Phụ huynh phản đối dùng thẻ học đường ở TP HCM
Thông tin đầu năm 2016, Sở GD&ĐT TP HCM phát hành thẻ học đường (SSC-School Smart Card) để thanh toán học phí khiến nhiều phụ huynh không đồng tình.
Cuối tháng 2 vừa qua, lãnh đạo Sở GD&ĐT TP HCM tổ chức hội nghị triển khai đề án sử dụng thẻ SSC để thu học phí và các khoản tiền khác. Theo kế hoạch, đầu năm 2016 sẽ phát hành thẻ tại 24 trường THPT cho khối lớp 10 và 11, và đầu năm 2017 phát hành 1 triệu thẻ cho học sinh các trường tiểu học và THCS ở TP HCM.
Thẻ học đường SSC.
Thẻ mang nhiều tiện ích?
Lãnh đạo công ty Ngôi nhà xanh, đơn vị thực hiện đề án, cho biết, thẻ học đường SSC dành cho học sinh, có tên và mã số học sinh. Vào kỳ đóng học phí và các khoản tiền khác, trung tâm SSC thông báo cho phụ huynh chuyển tiền vào thẻ bằng nhiều hình thức: Chuyển khoản (qua tin nhắn – SMS banking, qua điện thoại – mbanking, qua Internet – ebanking…), thu tận nhà, đóng tại các ngân hàng, đóng tại trường, hoặc thanh toán qua nPOS (thiết bị cà thẻ cố định) tại trường…
Số tiền phí và học phí quy định mà phụ huynh nộp sẽ được tự động chuyển về tài khoản của nhà trường, thông tin chuyển về trung tâm dữ liệu SSC để đối soát, báo cáo và thông báo cho phụ huynh đã hoàn tất quá trình đóng tiền.
Video đang HOT
Cũng theo đại diện của công ty này, một tiện ích nữa mà thẻ mang lại là phụ huynh có thể chuyển tiền tiêu vặt, mua dụng cụ học tập cho con bằng thẻ SSC. Thẻ chỉ được chấp nhận mua hàng qua máy POS tại các điểm quy định tại trường, không rút được tiền mặt. Các khoản mua sắm được thông báo vào tài khoản thẻ, giúp phụ huynh kiểm soát việc chi tiêu của con.
Theo ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT TP HCM, việc sử dụng thẻ là tự nguyện. Tất cả học sinh được miễn phí sử dụng thẻ trong 6 tháng đầu tiên, sau đó có thể trả lại cho nhà trường. Phụ huynh nào cảm thấy tiện dụng thì tiếp tục sử dụng và đóng phí thẻ theo quy định của ngân hàng.
Ông Hoàng cũng thông tin thêm, học sinh có thể sử dụng thẻ SSC để vào cổng thông tin du học, sách giáo khoa điện tử. Sắp tới, lãnh đạo Sở sẽ liên kết hệ thống xe buýt, các cửa hàng tiện lợi… Việc sử dụng thẻ SSC đồng bộ sẽ giảm tải cho bộ phận kế toán, thủ quỹ và Sở sẽ quản lý thu chi các trường, phát hiện khoản thu không đúng quy định.
Phụ huynh phản đối
Dù mới được triển khai thí điểm ở 16 trường THCS, THPT, nhưng câu chuyện sử dụng thẻ SSC khiến nhiều phụ huynh bức xúc vì sự bất tiện.
Theo chị Nguyễn Minh Hà, phụ huynh học sinh THPT Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3, TP HCM), nếu trường muốn chuyển khoản cho tiện thì hầu hết phụ huynh đều có thẻ ATM của ngân hàng, chuyển khoản rất nhanh. Sao phải mở thêm loại thẻ nữa cho phiền phức?
Chị Hà cũng cho rằng, thẻ SCC liên kết nhiều tiện ích thì nên sử dụng, nhưng hầu hết ứng dụng vẫn chưa có, cơ sở hạ tầng của các trường còn thiếu thì không nên vội vàng. Khi có đủ sách giáo khoa điện tử, hệ thống xe buýt… phát hành thẻ cũng không muộn.
Hầu hết phụ huynh được hỏi bày tỏ ý kiến không hài lòng khi sử dụng thí điểm thẻ SSC. Anh Lê Huy (quận 9, TP HCM) băn khoăn: Phí sử dụng thẻ có cao không? Tiền để trong thẻ sinh lãi bao nhiêu? Học sinh ra trường, thẻ này làm gì khi hầu hết phụ huynh đã có tài khoản ngân hàng?
“Theo tôi, việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý là rất tốt nhưng khi mọi thứ đã sẵn sàng, có sự liên kết chặt chẽ, hiệu quả của đề án mới thành công”, anh Huy nêu quan điểm.
Một lãnh đạo của trường THPT đóng ở quận Tân Phú, TP HCM chia sẻ, từ nhiều năm nay, trường vẫn áp dụng song song hai hình thức đóng học phí: nộp trực tiếp ở trường và chuyển khoản. Hiện, trường chưa áp dụng đóng học phí qua thẻ SSC. Do đề án vẫn đang thí điểm nên vị này nói chưa thể đánh giá mức độ hiệu quả từ việc phát hành thẻ SSC.
“Việc đóng học phí hiện nay cũng rất đơn giản nên khi có đề án thí điểm ở các trường khác, chúng tôi đã thăm dò ý kiến của các bậc phụ huynh. Hầu hết đều đồng ý giữ nguyên phương án cũ”, người này nói thêm.
Đề án thẻ học đường SSC được Sở GD&ĐT TP HCM và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM, Công ty Văn hóa Ngôi Sao Xanh ký kết hợp tác triển khai vào tháng 7/2014. Đề án này triển khai thí điểm từ năm học 2014-2015 tại 24 trường THPT ở 14 quận, huyện của TP HCM để phụ huynh đóng học phí và các khoản tiền khác thông qua thẻ, không dùng tiền mặt.
Theo Zing
Thí điểm xây dựng đường bộ cho trẻ em
Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Mục tiêu cụ thể của chương trình là giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn, thương tích xuống còn 600/100.000 trẻ em; giảm tỷ suất trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích xuống còn 17/100.000 trẻ em; 5.000.000 ngôi nhà thuộc các hộ gia đình có trẻ em đạt tiêu chí Ngôi nhà an toàn; 10.000 trường học đạt tiêu chuẩn Trường học an toàn; 300 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn Cộng đồng an toàn; giảm 25% số trẻ em tử vong do TNGT đường bộ so với năm 2015.
Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là một trong những cách giữ an toàn cho trẻ em. Ảnh: Internet
Chương trình sẽ xây dựng thí điểm, đánh giá và nhân rộng mô hình Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Tổ chức triển khai các hoạt động can thiệp và tư vấn trực tiếp tại các gia đình nhằm loại bỏ nguy cơ gây tai nạn, thương tích trẻ em tại gia đình.
Về phòng, chống TNGT đường bộ cho trẻ em, chương trình sẽ xây dựng thí điểm, đánh giá và nhân rộng mô hình ATGT đường bộ cho trẻ em tại các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. Tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông đường bộ, sơ cứu, cấp cứu TNGT cho học sinh. Tổ chức thực hiện các hoạt động can thiệp nhằm giảm thiểu nguy cơ gây TNGT đường bộ cho trẻ em.
Bên cạnh đó, nghiên cứu, rà soát và hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị an toàn khi tham gia giao thông đường bộ cho trẻ em; rà soát và hoàn thiện các quy định về ATGT đường bộ; kiểm tra, giám sát về thực hiện các quy định ATGT đường bộ cho trẻ em; Xây dựng thí điểm, đánh giá và nhân rộng mô hình phòng, chống đuối nước trẻ em. Kiện toàn và phát triển mạng lưới dịch vụ đảm bảo an toàn cho trẻ em trong môi trường nước. Triển khai chương trình bơi an toàn cho trẻ em; xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành về phòng, chống đuối nước trẻ em./.
Theo_Dân việt
Nghệ An: Ngày đầu tiên thí điểm đường một chiều, người dân ngỡ ngàng Rất nhiều người dân rất ngỡ ngàng phải quay lại khi đi qua đường Ngư Hải và đường Đinh Công Tráng trong ngày đầu tiên thí điểm đường một chiều tại TP Vinh (Nghệ An). Ngày 25/1, các tuyến đường Đinh Công Tráng và Ngư Hải (TP Vinh) chính thức được phân luồng một chiều nhằm xử lý ách tắc giao thông. UBND...