Phụ huynh ‘nhảy dựng’ trước sách giáo khoa mới, nhưng lại thản nhiên khi trẻ xem đủ trò vô bổ trên điện thoại, ipad
Bộ sách giáo khoa lớp 1 Cánh Diều đang là chủ đề nóng trên khắp các trang mạng xã hội. Từ những bậc phụ huynh có con đang theo học lớp 1 cho đến những người đã trở thành ông bà nội ngoại, cả những bạn trẻ chưa lập gia đình cũng xôn xao bàn tán về bộ sách này.
Từ cách ghép vần, thời lượng học cho đến những mẩu chuyện để các bé tập đọc đều được đem ra mổ xẻ, phân tích tỉ mỉ.
Đa phần các nhận xét đều cho rằng cách ghép thanh vần là chưa phù hợp, tạo thành nhiều từ tối nghĩa hay mang ý nghĩa dung tục, bậy bạ, các câu chuyện sử dụng nhiều phương ngữ, mang đặc trưng vùng miền chứ không phải các từ phổ thông.
Đặc biệt, những mẩu chuyện đưa ra trong sách được cho là thiếu tính giáo dục, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển, hình thành nhân cách của trẻ.
Những từ ngữ được cho là không phù hợp với lứa tuổi lớp 1 được đưa vào sách giáo khoa mới
Hiện nay, theo phản ánh của dư luận, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu rà soát, đánh giá lại nội dung của bộ sách. Trước khi có kết quả cuối cùng, nhiều bậc phụ huynh và giáo viên vẫn đứng ngồi không yên, đành tìm cách tự ‘nhặt sạn’, cùng học với con mình.
Tuy nhiên, dù nhiều người lên án rất gay gắt bộ sách được cho là không phù hợp này, có một thực tế không thể chối cãi rằng chúng ta đang bỏ qua rất nhiều thứ khác nguy hiểm không kém khi nuôi dạy con mình.
Giáo dục không chỉ đến từ những trang sách, chúng đến từ tất cả mọi thứ xung quanh một đứa trẻ: cách cha mẹ nói chuyện với nhau và với con, cách những người xung quanh cư xử, những điều trẻ được nghe, được thấy trên tivi, điện thoại thông minh,… Tất cả mọi thứ trẻ tiếp xúc đều ảnh hưởng đến nhận thức, suy nghĩ của trẻ chứ không riêng gì sách giáo khoa.
Thế nhưng, dù phản ứng rất quyết liệt với bộ sách, nhiều bậc cha mẹ dường như rất thờ ơ, không quan tâm đến việc con mình xem gì, nghe gì, hàng ngày tiếp xúc với những ai.
Cuộc sống hiện đại quá bận rộn với công việc, cha mẹ đi làm cả ngày, giao con cho nhà trường, ông bà, người giúp việc, tối về mệt mỏi, để con khỏi mè nheo, lại ‘thảy’ cho chúng chiếc điện thoại thông minh hoặc ipad, mặc chúng chơi game, xem clip, làm gì thì làm.
Ai biết chắc những nội dung trẻ xem liệu có phù hợp, có trong sáng hơn những điều được in trong bộ sách giáo khoa kia?
Video đang HOT
Dù phản ứng rất quyết liệt với bộ sách nhưng nhiều bậc cha mẹ lại thản nhiên đưa điện thoại, ipad cho con chơi (Ảnh minh họa)
Rất nhiều kênh Youtube nổi danh là dành cho trẻ em, nhưng trong đó những youtuber lại bày rất nhiều trò chơi khăm, những trò chơi không có ích cho sự phát triển của trẻ.
Các kênh livestream game của các streamer cũng được rất nhiều trẻ thích thú, dù một số kênh dán nhãn 18 , nhưng sử dụng tài khoản của bố mẹ, trẻ vẫn có thể dễ dàng tiếp cận. Không ít các streamer sử dụng các từ ngữ dung tục, nói bậy chửi thề liên tục trong các clip.
Điều đáng nói là, khi những kênh này bị lên án, cộng với yêu cầu rà soát, siết chặt nội dung từ cơ quan chức năng, thì không ít người lại lên tiếng ủng hộ, cho rằng điều đó không có gì đáng ngại.
Nội dung sách là điều chúng ta có thể phản ánh, nhưng không thể tự mình thay đổi được mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, chúng ta có thể thay đổi được những điều hàng ngày trực tiếp tác động đến con mình. Dù những yếu tố đó có thể chưa rõ ràng dễ thấy như sách, nhưng chúng ảnh hưởng từ từ theo kiểu ‘mưa dầm thấm lâu’, sẽ tác động rất sâu sắc đến trẻ.
Thế nên, cũng như cách bạn gay gắt với bộ sách, hãy quyết liệt lưu tâm đến những thứ con đang tiếp nhận hàng ngày. Đừng chỉ đổ lỗi cho người khác, mà tự bản thân ta mới là người chịu trách nhiệm chính trong sự phát triển của con mình.
Truyện Hai Con Ngựa trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 gây tranh cãi: Nguyên tác viết gì?
Những ngày gần đây, bài tập đọc Hai Con Ngựa trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh diều đang được dư luận quan tâm, đặc biệt là các bậc phụ huynh.
Bài tập đọc Hai Con Ngựa trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh diều.
Theo đó, câu chuyện về Hai Con Ngựa khiến dư luận cũng như các bậc phụ huynh tranh cãi gay gắt vì có nhiều điểm khó hiểu. Đáng chú ý trong đó là có nhiều ý kiến cho rằng, việc tách câu chuyện ngắn này làm 2 phần gây thiếu mạch lạc.
Nhiều phụ huynh cho rằng, phần 1 của bài tập đọc này là một câu chuyện phản giáo dục với chiêu trò của hai con ngựa chỉ nhau cách trốn việc, không có trách nhiệm trong công việc. Trong khi đó, mục đích của bài tập đọc lại là dạy học sinh về các từ chăm chỉ và lười biếng.
Mới đây, ông Phan Việt Hùng, Phó tổng biên tập báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng đã có bài viết phân tích về vấn đề này.
Ngay đầu bài viết, ông Phan Việt Hùng khẳng định "Truyện đó không phải của Lép Tôn-xtôi (Lev Tolstoy)".
Theo đó, bài tập đọc Hai Con Ngựa chia làm 2 phần tại trang 157 và 159 của sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, bộ sách Cánh diều đều ghi bên dưới là "Phỏng theo Lép Tôn-xtôi". Ông Hùng cũng bày tỏ sự khó hiểu khi chia nhỏ câu chuyện ngắn này ra làm 2 phần.
"Mình cũng chẳng hiểu tại sao một truyện ngụ ngôn ngắn ngủn (trong nguyên bản chỉ có 58 chữ), lại phải tách ra làm 2 phần, khiến không chỉ trẻ con, mà ngay cả rất nhiều người lớn khi mới chỉ đọc phần 1, cứ tưởng là Đại văn hào Nga khuyên các cháu thiếu nhi thò lò mũi xanh nên lười biếng, trốn việc", Phó tổng biên tập báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng viết.
Theo ông Hùng, ở bản gốc tiếng Nga, câu chuyện có tên "Ngựa đực và ngựa cái"( ), được in lần đầu trong cuốn giáo trình Azbuka dạy trẻ làm quen với chữ cái, học vần, tập đọc, viết đoạn văn và số học. Cuốn này do chính Lev Tolstoy viết, xuất bản lần đầu năm 1872. Mấy năm sau Lev Tolstoy chỉnh sửa, xuất bản với tên gọi mới là Novaya Azbuka ( ), được Bộ giáo dục quốc dân phê duyệt làm sách giáo khoa.
"Có thể nói không quá, cuốn này của Lev Tolstoy đã đặt nền móng, có ảnh hưởng lớn cho việc biên soạn các sách dạy chữ, dạy vần cho trẻ con Nga từ thời Nga hoàng, qua thời Xô viết cho đến ngày nay.
Truyện nó như sau:
, - , , . :
- ? . , .
. , , .
(Tạm dịch
Ngựa cái chẳng chịu kéo cày, suốt ngày đêm nó chỉ nhởn nhơ trên đồng. Ngựa đực thì đêm đến đi kiếm ăn, ngày lại phải kéo cày. Thấy thế, ngựa cái liền nói với ngựa đực:
- Sao anh cứ phải cày suốt thế? Tôi mà như anh thì không đi cày gì hết. Nếu ông chủ mà quất roi á, tôi đá cho một phát ngay.
Ngày hôm sau, ngựa đực làm y hệt như thế. Ông chủ thấy ngựa đực trở nên ngang bướng, liền bắt ngựa cái đi cày)".
Nguyên tác của bài tập đọc Hai Con Ngựa.
Ông Hùng cho rằng chỉ cần dịch nguyên, có thể sửa thêm một chút là cũng có thể dùng làm 1 bài tập đọc hoàn chỉnh rồi. Không hiểu sao các tác giả lại cứ phải thêm chi tiết này nọ (đổi ngựa cái ngựa đực thành ngựa tía ngựa ô, rồi đi cày thành thồ hàng rồi thêm thắt lời thoại..) vào cho rắc rối, dài dòng, rồi tách nó ra làm 2 bài riêng để làm gì.
" Bài này trên lớp chỉ cần 1 tiết là đủ, dưới sự hướng dẫn của cô giáo, các bạn nhỏ sẽ hiểu ngay ra một bài học: Nếu xúi dại người khác làm điều không hay, có thể bạn sẽ gánh chịu hậu quả. Rất rõ ràng. Chứ trong sách kia, học xong phần 1, các bạn nhỏ sẽ thấy lời xui trốn làm việc là "Chí lý lắm".
Ngoài ra, chủ bài viết cũng cho biết thêm, câu chuyện về hai con ngựa không phải do Lev Tolstoy sáng tác mà do ông dịch từ gụ ngôn Aesop (Ê-dốp) ra.
" Trẻ con như trang giấy trắng. Cái gì các bạn ấy được tiếp xúc đầu tiên, là sẽ nhớ mãi. Truyện ngụ ngôn Aesop, cũng như La Fontaine...là những kho báu của nhân loại, khi giới thiệu với trẻ thì nên ghi đúng tên truyện, dịch đúng nội dung của truyện, thì sẽ tốt hơn. Kẻo các bạn nhỏ sẽ bị lẫn lộn, vài năm nữa mua được cuốn Ngụ ngôn Aesop (trên thị trường đã có một số cuốn), khi đọc "Ngựa đực và ngựa cái" sẽ bảo:"Ơ hồi học lớp Một, con đọc thấy tên truyện khác, rồi tác giả là ông khác kia mà"", ông Nguyễn Việt Hùng nhấn mạnh quan điểm của mình.
Nguyên tác truyện Lừa Và Ngựa.
Cuối bài viết, tác giả nói thêm truyện Lừa Và Ngựa cũng trong sách lớp 1 này, có từ "thở hí hóp" rất lạ, cũng ghi là Phỏng theo Lev Tolstoy. Tuy nhiên, đây cũng là truyện ngụ ngôn Aesop do Lev Tolstoy dịch.
Ông Phan Việt Hùng cũng cho rằng điều đáng tiếc của câu chuyện in trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 là bỏ bớt đi câu than vãn của con ngựa mà đó lại chính là bài học của câu chuyện mang tính giáo dục này về việc nên biết giúp đỡ người khác.
Chương trình sách giáo khoa lớp 1 có thực sự giảm tải? Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên triển khai chương trình, sách giáo khoa (SGK) mới đối với lớp 1. Sau gần 1 tháng tổ chức dạy và học theo chủ trương "một chương trình, nhiều SGK", bên cạnh những ưu điểm của các bộ sách, còn có những băn khoăn của phụ huynh, giáo viên trước nhiều thay đổi. Theo phản ánh...