Phụ huynh phản ánh HS lớp 10 không được chọn môn KHTN, Trường Việt Đức nói gì?
‘Nhà trường đảm bảo học sinh học ban khoa học xã hội nhưng các môn tự chọn thêm vẫn là môn tự nhiên’, cô Nguyễn Bội Quỳnh – Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức nói.
Ngày 10/7, một phụ huynh đăng tải bài viết trên trang cá nhân bày tỏ thắc mắc về việc hướng dẫn chọn ban vào lớp 10 năm học 2022-2023 của Trường Trung học phổ thông Việt Đức (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
“Tôi vừa nhận được tin các con đỗ Trường Trung học phổ thông Việt Đức lớp Tiếng Đức hệ 7 năm sẽ bị phân học ban khoa học xã hội.
Không biết khi học ban khoa học xã hội thì có được học đủ các môn Lý, Hóa, Sinh không? Thi tốt nghiệp trung học phổ thông có quyền rẽ sang thi tổ hợp khoa học tự nhiên không? Nếu không được học đủ 3 môn tự nhiên và bắt buộc thi tổ hợp khoa học xã hội thì “triệt” đường du học đại học tại Đức các ngành tự nhiên, y, dược và kỹ thuật”, phụ huynh này băn khoăn.
Hướng dẫn chọn ban vào lớp 10 năm học 2022-2023 của Trường Trung học phổ thông Việt Đức. (Ảnh: Trường Trung học phổ thông Việt Đức)
Để có thông tin đa chiều về vấn đề này, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với cô Nguyễn Bội Quỳnh – Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Việt Đức.
Video đang HOT
Trao đổi với phóng viên, cô Quỳnh cho hay: “Nhiều năm nay, Trường Trung học phổ thông Việt Đức tuyển sinh Tiếng Đức hệ 7 năm chỉ duy trì một lớp duy nhất. Lớp Tiếng Đức hệ 7 năm từ khi mở cho đến nay đều học ban cơ bản D (Toán – Văn – Anh) chưa bao giờ lớp này học ban cơ bản A (Toán – Lý – Hóa).
Năm nay, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, nhà trường bố trí lớp Tiếng Đức hệ 7 năm học chương trình sách giáo khoa ban khoa học xã hội. Tuy nhiên, chúng tôi có để mở môn tự chọn tiếp theo cho học sinh. Các em có thể chọn Vật lý hoặc Hóa học (2 môn học này đều là 2 môn thuộc khối khoa học tự nhiên).
Nhà trường đảm bảo học sinh học ban khoa học xã hội nhưng các môn tự chọn thêm vẫn là môn tự nhiên, đúng theo nhu cầu của các em.
Từ giờ đến tháng 8, phụ huynh và học sinh vẫn có quyền thay đổi môn lựa chọn bởi có những em vào trường đã xác định được khối thi đại học sau này của mình nhưng có em vẫn chưa xác định được. Vào trong năm học, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì học sinh sẽ không được thay đổi môn học mà mình đã chọn.
Còn việc để các em được đi du học Đức đã quy định rất rõ là các em phải đỗ một trường đại học ở Việt Nam, không phân biệt là học sinh học ban khoa học tự nhiên hay ban khoa học xã hội. Ngoài ra, học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông với 6 môn thi Toán, Văn, Anh, kèm tổ hợp thi tự nhiên hoặc xã hội phải đạt tổng điểm tối thiểu 36 điểm, không môn nào dưới 4″.
Tham vấn tâm lý học đường: Phát huy vai trò trong giáo dục học sinh
Cần thực hiện những hoạt động tư vấn tâm lý trong học đường cho trẻ kịp thời. Ngoài trách nhiệm của nhà trường, cần phối hợp giữa gia đình để giúp học sinh (HS) có thể vượt qua những rào cản tâm lý, vững vàng bước tiếp trên con đường học tập một cách thuận lợi nhất.
Ảnh minh họa.
Chưa sẵn sàng được tư vấn, tham vấn
Bà giáo Phạm Thị Ngọc Nga, Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Lạc 1, TP Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp nêu thực trạng công tác tư vấn tâm lý học đường ở trường mình. Đó là sự hiểu biết và sẵn sàng tiếp nhận tư vấn tâm lý nói chung, tư vấn tâm lý học đường nói riêng của đa số phụ huynh, giáo viên và học sinh (HS) còn hạn chế.
Giáo viên khi gặp trường hợp HS chưa ngoan thường nghĩ đến các biện pháp giáo dục trước khi áp dụng các biện pháp tâm lý để điều chỉnh. Cha mẹ khi nhận thấy con cái có các biểu hiện tâm lý bất thường thì đưa đến bệnh viện khám tại các khoa thần kinh chứ ít khi tìm chuyên gia tư vấn để hỗ trợ.
Bà Nga đã làm một thống kê từ báo cáo của giáo viên chủ nhiệm trong 3 năm học từ 2018 đến 2021 về số HS chưa ngoan, HS còn khó khăn trong học tập và HS chưa có kỹ năng sống. Đơn cử, năm 2021, số HS chưa ngoan là 18 em, HS còn khó khăn trong học tập là 16 em, và HS chưa có kỹ năng sống là 30 em. Khảo sát trên 100 HS từ lớp 1 đến lớp 5 tại 10 lớp trong trường cho thấy có tới 9,6% trẻ mắc các bệnh hướng nội ở mức độ nhẹ. HS mắc bệnh trầm cảm do nghiện chơi các trò game điện tử chiếm 1,8%, không hài lòng về việc học tập chiếm 4,1%...
Từ đây, bà Nga cho rằng cần thực hiện những hoạt động tư vấn tâm lý trong học đường cho trẻ kịp thời. Ngoài trách nhiệm của nhà trường, theo bà Nga cần phối hợp giữa gia đình để giúp HS có thể vượt qua những rào cản tâm lý, vững vàng bước tiếp trên con đường học tập một cách thuận lợi nhất.
Trong bối cảnh học trực tuyến có những bất cập, cô giáo Nguyễn Thị Khuyến (Đại học Tiền Giang) đã thực hiện khảo sát đối với 180 sinh viên ngành Luật của Trường Đại học Tiền Giang về văn hóa học đường trong lớp học trực tuyến, đánh giá về việc thực hiện văn hóa giao tiếp - ứng xử, thái độ tham gia học tập của sinh viên.
Đáng chú ý, có những sinh viên vẫn còn hạn chế trong việc nhận thức, xây dựng và thực hiện văn hóa học đường trong lớp học trực tuyến như ý thức học tập chưa cao, việc tuân thủ các quy định trong lớp học trực tuyến còn chưa nghiêm túc như mở micro khi giảng viên chưa yêu cầu, mở camera khi trang phục chưa lịch sự, phòng học bừa bộn, quần áo bừa bãi...
Cô Khuyến đề xuất một trong những giải pháp để giải quyết tình trạng này đó là cần thành lập các phòng tham vấn học đường nhằm hỗ trợ, giúp đỡ sinh viên khi các em gặp khó khăn về tâm lý. Người làm công tác tham vấn tâm lý phải được đào tạo bài bản về kiến thức tâm lý nói chung và các kỹ năng tham vấn nói riêng (có thể là các giảng viên giàu kinh nghiệm, các cán bộ Đoàn thanh niên, Hội sinh viên giỏi) nhằm gần gũi với các em sinh viên, định hướng cho các em về các vấn đề trong giao tiếp trực tuyến nói riêng và học tập, giao tiếp trực tiếp hàng ngày.
Những mô hình thiết thực
Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie Hà Nội nhìn nhận, hầu hết các trường học hiện nay đều đi đúng theo chủ trương, phương hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các trường đã có phòng hoặc tổ tư vấn tâm lý cho HS, tuy nhiên chủ yếu đều là giáo viên kiêm nhiệm với vai trò tư vấn tâm lý. Tuy nhiên, do làm công tác kiêm nhiệm mà không phải là cán bộ chuyên trách nên hoạt động này ở nhiều trường vẫn chưa đạt được những kỳ vọng như mong muốn.
Từ năm 2018, Trường Marie Curie đã thành lập phòng Tham vấn tâm lý với đội ngũ 5 nhân viên. Phòng được xây dựng và vận hành theo nguyên tắc 3C: chuyên môn - chuyên nghiệp - chuyên trách. Cán bộ được tuyển dụng phải được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này đồng thời phải có các kỹ năng mềm kỹ năng lắng nghe, kỹ năng quan sát, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng diễn thuyết trước đám đông... đặc biệt là kỹ năng làm chủ cảm xúc để phát hiện được đúng vấn đề của HS. Không chỉ làm công tác tham vấn mà phòng ngừa cũng quan trọng nhằm giảm thiểu những rủi ro về sức khỏe tinh thần có thể ảnh hưởng đến học sinh.
Tương tự, ông Nguyễn Tùng Lâm (người sáng lập Trường Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội) cho biết hiện trường có phòng tham vấn tâm lý với 3 cán bộ cho 600 - 800 HS - một con số mơ ước của nhiều trường công lập và cả trường ngoài công lập.
Ông Lâm nhấn mạnh: Với đối tượng HS đặc biệt, không có trường sư phạm nào, trường phổ thông nào đào tạo được những giáo viên đủ năng lực để làm những công việc khó khăn này. Nhà trường phải tự tuyển chọn, tự đào tạo -
bồi dưỡng và đãi ngộ sao cho xứng đáng, giữ được giáo viên trong nền kinh tế thị trường. "Vai trò của giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng trong việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của học sinh song thầy cô cũng không thể quán xuyến được tất cả và có đủ kỹ năng để giải quyết mọi vấn đề. Vì vậy, việc kết hợp với các cán bộ chuyên trách ở văn phòng tham vấn tâm lý học đường cũng rất quan trọng" - ông Lâm nói.
Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Trường Marie Curie Hà Nội cho biết, sau hơn 2 năm hoạt động, Phòng Tham vấn tâm lý của trường đã hỗ trợ được gần 2.000 học sinh và phụ huynh với khoảng 10.000 lượt tham vấn (1 HS/phụ huynh không chỉ cần 1 lần hỗ trợ về mối quan hệ mà thường sẽ cần trung bình 5 lần khi họ có khó khăn về tâm lý). 9 vấn đề chủ yếu HS cần được hỗ trợ bao gồm: trầm cảm, khó khăn trong giao tiếp, tăng động giảm chú ý, khó khăn trong thiết lập các mối quan hệ, vấn đề internet, sang chấn tâm lý, rối loạn hành vi xã hội. Từ mô hình của trường mình, ông Khang nhận thấy đây là một minh chứng góp phần giải quyết các mối quan hệ trong nhà trường, một phần của văn hóa học đường cần được nhân rộng ở các trường có đủ điều kiện hoặc theo hướng xã hội hóa.
Phụ huynh lớp nhỏ ngần ngại cho con đến trường Nhiều phụ huynh đồng ý cho con đi học từ ngày 3-1 tới nhưng còn lo lắng về công tác tổ chức, giãn cách ở trường sao cho an toàn. Thực hiện theo chủ trương của Sở GD&ĐT TP.HCM, những ngày qua, nhiều quận, huyện tại TP.HCM đã triển khai cho các trường học trên địa bàn tổ chức khảo sát, lấy ý...