Phụ huynh phản ánh SGK lớp 1 “quá nặng”: Cần đánh giá lại cách dạy?

Theo dõi VGT trên

Tháng đầu tiên của năm học mới 2020 – 2021 vừa đi qua cũng là thời điểm nhiều phụ huynh phản ánh chương trình SGK lớp 1 là quá “nặng”. Vậy nguyên nhân là do chương trình hay do cách dạy của giáo viên?

Phụ huynh “sốc” vì kiến thức nặng

Năm học 2020 – 2021 là năm đầu tiên thực hiện dạy và học SGK theo chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018 đối với học sinh lớp 1.

Tuy nhiên, thời gian qua có nhiều phụ huynh phản ánh rằng, chương trình SGK lớp 1 năm nay là quá nặng, nhất là ở môn Tiếng Việt. Chị N.T.L, trú quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết, trường con chị năm nay chọn bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” cho môn Tiếng Việt.

Ngay ở tuần học đầu tiên, tối nào về nhà vợ chồng chị cũng thay phiên nhau kèm con học và hoàn thành phiếu bài tập cô giao trên lớp. Cũng là một giáo viên tiểu học, chị L cho hay, nếu như trước đây, đến tuần 24, học sinh lớp 1 mới học hết vần.

Sang tuần 25, các em mới luyện đọc văn bản khoảng 4 – 5 câu hoặc khổ thơ ngắn. Nhưng với sách Tiếng Việt bộ “ Kết nối tri thức với cuộc sống” hiện nay , hết tuần 15, tức chưa hết học kỳ 1, học sinh đã phải học hết âm, vần, đọc lưu loát đoạn văn.

So với chương trình cũ, chương trình mới nhiều kiến thức hơn. Học sinh vừa nhận diện âm rồi đọc tiếng, sau đó là đọc từ.

Phụ huynh phản ánh SGK lớp 1 quá nặng: Cần đánh giá lại cách dạy? - Hình 1

Học sinh lớp 1 trường Tiểu học Lê Quý Đôn, Nam Từ Liêm trong giờ học Tiếng Việt theo chương trình SGK mới.

Tương tự, chị Đ.T.H, phụ huynh có con học lớp 1 tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cũng chung nhận định trên. Hàng ngày khi hết ca làm, chị lại phải tất tả đến trường đón con để đưa đến lớp học thêm nhờ cô giáo kèm và học vần, ghép vần Tiếng Việt đến 8g tối mới về. Nữ phụ huynh lo rằng nếu không cho con đi học thêm thì không thể theo kịp được kiến thức trên lớp cô giáo giảng.

“Mỗi khi cùng con ngồi vào bàn học để tập ghép vần, đọc chữ là tôi thấy bức xúc vô cùng. Các con mới 6 tuổi, lại không được học chữ trước khi vào lớp 1 mà chương trình bắt các con phải ghép vần, đọc các câu dài thì rất khó. Rồi phải luyện viết vở ô ly sao cho đúng các nét, nhiều hôm con nhớ được nét này thì ngày mai lại quên luôn do phải học tiếp nét mới. Trên lớp, cô giáo còn dạy học sinh ghép vần luôn và yêu cầu trẻ đọc trơn, viết trơn luôn. Nếu em nào không học trước trong hè thì không thể ghép các âm/vần được với nhau và ngược lại”, chị H tâm sự.

Phụ huynh phản ánh SGK lớp 1 quá nặng: Cần đánh giá lại cách dạy? - Hình 2

Video đang HOT

Học sinh lớp 1 trường Tiểu học Vạn Bảo, Hà Đông trong giờ học Tiếng Việt.

Chia sẻ với báo chí, TS Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT cho hay, Bộ chưa nhận được ý kiến chính thức nào từ phía giáo viên, phụ huynh và các nhà khoa học về vấn đề này.

Theo ông Tài, bộ SGK lớp 1 mới đã được thẩm định bởi hội đồng quốc gia với những quy trình rất chặt chẽ. Hơn nữa, năm học mới chỉ bắt đầu được vài tuần học và vẫn đang trong quá trình đào tạo chuẩn đầu ra nên chưa thể vội đánh giá là chương trình quá nặng.

Ví dụ môn Tiếng Việt, chuẩn đầu ra nêu rõ một phút học sinh phải đọc được bao nhiêu từ, việc đọc viết ra sao. Để đạt chuẩn đó, học sinh sẽ học 420 tiết. Các SGK Tiếng Việt đã được thẩm định cũng dựa trên khung thời lượng và chuẩn đầu ra để thiết kế cho phù hợp nhằm đi đến cái đích đó.

So với chương trình lớp 1 cũ, nội dung chương trình Tiếng Việt mới có phần tinh giản hơn nhưng thời lượng được kéo dài hơn, tăng từ 350 lên 420 tiết. Về mặt khoa học, học sinh không hề phải học nặng hơn.

“Nếu phụ huynh có con học lớp 1 năm ngoái rồi năm nay lại có con học lớp 1 sẽ dễ có tâm lý so sánh, từ đó đánh giá chương trình nặng, nhưng thực tế không phải vậy. Chúng ta đang cố gắng bố trí để các em đọc thông viết thạo sớm rồi học các môn khác ở giai đoạn sau. Chẳng hạn Toán, chương trình mới chỉ xếp 70 tiết ở lớp 1 và sẽ được sắp xếp học nhiều ở giai đoạn sau hơn”, vị Vụ trưởng nhấn mạnh.

Phụ huynh phản ánh SGK lớp 1 quá nặng: Cần đánh giá lại cách dạy? - Hình 3

GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình GDPT mới.

Do cách dạy của giáo viên?

Chia sẻ với PV Báo Pháp luật & Xã hội, TS Hoàng Ngọc Vinh, thành viên nhóm tư vấn Ủy ban quốc gia về Đổi mới giáo dục đào tạo cho biết, cần phải khẩn trương tìm hiểu ra nguyên nhân của thực trạng mà phụ huynh phản ánh vừa qua xem có phải do chương trình hay không. Hoặc ở khâu thực hiện chương trình ở địa phương không được đảm bảo theo như thiết kế như quy mô lớp học quá đông, kỹ năng sư phạm của giáo viên chưa đảm bảo…

Khi nắm bắt được nguyên nhân thì phải khắc phục càng sớm càng tốt, nếu đợi đến hết một năm học thì e rằng sẽ quá muộn. Ông Vinh nhấn mạnh, việc thiết kế chương trình là một chuyện nhưng khi thử nghiệm đánh giá chương trình cần làm hết sức bài bản, nghiêm túc.

“Chúng ta đã dạy thử nghiệm chương trình nhưng lại dường như thiếu việc đánh giá xem khả năng tiếp thu của các em học sinh qua những tiết dạy thử, chủ yếu là xem khả năng giảng dạy của giáo viên. Trong việc bồi dưỡng giáo viên cho chương trình mới thì vẫn còn một số nơi vẫn chưa làm đến nơi đến chốn. Bộ đã chỉ đạo các địa phương đưa các bài giảng mẫu bởi các giáo viên có trình độ giỏi về chuyên môn ra để sinh hoạt chuyên môn tại các nhà trường. Từ đó, có thể chia sẻ và học hỏi lẫn nhau về nghiệp vụ sư phạm để góp phần vơi bớt những khó khăn trong quá trình giảng dạy cho chính các thầy cô giáo”, TS Hoàng Ngọc Vinh khẳng định.

Cô giáo Công Thị Hiền Thu, Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Lê Quý Đôn, quận Nam Từ Liêm cho hay, trường đã chọn bộ sách Cánh Diều cho lớp 1 năm nay.

Do chương trình mới mang tính mở, giúp học sinh trải nghiệm nhiều nên giáo viên phải được tiếp cận càng sớm càng tốt. Ngay sau khi năm học 2019 – 2020 vừa kết thúc, bên cạnh việc đảm bảo phòng dịch Covid-19, trường đã mời chuyên viên trong hội đồng thẩm định SGK về trường để tập huấn cho giáo viên.

Đồng thời, các tổ khối chuyên môn tiến hành tập huấn online cho giáo viên, nhất là ở khối 1 về chương trình mới. Các buổi tập huấn chuyên đề do Phòng GD&ĐT quận Nam Từ Liêm tổ chức tập chung, trường đều cử giáo viên khối 1 đi dự để từ đó rút kinh nghiệm, tích hợp nhiều phương pháp giảng dạy mới phù hợp với tình hình thực tế trên lớp.

Giáo viên cần linh hoạt trong giảng dạy

Chia sẻ về vấn đề này, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình GDPT mới cho biết: Trước đây, chúng ta chỉ có một bộ sách giáo khoa, mà là sách của Bộ GD&ĐT, từ thanh tra chuyên môn đến kiểm tra, thi cử… đều dựa vào bộ sách ấy. Nay, theo Luật Giáo dục và Nghị quyết 88 của Quốc hội, chúng ta thực hiện xã hội hóa việc biên soạn SGK, có nhiều SGK cho mỗi môn học. Do đó, khác với trước đây, mỗi bộ SGK chỉ còn đóng vai trò một trong nhiều tài liệu dạy học.

Tại các hội nghị tập huấn, các tác giả SGK đều đề nghị giáo viên nghiên cứu chương trình, lấy các yêu cầu cần đạt đã quy định trong chương trình làm chuẩn. Đối với lớp 1, chuẩn đó rất đơn giản. Trên cơ sở nắm vững mục tiêu của từng bài học và yêu cầu cần đạt cuối năm, giáo viên có thể và nên điều chỉnh độ nặng nhẹ của mỗi bài học phù hợp với phần đông học sinh lớp mình. Bản thân một số sách giáo khoa cũng được thiết kế với tinh thần “chương trình mở” để giáo viên sử dụng linh hoạt.

Ví dụ, các bài học chính trong bộ sách Tiếng Việt 1 Cánh Diều dự kiến dạy trong 332 tiết (bao gồm 253 tiết học chữ và học vần, 48 tiết đọc và viết trong phần Luyện tập tổng hợp, 31 tiết kể chuyện). Đó là “phần cứng”, giáo viên và học sinh cần hoàn thành.

Bên cạnh đó, sách bố trí 88 tiết là “phần mềm” (bao gồm 64 tiết ôn tập, 16 tiết tự đọc sách báo, 8 tiết trải nghiệm – gọi là “Góc sáng tạo”). Nơi nào học sinh học nhanh thì hoàn thành cả “phần cứng” và “phần mềm”. Nơi nào học sinh học chậm thì chỉ cần hoàn thành các bài học chính; tăng số tiết cho các bài học chính này. Giáo viên hoàn toàn không cần phải vội “chạy” cho hết bài.

'Sạn' trong SGK Tiếng Việt 1: Hội đồng thẩm định ở đâu?

Khi dư luận phản ảnh những bất cập trong bộ sách SGK mới, Bộ GD&ĐT yêu cầu Hội đồng thẩm định rà soát lại SGK Tiếng Việt 1. GS Nguyễn Minh Thuyết, Chủ biên sách Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều, cho biết sẽ tiếp thu và điều chỉnh.

Sạn trong SGK Tiếng Việt 1: Hội đồng thẩm định ở đâu? - Hình 1


Một trang trong SGK Tiếng Việt 1 (bài tập đọc "Hai con ngựa" trong trang được cắt thành 2 phần, để ở 2 trang khác nhau)

Nhiều ý kiến cho rằng, SGK Tiếng Việt 1, bộ sách Cánh Diều, thiết kế các bài học quá sức học sinh, dùng nhiều phương ngữ, có nhiều bài học không mang tính giáo dục.

Bài tập đọc "Thỏ và Rùa" dùng "nhá cỏ, nhá dưa" thay vì "ăn cỏ, ăn dưa". Bài "Mẹ con cá rô" dùng nhiều từ "chả" thay cho "không", "chẳng"... Một số ý kiến cho rằng, có bài tập đọc dạy học sinh khôn lỏi, lười nhác.

Theo nhiều phụ huynh, nội dung các bài tập đọc là các câu chuyện nên trẻ nhớ rất lâu. Vì thế, với những bài có nội dung khó hiểu, không có ý nghĩa về mặt giáo dục, phụ huynh gặp khó khăn khi dạy cho trẻ ở nhà.

"Chưa kể, kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam phong phú, tác giả viết sách nên ưu tiên sử dụng, thay vì các bài đọc phỏng theo các câu chuyện nước ngoài đòi hỏi người đọc phải tư duy", chị Trần Thu Huyền, phụ huynh có con năm nay học lớp 1 ở Hà Nội, nói.

Sẽ tiếp thu, điều chỉnh

Trước sự phản ứng của dư luận những ngày qua, Bộ GD&ĐT đã có văn bản yêu cầu Hội đồng thẩm định quốc gia rà soát lại SGK Tiếng Việt 1.

GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, Chủ biên SGK Tiếng Việt 1 bộ sách Cánh Diều, cho biết, các tác giả sẽ tiếp thu các ý kiến và có chỉnh sửa phù hợp. "Nguyên tắc khi làm ra một sản phẩm phục vụ xã hội mà có ý kiến thì mình phải điều chỉnh. Các tác giả sẽ lắng nghe góp ý của giáo viên, phụ huynh học sinh và người dân, đánh giá hiệu quả thực tế để điều chỉnh những gì chưa phù hợp", ông Thuyết nói.

GS Thuyết cũng lý giải, sở dĩ sách dùng một số từ có thể ít thông dụng do thời gian đầu, học sinh chưa biết nhiều chữ, tác giả phải vận dụng số chữ ít ỏi mà các em biết để tạo thành câu văn, bài tập đọc nên phải dùng một số từ như vậy. Ví dụ, dùng từ "nhá" thay vì "nhai" vì đến thời điểm có bài tập đọc này, học sinh chưa học đến vần "ai". Từ này hoàn toàn không phải là phương ngữ mà là từ phổ thông, có trong Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê, ông nói.

Hoặc bài đầu, ý phủ định được thể hiện bằng từ "chả" thay cho từ "không", "chẳng" vì đến giai đoạn này, học sinh chưa được học các vần "ông", "ăng".Về một số câu chuyện gây tranh cãi và cho rằng thiếu tính giáo dục như bài tập đọc "Hai con ngựa", "Ve và gà"..., GS Thuyết khẳng định, sẽ sửa chi tiết cốt truyện để đảm bảo tính giáo dục cao hơn.

GS Trần Đình Sử, Chủ tịch Hội đồng thẩm định SGK Tiếng Việt lớp 1 năm nay, cho rằng, việc Bộ GD&ĐT đề nghị Hội đồng thẩm định rà soát lại SGK là hợp lý. "Theo công văn, sau khi rà soát chỗ nào sách không đáp ứng được sẽ phải sửa. Sắp tới, Hội đồng thẩm định sẽ làm việc.Thời điểm này, Hội đồng thẩm định chưa tổ chức họp nên chưa có đánh giá cụ thể", ông nói. Theo GS Sử, trong quá trình thẩm định, các thành viên Hội đồng thẩm định cũng từng góp ý, đề nghị tác giả điều chỉnh những vấn đề như dư luận nêu. Tuy nhiên, tác giả sách đã bảo lưu quan điểm của mình.

Bộ GD&ĐT báo cáo Chính phủ về sách Tiếng Việt lớp 1

Chiều 12/10, Bộ GD&ĐT đã báo cáo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc xử lý các ý kiến góp ý cho nội dung sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình mới. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, sau một thời gian thực hiện, một bộ phận phụ huynh học sinh đã có ý kiến về ngữ liệu được sử dụng trong sách Tiếng Việt 1 bộ sách Cánh Diều. Bộ GD&ĐT đã giao cho các đơn vị trao đổi với tác giả, Hội đồng Thẩm định SGK quốc gia xem xét trên tinh thần cầu thị, tiếp thu, có hướng xử lý phù hợp.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, các ý kiến góp ý, dù gay gắt, đều thể hiện sự tâm huyết, lo lắng và mong muốn có được những cuốn SGK tốt nhất. Bộ GDT&ĐT phải trân trọng, nghiên cứu, tiếp thu một cách rất cầu thị, khoa học. Có vấn đề thuộc chuyên môn sâu, ý kiến góp ý chưa chắc đã đúng, Bộ phải có sự giải thích, trình bày lại một cách thuyết phục. Mặt khác, Bộ GD&ĐT cần xem xét tăng cường, điều chỉnh, bổ sung, nếu cần thiết, tất cả các quy trình về biên soạn, thẩm định, phê duyệt, tập huấn SGK mới cho giáo viên trong những năm tới.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vụ kẹo rau Kera: Hé lộ thêm sản phẩm công ty Quang Linh Vlogs thuê gia côngVụ kẹo rau Kera: Hé lộ thêm sản phẩm công ty Quang Linh Vlogs thuê gia công
10:15:49 11/04/2025
Nam thanh niên lao xuống dòng nước sâu để cứu cô gái nhảy cầuNam thanh niên lao xuống dòng nước sâu để cứu cô gái nhảy cầu
10:05:06 11/04/2025
Sau hơn 1 thập kỷ "ân oán hận thù", giờ đây Phan Việt Minh - Đổng Khiết có thể ngồi lại với nhau vì con traiSau hơn 1 thập kỷ "ân oán hận thù", giờ đây Phan Việt Minh - Đổng Khiết có thể ngồi lại với nhau vì con trai
09:20:53 11/04/2025
Ồn ào Kim Soo Hyun lại dậy sóng: Thêm nghi vấn sốc về đời tư Kim Sae Ron, 1 nam ca sĩ bị lôi vào cuộcỒn ào Kim Soo Hyun lại dậy sóng: Thêm nghi vấn sốc về đời tư Kim Sae Ron, 1 nam ca sĩ bị lôi vào cuộc
09:26:07 11/04/2025
Không tin được đây là Huỳnh Hiểu Minh hiện tại?Không tin được đây là Huỳnh Hiểu Minh hiện tại?
09:30:31 11/04/2025
Nữ MC 24 tuổi ra tay đầu độc đồng nghiệp, nạn nhân hiện đang tê liệt toàn thânNữ MC 24 tuổi ra tay đầu độc đồng nghiệp, nạn nhân hiện đang tê liệt toàn thân
13:23:57 11/04/2025
Ông Trump nói về việc Mỹ áp thuế 145% với Trung QuốcÔng Trump nói về việc Mỹ áp thuế 145% với Trung Quốc
10:08:50 11/04/2025
Đi mua nhẫn cưới nhưng rơi mất tiền, chàng trai may mắn nhận tin bất ngờĐi mua nhẫn cưới nhưng rơi mất tiền, chàng trai may mắn nhận tin bất ngờ
12:34:56 11/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cô gái mua được 3 ngôi nhà tuổi 26 nhờ tiết kiệm theo cách ép xác

Cô gái mua được 3 ngôi nhà tuổi 26 nhờ tiết kiệm theo cách ép xác

Netizen

14:55:15 11/04/2025
Gen Z người Anh gây sốt khi chia sẻ cách tiết kiệm giúp cô mua 3 ngôi nhà ở tuổi 26, sắp mua nhà thứ 4; cô chỉ tiêu 63 USD mỗi tháng cho những khoản không thiết yếu.
Xung đột Hamas - Israel: LHQ hối thúc việc mở lại các cửa khẩu

Xung đột Hamas - Israel: LHQ hối thúc việc mở lại các cửa khẩu

Thế giới

14:54:05 11/04/2025
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết dù một số bệnh nhân cần chữa trị đặc biệt đã được sơ tán khỏi Gaza, nhưng vẫn còn hơn 12.500 bệnh nhân mắc kẹt.
Kim Soo Hyun ê chề

Kim Soo Hyun ê chề

Sao châu á

14:49:27 11/04/2025
Công chúng hiện vẫn đang theo dõi sát sao xem liệu Kim Soo Hyun có thể xoay chuyển tình thế trong vụ ồn ào với Kim Sae Ron hay không?
Những chặng đường bụi bặm - Tập 16: Bố ông Nhân hào hứng khi biết bạn gái Nguyên mang thai

Những chặng đường bụi bặm - Tập 16: Bố ông Nhân hào hứng khi biết bạn gái Nguyên mang thai

Phim việt

14:46:46 11/04/2025
Nguyên không ngờ rằng cuộc nói chuyện giữa mình với Ly đã bị bố ông Nhân nghe thấy hết. Ông nghĩ mình sắp có chắt nên tỏ ra rất vui mừng.
Cây xanh ngã đổ đè xe máy, thiếu nữ 16 tuổi tử vong

Cây xanh ngã đổ đè xe máy, thiếu nữ 16 tuổi tử vong

Tin nổi bật

14:25:03 11/04/2025
Ngồi sau xe máy di chuyển trên một tuyến đường trong khu công nghiệp ở Bình Dương, thiếu nữ 16 tuổi bị cây xanh ngã đổ đè tử vong.
Triệt phá đường dây làm giả con dấu, tài liệu và mua bán vũ khí thô sơ quy mô lớn

Triệt phá đường dây làm giả con dấu, tài liệu và mua bán vũ khí thô sơ quy mô lớn

Pháp luật

14:20:33 11/04/2025
Ngày 11/4, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Đà Nẵng cho biết vừa phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ triệt phá thành công chuyên án làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và tàng trữ, mua bán các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ q...
Sốc với nhan sắc thật của Nhã Phương

Sốc với nhan sắc thật của Nhã Phương

Sao việt

14:17:46 11/04/2025
Khoảnh khắc qua camera thường để lộ dấu hiệu tuổi tác như nếp nhăn ở vùng mắt của Nhã Phương đã gây xôn xao mạng xã hội.
Việt Nam có 'nữ hoàng của các loại trái cây', mỗi ngày một quả bổ ngang tổ yến

Việt Nam có 'nữ hoàng của các loại trái cây', mỗi ngày một quả bổ ngang tổ yến

Sức khỏe

14:00:25 11/04/2025
Bơ chứa nhiều loại chất chống oxy hóa khác nhau, bao gồm vitamin C, vitamin E, lutein và zeaxanthin. Những chất này có khả năng trung hòa các gốc tự do, những phân tử không ổn định có thể gây tổn thương tế bào và dẫn đến ung thư.
Còn ai nhớ Kevin-Prince Boateng

Còn ai nhớ Kevin-Prince Boateng

Sao thể thao

13:59:16 11/04/2025
Từng khoác áo Tottenham Hotspurs, AC Milan, Barcelona..., Kevin-Prince Boateng sau khi giải nghệ bất ngờ chuyển hướng sang lĩnh vực mới mẻ.
Scholes trút giận lên Onana

Scholes trút giận lên Onana

Lạ vui

13:58:36 11/04/2025
Cựu tiền vệ Paul Scholes nóiđích danh Andre Onana sau màn trình diễn thất vọng trước Lyon ở tứ kết lượt đi Europa League rạng sáng 11/4.
7 nhóm thực phẩm nên ăn làm đẹp da

7 nhóm thực phẩm nên ăn làm đẹp da

Làm đẹp

13:32:09 11/04/2025
Vitamin C là một trong những thành phần không thể thiếu nếu bạn muốn có làn da sáng mịn và đều màu. Vitamin C giúp kích thích sản xuất collagen, cải thiện độ đàn hồi của da, đồng thời làm sáng các vết thâm và đốm nâu.