củng cố trường lớp; tuyển chọn giáo viên còn thiếu để các trường mầm non ngoài công lập dần hồi phục. ại diện các trường mầm non ngoài công lập và nhiều phụ huynh kiến nghị chính quyền các cấp khẩn trương tổ chức tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ năm tuổi. Nhiều chủ cơ sở mầm non độc lập tư thục, trường mầm non tư nhân mong muốn Nhà nước có chính sách giảm tiền thuế đất; đóng bảo hiểm xã hội cho giáo viên, để từ đó có điều kiện nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ.
Phụ huynh ở Đắk Lắk lo lắng trang bị kỹ năng cần thiết cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1 Nhiều phụ huynh có con 5 tuổi đang rất lo lắng khi năm học 2021-2022 sắp kết thúc và các cháu chuẩn bị vào lớp 1. Thành phố Buôn Ma Thuột có tình hình dịch COVID-19 phức tạp nhất của tỉnh Đắk Lắk. Do đó, năm học 2021-2022, số ngày học trực tiếp của trẻ mầm non chỉ "đếm trên đầu ngón tay"....