Phụ huynh phải đóng tiền… hỗ trợ xăng xe cho giáo viên
Trong tổng số 17 khoản thu thì có tới 9 khoản ngoài quy định, đáng chú ý nhất là khoản tiền 200 nghìn đồng hỗ trợ xăng xe cho giáo viên.
Theo phản ánh của phụ huynh trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Đông Minh (TH&THCS), huyện Đông Sơn, Thanh Hóa. Mới đây, nhà trường tổ chức họp phụ huynh đầu năm học, cô giáo chủ nhiệm đã thông báo một loạt các khoản thu, trong đó có rất nhiều những khoản vô lý.
Như: tiền hỗ trợ xăng xe cho giáo viên 200 nghìn đồng; mua máy phô tô 50 nghìn; máy chiếu 550 nghìn; tăng buổi tăng tiết 200 nghìn đồng/ tháng; hỗ trợ thi hội khỏe phù đổng 50 nghìn; hỗ trợ dạy tiếng anh 120 nghìn đồng/ năm; khen thưởng 60 nghìn; tăng cường cơ sở vật chất 320 nghìn đồng…
Phụ huynh ở đây cho biết, năm nào nhà trường cũng thu những khoản vô lý như thế.
Trường THCS và Tiểu học Đông Minh nơi xảy ra lạm thu
“Máy chiếu, máy phô tô tại sao năm nào cũng thu của học sinh, không lẽ cứ dùng xong một năm là vứt. Với số tiền trên nhân với hơn 600 học sinh, vậy một năm nhà trường thu bao nhiêu tiền ở khoản này rồi”, phụ huynh bức xúc nói.
Cũng theo phụ huynh, việc nhà trường dạy tăng buổi, tăng tiết là do nhà trường tự sắp xếp, sao lại bắt các cháu phải đóng 200.000đ/ tháng. Hỗ trợ dạy tiếng anh cũng ép buộc các học sinh phải học, rồi thu 120.000đ/ năm là không hợp lý.
Điều đáng nói là 200.000đ tiền hỗ trợ xăng xe cho giáo viên. Về khoản này , trong buổi họp phụ huynh cũng đã có ý kiến.
Theo đó, giáo viên chủ nhiệm đã giải thích cho phụ huynh rằng, các cô không thể tự triển khai và tự thu những khoản trên, đây là chủ trương của ban giám hiệu nhà trường.
Sở dĩ có khoản hỗ trợ xăng xe vì, thông thường hàng tuần giáo viên đã dạy đủ số tiết theo quy định. Do phải tăng tiết, tăng buổi nên đi lại nhiều phải có khoản hỗ trợ xăng xe cho giáo viên.
Danh sách các khoản thu được giáo viên ghi lên bảng
“Sau buổi họp phụ huynh cách đây khoảng 1 tháng thì phụ huynh đa số đã nộp tiền. Khi có ý kiến thắc mắc, nhà trường đã tạm thời ngừng thu và hứa trả lại tiền cho phụ huynh. tuy nhiên mới đây nhà trường lại tổ chức thu lại khiến chúng tôi bức xúc”, một phụ huynh nói.
Theo danh sách khoản thu được UBND xã và phòng Giáo dục huyện thẩm định thì số tiền một học sinh phải đóng chỉ rơi vào khoảng hơn 2 triệu đồng, tuy nhiên thực tế phụ huynh đang phải đóng với số tiền lên tới gần 4 triệu đồng.
Video đang HOT
Bà Lê Thị Phương Lan, hiệu trưởng trường TH&THCS Đông Minh cho biết, đến thời điểm hiện tại nhà trường chưa tổ chức thu.
Theo bà Lan, đầu năm học cũng có một số phụ huynh nộp tiền, sau đó có ý kiến phản ánh thì nhà trường yêu cầu tạm dừng việc thu để chờ phê duyệt của xã và phòng giáo dục.
Theo danh sách 17 khoản thu mà giáo viên ghi trên bảng, bà Lan khẳng định chỉ có 7 khoản nằm trong quy định, còn lại không được phép thu và có những khoản chưa tổ chức thực hiện thu.
Ví dụ: như tiền hồ sơ, giấy thi; hỗ trợ học sinh thi hội khỏe phù đổng; tiền mua máy phô tô; khen thưởng; quỹ lớp; hỗ trợ xăng xe là không có.
Bà Lan Hiệu trưởng nhà trường trao đổi với phóng viên
Đối với các khoản như: tiền tăng buổi, tăng tiết 200 nghìn đồng/ tháng là không đúng.
Theo lý giải của bà Lan, trường bà hiện đang thiếu giáo viên, do đó không học buổi 2. Hiện nhà trường đang day buổi 2 cho các em là do gia đình viết đơn xin cho các cháu học ôn. Tiền này nhà trường cũng không thu, mà cuối năm phụ huynh hỗ trợ cho giáo viên như thế nào là việc của họ.
Khoản 120.000đ tiền hỗ trợ tiếng anh, khoản này đã được xã và phòng giáo dục phê duyệt, tuy nhiên đến thời điểm này nhà trường vẫn chưa tiến hành thu.
Về khoản xã hội hóa 320.000đ, bà Lan cho biết, năm học 2019-2020 nhà trường dự toán mua bàn ghế cho học sinh, mua bảng từ, mở rộng sân trường… ước tính khoảng 181 triệu đồng.
“Đây là khoản vận động xã hội hóa, trên nguyên tắc công khai, không ép buộc. Do đó việc cào bằng là không có. Tôi sẽ kiểm tra, nếu giáo viên nào thu như vậy sẽ xử lý nghiêm, đồng thời phải trả lại tiền cho phụ huynh”, bà Lan nói.
Lê Dương
Theo vietnamnet
Nữ giáo viên mang triết lý văn hóa dạy tiếng Anh
"Đã qua rồi cái thời các em là thần tượng của học trò. Sau buổi học, phải làm sao để học trò cảm thấy tự tin và thần tượng chính bản thân mình. Khi đó, buổi học mới được gọi là thành công".
Cô giáo Nguyễn Thị Hoa, nhà sáng lập IMAP với sứ mệnh giúp 10 triệu người Việt nói tiếng Anh
Học ngôn ngữ bằng sự tri ân
Đó là lời căn dặn mà Nguyễn Thị Hoa, nhà sáng lập IMAP luôn nói với mỗi giáo viên sau mỗi lần lên lớp.
Sinh ra từ một gia đình nghèo ở xứ Nghệ, vùng quê luôn được đánh giá thua thiệt về điều kiện học tiếng Anh, nhưng ít ai ngờ sau 7 năm cùng chị gái là Nguyễn Thị Giang khởi nghiệp, Hoa lại gây dựng được một công ty giáo dục với chuỗi trung tâm tiếng Anh triệu USD khi tuổi đời rất trẻ.
Nói về động lực khởi nghiệp, Hoa vẫn chưa quên khoảnh khắc khi hai chị em khăn gói ra Hà Nội học tập. Lúc đó, bố cô tâm sự, vì hoàn cảnh khó khăn nên chỉ chu cấp được một nửa chặng đường, nửa còn lại hai đứa tự lo. Đam mê tiếng Anh là thứ duy nhất thôi thúc cô thay đổi cuộc sống.
Từ các chuyến tình nguyện dạy tiếng Anh cho các em nhỏ ở làng trẻ, Hoa phát hiện ra bản thân có khả năng giảng dạy. Ban đầu, cô sinh viên trường Đại học Ngoại thương chỉ mong muốn chia sẻ ngôn ngữ cho các em dưới góc nhìn của riêng mình, nhưng càng dạy Hoa càng khám phá thêm nhiều giá trị mà trước đó cô chưa biết.
Hoa bảo, vì xuất thân nghèo khó nên cô hiểu được giá trị của sự tri ân. Vì thế, lúc học tiếng Anh, cô luôn nhìn ngôn ngữ dưới góc độ vẻ đẹp của nó. Chẳng hạn, từ "Firefighter" dịch ra có nghĩa là lính cứu hỏa, nhưng dưới góc nhìn của Hoa đó là "chiến binh chiến đấu với lửa".
"Ngôn ngữ có vẻ đẹp riêng của nó nhưng cách dạy truyền thống thường sao chép mà không hiểu và đặt trái tim để cảm nhận". Từ đó, cô luôn tìm cho mình một phong cách riêng, lấy triết lý khơi dậy tình yêu và truyền cảm hứng làm phương châm cho việc dạy tiếng Anh. Sau khi ra trường gần 2 năm, năm 2012, với số vốn 60 triệu đồng vay từ bố mẹ, Hoa đã cùng chị gái hiện thực hóa giấc mơ của mình.
Cuốn hút trong từng buổi học
"Tích cực, hào hứng", đó là những gì mà giáo viên cần tạo ra được trong một buổi học tiếng Anh, Hoa quan niệm. Bởi, cô cho rằng, học ngôn ngữ cần phải có cảm xúc, trong đó giáo viên là người đóng vai trò quyết định. "Cảm xúc và động lực học tiếng Anh của học viên như thế nào là do cách dạy của giáo viên". Tuy nhiên, với phong cách truyền thống, người dạy đã vô tình bóp chết cảm xúc này của học viên.
Vẫn nhớ như in câu chuyện của chị gái, Hoa kể, ngày trước chị cô chỉ phát âm sai từ new (mới) thành news (tin tức), nhưng thầy giáo không những không hướng dẫn mà còn cười chế giễu. Xấu hổ quá, từ đó cô chị luôn tỏ ra ngại ngùng khi học tiếng Anh.
Hiểu được vấn đề này, ngay từ lúc khởi sự, Hoa hướng đến việc xây dựng hình ảnh lớp học vui vẻ, đầy năng lượng. Ấn tượng về một cô giáo trẻ trung, có chất giọng xứ Nghệ truyền cảm và cuốn hút trong mỗi bài giảng là điều ai cũng cảm nhận được ở Hoa.
Nói về chất giọng đặc biệt của mình, Hoa cho biết, khi giảng bài giáo viên đã phải nói tiếng Anh, nhưng khi giải thích thì vẫn phải sử dụng tiếng Việt. Để người học luôn giữ được sự hưng phấn, cô muốn dùng chất giọng xứ Nghệ để truyền cảm hứng tốt hơn.
Bởi, theo Hoa trong văn hóa ngôn ngữ, những âm điệu từ giọng nói của con người nơi đây, đâu đó vẫn luôn chứa đựng sự thân thương, gần gũi. Điển hình là những câu hò ví dặm của người miền Trung luôn đầy cảm xúc khắc khoải, da diết. Từ đó, Hoa luyện giọng nói bằng cách kết hợp ngữ điệu có được từ việc học tiếng Anh cùng với âm điệu của tiếng mẹ đẻ để tạo nên một chất giọng riêng biệt.
Sự sâu sắc trong cách nhìn nhận và truyền tải ngôn ngữ của nhà sáng lập trẻ Nguyễn Thị Hoa đã giúp IMAP luôn khơi dậy được tình yêu tiếng Anh trong mỗi bài giảng, xóa bỏ cảm giác học tiếng Anh là nhàm chán mà nhiều bạn trẻ vẫn thường nghĩ.
Lan tỏa sứ mệnh truyền cảm hứng
Để đi đúng với triết lý đào tạo của mình, IMAP luôn đặt quy trình lựa chọn và đào tạo giáo viên lên hàng đầu. Đối với mỗi giáo viên, ngoài giỏi tiếng Anh và phát âm tốt, còn phải có các yếu tố như kỹ năng sư phạm, phong cách giảng dạy và kỹ thuật kết nối.
Hoa quan niệm, một giáo viên giỏi phải là người phải biết học viên cần gì, để từ đó cho phương pháp. Ngoài ra, tại IMAP từ cách đi đứng, giao tiếp, đến cách gọi tên người học của giáo viên đều được Hoa hướng dẫn một cách tỷ mỉ.
"Đã qua rồi cái thời các em là thần tượng của học trò. Sau buổi học, phải làm sao để học trò cảm thấy tự tin và thần tượng chính bản thân mình. Đó mới là sứ mệnh của các em", lời căn dặn mà nữ CEO luôn nói với mỗi giáo viên sau mỗi lần lên lớp.
Năm 2018, Hoa và các cộng sự đã sáng tạo ra phương pháp PACES, kỹ thuật đặt câu hỏi và giải quyết vấn đề cho học viên, tạo một bước ngoặt lớn trong công tác đào tạo của IMAP.
"Nếu như trước đây, giáo viên là người chủ động quyết định nội dung buổi học thì nay phải lấy học viên làm trung tâm. Giáo viên không phải chia sẻ cái họ có, mà dạy đúng điều người học cần. Bên cạnh đó, trong quá trình dạy, giáo viên phải theo dõi sát sao, hiểu rõ điểm yếu và biết cách khơi dậy tiềm năng cá nhân".
Hoa cũng cho rằng, một buổi học thành công là khi giáo viên phải biết cách truyền lửa, làm sao để học trò cảm thấy tự tin và hào hứng việc học tiếng Anh. Giáo viên không đơn thuần là một người giảng dạy, mà còn là một người truyền cảm hứng, thấu hiểu các vấn đề của học viên.
Còn người học được trao quyền để đánh giá giáo viên dựa trên các bộ tiêu chí về tính tương tác, kỹ năng sử dụng giọng nói... Từ đó, học viên sẽ có ý thức tốt hơn về quyền lợi được quan tâm, hỗ trợ.
Nhờ phương pháp này, hàng trăm nghìn học viên và hơn 300 giáo viên của IMAP đều được đồng bộ hóa về giá trị đào tạo. Thời gian qua, IMAP không ngừng nhân bản những giá trị này cho hệ thống gần 40 cơ sở từ Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM.
Đến nay, hệ thống của IMAP gồm các thương hiệu Anh ngữ Ms Hoa, IELTS Fighter, Aland English ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực đào tạo tiếng Anh. Ngoài ra, một thương hiệu khác là IMAP Pro chuyên về đào tạo tiếng Anh doanh nghiệp cũng đang được nhiều tập đoàn lớn như Viettel, Panasonic, Nissan, Agribank và các trường đại học liên kết...
Tại trụ sở của IMAP, slogan "Sứ mệnh giúp 10 triệu người Việt nói tiếng Anh" được treo giữa căn phòng như động lực thôi thúc 2 nhà sáng lập và đội ngũ của công ty tiếp tục cống hiến hơn nữa. Nói về sứ mệnh này, Hoa cho biết, qua hơn 7 năm khởi nghiệp, đến nay IMAP đã đào tạo cho gần 1 triệu học viên giao tiếp tốt tiếng Anh. Mục tiêu sắp tới, IMAP sẽ không ngừng học hỏi và làm mới chính mình để khơi dậy tình yêu ngôn ngữ cho nhiều người Việt hơn.
"Ngôn ngữ không khó học, mà nó tự nằm trong bản thân mỗi người. Nếu người học biết đặt sự tri ân và trân quý đối với ngôn ngữ, ai cũng sẽ tìm được tình yêu cho riêng mình". Đó cũng là thông điệp mà Hoa gửi gắm trong suốt hành trình thực hiện sứ mệnh của mình.
"Sứ mệnh giúp 10 triệu người Việt nói tiếng Anh" được treo giữa phòng như động lực thôi thúc 2 nhà sáng lập và đội ngũ của công ty tiếp tục cống hiến hơn nữa
Hoa cho rằng một buổi học tiếng Anh thành công là phải tạo được sự tích cực, hào hứng cho học viên
Theo Tiền phong
Họp phụ huynh đầu năm: Câu chuyện dài về các khoản đóng góp "tự nguyện"! Từ nhiều năm nay, cứ bước vào đầu năm học thì câu chuyện họp phụ huynh lại được nhiều người lên tiếng, một số phụ huynh còn không muốn đi họp cho con mình. Tham dự buổi họp phụ huynh đầu năm học là thể hiện sự quan tâm của phụ huynh đối với con mình và cũng là hoạt động tốt nhất...