Phụ huynh Singapore rối trí trước các kỳ thi quốc gia
Khi người thuê nhà nhiễm Covid-19 và con trai lớp 6 thuộc diện cách ly, Elisabeth Fong, 46 tuổi, mất ngủ nhiều đêm vì sợ con lỡ kỳ thi quốc gia.
Ngày 18/9, bà Fong gọi nhiều cuộc điện thoại cho cơ quan y tế để báo về trường hợp nhiễm Covid-19 của một người thuê nhà. Tuy nhiên, mãi đến 21/9, người bệnh mới được đưa đi cách ly, cùng lúc đó bà và con trai cũng được xét nghiệm.
Người mẹ nỗ lực liên hệ với Bộ Y tế Singapore để hỏi về việc bà nên làm gì để bảo vệ cậu con trai lớp 6 của mình, bởi cậu bé tham dự kỳ thi quốc gia vào 30/9. “Tôi cảm thấy mệt mỏi và bất lực với những quy tắc phải thực hiện trước khi kỳ thi quốc gia PSLE”, bà nói hôm 28/9.
Tương tự, Wong, 46 tuổi, cũng có con trai bị cách ly bởi bạn cùng lớp em này nhiễm Covid-19. Nhiều phụ huynh bày tỏ sự bối rối và thất vọng về các chính sách phòng dịch, cũng như tác động của chúng đến việc con cái họ có được tham gia PSLE hay không.
Học sinh Singapore đeo khẩu trang đến trường học. Ảnh: Kua Chee Siong
Video đang HOT
Cuối cùng, Bộ Giáo dục Singapore cho phép thí sinh tiếp xúc gần (F1) với người mắc Covid-19, không trong thời gian cách ly, được dự thi quốc gia nếu test nhanh âm tính. Những em này phải xét nghiệm Covid-19 tại trường học hoặc địa điểm thi hai ngày một lần đến khi hết thời gian theo dõi thuộc diện F1.
So với năm ngoái, ngành giáo dục Singapore đã mở rộng nhóm thí sinh được dự thi. “Quyết định này nhằm mang đến quyền lợi chính đáng nhất cho thí sinh bởi đây là kỳ thi quan trọng”, đại diện Bộ Giáo dục cho hay.
Quyết định này khiến nhiều gia đình thấy nhẹ nhõm, nhưng các phụ huynh cho rằng việc ngành y tế, giáo dục chậm trễ ra thông báo đã gây tổn hại lớn về tinh thần cho học sinh.
Các kỳ thi quốc gia của Singapore gồm Primary School Leaving Examinations (PSLE), GCE N(A) and N(T)-Levels, GCE O-Level, GCE A-Level, được tổ chức từ tháng 9 đến 12 hàng năm, dành cho học sinh phổ thông từng cấp học.
Kỳ thi năm nay từ ngày 15/9, bắt đầu với cấp độ GCE N và kết thúc với ACE A. Thí sinh mắc Covid-19 hoặc đang cách ly sẽ không được dự thi. Trong suốt kỳ thi, các em được kiểm tra thân nhiệt, đeo khẩu trang để phòng dịch.
Ca Covid-19 tăng cao nhất trong hơn một năm, Singapore tạm dừng mở cửa
Chính phủ Singapore đã tạm dừng kế hoạch mở cửa sau khi đảo quốc Đông Nam Á ghi nhận số ca Covid-19 tăng cao nhất trong hơn một năm qua.
Singapore hiện là quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao hàng đầu thế giới (Ảnh: Reuters)
Guardian đưa tin, Singapore hôm 14/6 đã ghi nhận 837 ca Covid-19, mức tăng theo ngày cao nhất trong hơn một năm qua. Để đối phó với đợt bùng dịch có dấu hiệu gia tăng, chính phủ Singapore đã tạm dừng kế hoạch mở cửa trở lại và áp dụng một số lệnh hạn chế. Ví dụ, việc tập trung tại nơi làm việc đã bị cấm sau khi nước này phát hiện ra các ổ dịch liên quan tới nhân viên căng-tin.
Tính đến ngày 14/9, có tổng cộng 809 người đang phải nhập viện vì Covid-19, trong đó có 75 ca có triệu chứng nặng và cần thở ôxy, cũng như 9 ca cần được chăm sóc tích cực. Theo Bộ Y tế Singapore, phần lớn các ca bệnh triệu chứng nặng đều là những người trên 66 tuổi.
Hiện hơn 80% dân số Singapore đã tiêm chủng đầy đủ. Một điểm tích cực khác là số bệnh nhân có triệu chứng nặng ở Singapore không quá cao và trong 28 ngày qua chỉ có 4 người tử vong vì dịch, tất cả đều là những người chưa tiêm chủng.
Tuy nhiên, một điểm đáng lưu ý là số bệnh nhân ốm nặng đang có xu hướng tăng. Ví dụ, số bệnh nhân cần thở ôxy đã tăng gấp đôi lên 54 hôm 12/9 so với 2 ngày trước đó. Các chỉ số liên quan tới ca bệnh nặng được xem là yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng liệu hệ thống y tế có bị quá tải hay không.
"Trong 28 ngày qua, tỷ lệ các ca bệnh trong cộng đồng không có triệu chứng hoặc có các triệu chứng nhẹ là 98,1%. Trong số 114 người phải thở ôxy, có 56 ca chưa được tiêm phòng đầy đủ và 58 ca đã được tiêm đủ mũi", Bộ Y tế Singapore cho biết.
Lawrence Wong, Bộ trưởng Tài chính và đồng lãnh đạo lực lượng chống Covid-19 Singapore, tuần trước nhấn mạnh rằng, dữ liệu chủ chốt để xem xét việc mở cửa lại sẽ là số lượng bệnh nhân phải vào phòng chăm sóc tích cực (ICU) trong 2-4 tuần kế tiếp.
Singapore hiện có sẵn 300 giường ICU và có thể tăng lên 1.000. Nếu số lượng ca bệnh phải vào ICU vẫn có thể kiểm soát được trong thời gian tới, Singapore sẽ nối lại kế hoạch tái mở cửa.
Dale Fisher, giáo sư tại bệnh viện đại học quốc gia Singapore, nhận định rằng phần lớn ca bệnh ở Singapore hiện là ca nhẹ và số người mắc Covid-19 lớn không đồng nghĩa với việc số ca nhập viện và tử vong cũng tăng mạnh theo.
"Mặc dù vậy, chúng ta không thể cứ mở cửa ngay lập tức và nói rằng vắc xin sẽ bảo vệ chúng ta. Để mở cửa, chúng ta cần nhiều hơn thế", giáo sư Fisher nói.
Ông Fisher nhấn mạnh rằng, dù tỷ lệ tiêm chủng ở Singapore cao, nhưng ít nhất 500.000 người trên dân số 5,7 triệu người vẫn chưa tiêm chủng, và đây rõ ràng vẫn là mối đe dọa với hệ thống y tế.
Singapore đang cân nhắc tiêm nhắc liều tăng cường cho người trẻ và có thể sẽ bắt đầu tiêm chủng cho trẻ em vào năm tới. Tuần này, họ sẽ tiêm mũi thứ 3 cho người lớn tuổi và nhóm dân số bị suy giảm miễn dịch.
Campuchia kéo dài các biện pháp hạn chế tại thủ đô thêm 14 ngày Chính quyền thủ đô Phnom Penh của Campuchia vừa ra quyết định kéo dài các biện pháp hành chính và ngừng các hoạt động có rủi ro lây nhiễm COVID-19 ở mức cao thêm 14 ngày, từ ngày 9/9-23/9 tới. Kiểm tra thân nhiệt phòng lây nhiễm COVID-19 trước khi vào chợ tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại...