Phụ huynh quyết việc thu – chi
Phụ huynh sẽ được trực tiếp tham gia và quyết định các khoản thu – chi phục vụ giáo dục trong trường học và chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý giáo dục nếu có lạm thu…
Đó là mục tiêu trong “Đề án xây dựng Hội đồng giám sát cộng đồng trường học” sẽ được Hội Tâm lýgiáo dục Hà Nội triển khai trong năm nay.
Nhiều khoản thu… lạ đời
2 tuần đầu tiên của năm học 2013-2014, các trường học trong cả nước bắt đầu họp phụ huynh, thôngbáo các khoản thu. Nhận thông báo, rất nhiều phụ huynh còn băn khoăn nhưng chỉ dám… hỏi nhau chứ cũng ngại hỏi giáo viên.
Chị Nguyễn Thị M có con học lớp 1 Trường Tiểu học Tiên Hưng (Lục Nam, Bắc Giang) cho biết: Đầu năm học, được cô giáo chủ nhiệm gửi thông báo đóng tiền về nhà với 11 khoản thu, trong đó có những khoản thu rất lạ, có nghĩ nát óc cũng không biết dùng để làm gì, như khoản Xử lý rác thải: 15.000 đồng, rồi tiền bài tập các loại: 268.500 đồng.
“Tiền bài tập các loại có phải là tiền trả để thầy cô ra bài tập trên lớp và về nhà cho học sinh? Đến bài tập về nhà cũng phải mua thì còn gì là giáo dục nữa”- chị M bức xúc nói.
Đề án xây dựng Hội đồng giám sát cộng đồng trường học được kỳ vọng là một “liều thuốc mạnh” để chấm dứt nạn lạm thu tiền trường (ảnh minh họa)
Trong giấy mời họp phụ huynh đầu năm tại một trường mầm non ở Đông Anh, Hà Nội, chị Phạm Thị Thương – phụ huynh học sinh lớp mầm còn được “lưu ý” mang theo tiền đóng học cho con khoảng 3 triệu đồng khi đi họp.
Video đang HOT
Chị Thương cho biết: “Ngoài các khoản như học phẩm, trang bị ban đầu, tiền nước uống; tiền bán trú; tiền ăn, học phí… hiệu trưởng còn vận động phụ huynh đóng thêm các khoản: Điều hòa, thay tủ đựng đồ, các khoản khác… tổng cộng hơn 417.000 đồng nữa. Khi phải đóng khoản tiền này, chúng tôi hỏi nhau, nếu đã có các khoản này thì tiền học phẩm và trang bị ban đầu dùng vào việc gì nhưng không được giải thích”.
Tương tự, học sinh Trường THCS Thượng Lâm (Mỹ Đức, Hà Nội) cũng phải đóng tổng cộng 2.300.000 đồng, trong đó có khoản 250.000 đồng quỹ ủng hộ… vệ sinh (!?).
Liều thuốc mạnh?
Để chấm dứt lạm thu, theo Nhà giáo Ưu tú, TS Nguyễn Tùng Lâm- Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, chỉ có một cách duy nhất là cho phụ huynh trực tiếp tham gia và quyết định vào các khoản thu chi của trường.
Ông Lâm giải thích: Trước đây đã có Ban đại diện cha mẹ học sinh làm công việc giám sát chất lượng giáo dục trường học, giám sát thu chi, Bộ GDĐT còn ban hành cả Điều lệ cha mẹ học sinh để tạo hành lang pháp lý cho tổ chức này. Tuy nhiên, Ban này lại bị “biến tướng” trở thành cánh tay đắc lực của trường, “đứng mũi chịu sào” trong việc thu tiền cho trường. Lý do là vì, con em họ đều nằm trong tay trường, họ bị yếu thế và không có tiếng nói…
“Đề án Xây dựng Hội đồng giám sát cộng đồng trường học sẽ được tiến hành thí điểm tại 5 trường công lập tại Hà Nội từ tháng 10.2013 đến hết tháng 7.2014. Kết thúc thí điểm sẽ đề nghị mở rộng ở 29 quận, huyện của Hà Nội. Chúng tôi hy vọng mô hình này sẽ là liều thuốc mạnh dẹp nạn lạm thu”.TS Nguyễn Tùng Lâm
Đề án xây dựng Hội đồng giám sát trong trường học vẫn “trao quyền” cho phụ huynh, nhưng không chỉ là giám sát mà còn có quyền quyết định. Thành phần của Hội đồng tuyệt đối không có Ban giám hiệu nhà trường mà bao gồm phụ huynh và đại diện các ban ngành địa phương nơi trường hoạt động: Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, Hội Phụ nữ, Hội Khuyến học…
“Hội đồng này sẽ có tiếng nói quyết định trong việc thực hiện các khoản thu chi của trường học. Khi trường có kế hoạch thu – chi từ nguồn tiền đóng góp của phụ huynh sẽ phải có sự đồng ý bằng chữ ký của Hội đồng giám sát mới được làm. Chính vì vậy Hội đồng này cũng phải chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý nhà nước nếu có xảy ra lạm thu… dù chỉ một đồng” – ông Lâm cho biết.
Ông Nguyễn Ngọc Quang – Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội hy vọng: “Hội đồng giám sát sẽ giúp minh bạch các khoản thu chi, làm cho phụ huynh hiểu rõ món tiền đóng góp dùng để làm gì? Có phục vụ cho con em mình học tập hay không?… Làm được điều này, tôi tin rằng việc huy động xã hội hóa hay tự nguyện sẽ được xã hội ủng hộ”.
Còn theo bà Nguyễn Thị Huệ – Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hoàng Mai (Hà Nội) – đơn vị tham gia thí điểm đề án này cho rằng: “Phải làm thế nào để hiệu trưởng các trường nhận thức được rằng đây không phải tổ chức ngáng đường mà là một tổ chức tiếp sức cho họ huy động nguồn lực, tìm sự đồng thuận ở phụ huynh, minh bạch tài chính, nâng cao uy tín chất lượng cho trường học”.
Theo TNO
Chấm dứt 'thí điểm' - Kỳ 2: Tìm phương thức dạy học mới
Với những ưu điểm trong việc dạy tiếng Việt, theo Bộ GD-ĐT, nếu áp dụng thành công công nghệ giáo dục, thì đây là một trong những phương thức dạy học hướng đến trong đổi mới chương trình - sách giáo khoa sau năm 2015.
Học sinh học tốt tiếng Việt là một trong những ưu điểm nổi trội của chương trình công nghệ giáo dục - Ảnh: Lê Đăng Ngọc
Tiếp cận tiếng Việt rất thoải mái
Theo các giáo viên giảng dạy công nghệ giáo dục (CNGD), điểm nổi bật nhất của chương trình này là học sinh (HS) nắm chắc quy luật chính tả, đặc biệt không quên sau khi nghỉ học thời gian dài.
Đây là năm đầu tiên Trường tiểu học Âu Cơ, TP Rạch Giá, Kiên Giang thực hiện chương trình CNGD. Hiệu trưởng Trần Thị Liên cho hay: "Điều dễ nhận thấy nhất là HS tiếp cận với việc học tiếng Việt rất thoải mái, không bị gò ép như chương trình hiện hành - vào lớp 1 là phải học chữ cái ngay". Bà Liên nói thêm: "Tuần đầu tiên là "tuần 0 để HS làm quen, tạo tâm lý thoải mái nên dù chúng tôi đang vào chương trình chậm hơn các trường khác một tuần nhưng không hề lo lắng gì cả".
Cà Mau cũng có hơn 10 trường áp dụng CNGD. Ông Lê Hoàng Dự, Trưởng phòng GD-ĐT H.Thới Bình, nơi 2 trường áp dụng chương trình, thông tin: "Năm ngoái phụ huynh e dè, phản ứng, nhưng năm nay nhiều người lại gặp chúng tôi yêu cầu thực hiện tiếp ở lớp 2, lớp 3 vì họ thích quá". Cùng chung nhận định này, bà Nguyễn Thị Lan, giáo viên lớp 1, Trường tiểu học A Khánh Bình Tây, H.Trần Văn Thời, Cà Mau, chia sẻ: "Chín năm dạy lớp 1, trong đó 3 năm dạy theo CNGD tôi phải khẳng định là mình thích dạy CNGD hơn mặc dù giáo viên vất vả hơn nhiều". Dạy chương trình này, giáo viên phải tận tâm, làm kỹ từng bước một để HS biết được chữ nào là nhớ chữ đó. Qua một kỳ hè dù không "sờ" đến sách vở nhưng khi trở lại trường, HS vẫn rất nhớ, không "trả chữ" lại cho thầy.
Do CNGD chỉ mới thực hiện ở lớp 1 nên HS học chương trình này xong, lên lớp 2 phải theo chương trình chung hiện hành. Tuy nhiên, cũng theo bà Lan: "HS học xong tiếng Việt 1 - CNGD, lên lớp 2 vẫn hoàn toàn có thể theo được chương trình hiện hành mà không gặp khó khăn gì về mặt kiến thức. Giáo viên lớp 2 phản ánh tiếp nhận HS lớp 1 theo CNGD rất thuận lợi".
Không cần học thêm, học trước
Ông Dương Văn Bổ, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc, cho rằng: "Quan trọng là chúng tôi thấy nó đổi mới được phương pháp dạy học". Ông Bổ giải thích chương trình hiện hành dạy theo phương thức thầy giảng, trò ghi nhớ - thầy giáo là nhân vật trung tâm. CNGD thì thầy thiết kế, trò thi công - chuyển nhân vật trung tâm từ giáo viên sang HS.
Hầu hết giáo viên dạy chương trình này đều cho rằng luôn đặc biệt lưu ý phụ huynh không dạy trước cho con ở nhà vì như thế là làm hỏng việc tiếp thu bài mới của trẻ. Giáo sư Hồ Ngọc Đại, "cha đẻ" của CNGD, giải thích: "Mục đích khi thiết kế CNGD là ngoài giờ học cho ra học, phải cho trẻ chơi thoải mái - không cần học thêm, không cần học ở nhà. Học trước thì có hại nên không phải học trước, phụ huynh được giải phóng, không phải kè kè làm bài tập ở nhà với con". Để thực hiện được điều này, theo Giáo sư Đại, phải biên soạn sách thật kỹ. Ông giải thích: "Bộ sách này được viết từ năm 1978. Đến nay không sai đến cái dấu phẩy. Tôi kiểm tra chi li từng chi tiết một, từng cái dấu phẩy. Sản phẩm cho trẻ con là không được thiếu sót".
Cũng theo Giáo sư Đại, năm nay sau khi triển khai đại trà đối với lớp 1, bộ bắt đầu thí điểm đối với lớp 2 ở khoảng 3 - 4 tỉnh. Những năm sau sẽ lần lượt triển khai theo lộ trình như vậy.
Với những ưu điểm này trong việc dạy và học tiếng Việt, bà Trần Thị Thắm, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT, cho hay: "CNGD không còn là thí điểm nữa". Bà Thắm phân tích: "Có thể hiểu là chúng ta đang tiến hành song song bộ tài liệu dạy tiếng Việt cho học sinh lớp 1. Trường nào dạy cái này thì thôi cái kia. Việc đánh giá vẫn theo chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình hiện hành". Từ thực tế này, các trường sư phạm đã tiến hành nghiên cứu về bộ tài liệu CNGD để đưa vào chương trình đào tạo giáo viên.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng cho rằng nếu việc áp dụng thành công, đây sẽ là một trong những phương thức dạy học được hướng đến trong đổi mới chương trình - sách giáo khoa sau 2015.
Theo TNO
Hiệu trưởng báo cáo kiểu "né tránh" Hiệu trưởng Trường CĐ Y tế Hà Tĩnh đã bị tố cáo có những quyết định, việc làm sai trái trong thu chi, tuyển dụng, đưa người thân vào làm trái quy định, mưu lợi cá nhân, bao che sai phạm... Hàng loạt sai phạm Trước những nội dung tố cáo sai phạm vô nguyên tắc của Hiệu trưởng trường CĐ Y tế...