Phụ huynh mong giáo viên trường cấp 2 Văn Điển đừng dạy thêm trái phép
“Sẽ chẳng có vấn đề gì nếu như con chúng tôi học được những điều bổ ích. Nhưng nếu bị ép đi học thêm thì chúng tôi phản đối”.
Sau bài viết: “Coi thường ý kiến của Sở, giáo viên trường Văn Điển vẫn dạy thêm trái phép” đăng trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, nhiều phụ huynh có con đang học tại ngôi trường này “được lời như cởi tấm lòng”.
Một phụ huynh phản ánh đến phóng viên cho biết: “Chúng tôi bức xúc với lịch học quá dày và căng thẳng của các con.
Các con đã đi học kín tuần cả sáng lẫn chiều mà thứ 7, chủ nhật vẫn đi học thêm tại nhà cô giáo.
Nay chúng tôi chỉ mong các cô đừng dạy thêm nữa.Nói thật chúng tôi cho con đi học vì sợ, thấp cổ bé họng không biết kêu ai.
Hoặc nếu có thì thực sự gia đình nào, phụ huynh nào muốn thì cho con đi học”.
Một phụ huynh khác cũng bày tỏ:
“Giáo viên Nguyễn Thị Tuyết là người mỗi khi làm bài kiểm tra sẽ cho ban phụ huynh biết đề trước để con họ làm và nếu điểm kém sẽ sửa bài, sửa điểm luôn.
Thực tình chúng tôi cũng chẳng muốn đưa việc này ra dù sao con em mình cũng đang học ở trường.
Nhưng đôi khi tôi thấy các giáo viên hơi quá đáng. Việc học thêm phải trên tinh thần tự nguyện, không ép buộc và tốt cho các con.
Thế nhưng nhiều lời nói, ứng xử của giáo viên khiến chúng tôi cảm thấy không hài lòng”.
Cô giáo Nguyễn Thị Tuyết cũng chính là người mở lớp dạy thêm tại thôn Cương Ngô, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì bị phóng viên ghi hình lại.
Những lớp học như thế này được giáo viên thuê của người dân, bên ngoài cửa đóng im ỉm, bên trong chỉ có bàn ghế, quạt trần, không đủ điều kiện về cơ sở vật chất.
Giáo viên trường cấp 2 Văn Điển từng dạy thêm tại trung tâm Văn hóa Hoàng Gia chưa được cấp phép (Ảnh:N.D)
Trước những phản ứng của phụ huynh, Ban giám hiệu trường Trung học cơ sở thị trấn Văn Điển nên kiểm tra và cho dừng ngay các hoạt động dạy thêm trái phép của một số giáo viên trong trường.
Đặc biệt nếu xét thấy giáo viên có hành vi lợi dụng “quyền lực mềm”, dùng thủ đoạn để ép học sinh đi học thêm thì phải nghiêm trị. Vì như thế sẽ làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng giáo dục và hình ảnh nhà giáo.
Trước đó, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đưa tin: Một số giáo viên trường cấp 2 thị trấn Văn Điển thuê nhà dân dạy thêm trái phép.
Đặc biệt mặc dù đã từng bị lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội chỉ đạo dừng dạy thêm thế nhưng nhóm giáo viên này chỉ chuyển địa điểm và vẫn tiếp tục hoạt động dạy thêm khiến nhiều phụ huynh cảm thấy bức xúc.
Video đang HOT
Phụ huynh phản ánh thêm: Giáo viên trên lớp dạy hời hợt, minh chứng là cái gì cũng cho ghi đọc sách giáo khoa. Nếu đọc sách giáo khoa đâu cần giáo viên dạy.
Học sinh cần giáo viên dạy truyền lửa, không nên giáo điều,tôn trọng cách viết và sự sáng tạo của học sinh, nên gợi ý cho học sinh viết theo cách này hay cách khác.
Giáo viên Trường trung học cơ sở thị Trấn Văn Điển chỉ chăm làm thêm, biến tướng dưới hình thức là dạy thêm vào chiều thứ bảy và ngày chủ nhật ở nhà giáo viên hoặc giáo viên nào không có điều kiện dạy thêm ở nhà được thì giáo viên chung chi thuê ở một nơi nào rồi tập trung dạy.
Vì áp lực học thêm và lịch học quá dày gần như không có ngày nghỉ cho nên phụ huynh đã phản ánh về sở giáo dục và giáo viên đã chuyển địa điểm đến nơi mới xa khu dân cư, gần Trường Chu Văn An, Thanh Trì bắt đầu từ chủ nhật ngày 13/10/2019″.
Trung tâm văn hóa Hoàng Gia nằm giữa một khu đất trống là trụ sở dạy thêm của một số giáo viên trường cấp 2 Văn Điển (Ảnh:N.D)
Việc dạy thêm học sinh chính khóa đã là sai, nếu giáo viên sử dụng quyền lực trên lớp để ép học sinh đi học thì sai chồng sai.
Do vậy phụ huynh kính mong Phòng giáo dục huyện Thanh Trì, Ban giám hiệu trường cấp 2 Văn Điển kiểm tra và yêu cầu giáo viên dừng các hoạt động thêm trái phép.
Bên cạnh đó với trách nhiệm của một cơ quan báo chí, phụ huynh cũng mong Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tiếp tục theo dõi vụ việc và phản ánh lên mặt báo nếu như tình trạng này vẫn diễn ra.
Thông tin thêm dành cho các phụ huynh, bắt đầu từ ngày 26/8/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số: 2499/QĐ-BGDĐT Quyết định về việc công bố hết hiệu lực các điều: 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm.
Do đó có thể hiểu là đến thời điểm này thì chỉ duy nhất việc dạy thêm trong nhà trường do Sở/Phòng giáo dục cấp phép, còn việc dạy thêm bên ngoài nhà trường dưới bất kỳ hình thức nào đều đã chấm dứt, việc dạy thêm bên ngoài nhà trường là vi phạm pháp luật.
Hoạt động dạy thêm trái phép của một số giáo viên trường cấp 2 Văn Điển bị ghi lại (Ảnh:N.D)
Nếu căn cứ theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT trước đây, hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường phải đảm bảo nguyên tắc:
1. Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học.
2. Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá.
3. Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.
4. Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh.
5. Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.
Đối với giáo viên đang được hưởng quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:
a) Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;
b) Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.
Từ những căn cứ viện dẫn trên có thể khẳng định một số giáo viên trường cấp 2 Văn Điển đang tổ chức dạy thêm trái phép và cần bị xử lý.
Nam Dương
Theo giaoduc.net
Không thu hồi giấy phép đã cấp là không công bằng và khó kiểm soát dạy thêm
Bên cạnh việc không cấp mới giấy phép dạy thêm, học thêm cũng cần có kế hoạch rút giấy phép với những cá nhân và tập thể mà giấy phép đang còn hiệu lực.
Ngay sau khi có Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT ngày 26/8/2019 về việc công bố hết hiệu lực một số điều khoản trong Thông tư 17 về dạy thêm, học thêm thì Sở Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh cũng ra văn bản Số: 3515/GDĐT để hướng dẫn cách thực hiện.
Rồi đây chỉ còn những lớp học thêm trong nhà trường (Ảnh minh họa Báo Long An)
Điều đáng lưu ý và nhận được sự quan tâm của nhiều giáo viên chính là việc văn bản thông báo Sở Giáo dục và Đào tạo ngưng tiếp nhận hồ sơ xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm;
Thế nhưng các trường hợp các tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm vẫn tiếp tục hoạt động.
Không cấp giấy phép mới nhưng không rút giấy phép đã cấp tạo sự mất công bằng và khó kiểm soát tình trạng dạy thêm, học thêm
Quy định nêu trên tạo ra sự mất công bằng trong môi trường giáo dục tại thành phố Hồ Chí Minh.
Ngay khi có văn bản gửi về các trường học một số giáo viên đã bức xúc.
Cũng đang là giáo viên người vẫn được dạy thêm ngoài nhà trường (vì giấy phép còn hạn), người lại không được phép (vì không cấp giấy phép mới nữa).
Nhưng ai dám chắc những thầy cô giáo chưa được cấp phép dạy thêm này sẽ không còn dạy thêm nữa?
Trong khi thu nhập từ dạy thêm luôn cao gấp nhiều lần tiền lương của giáo viên một tháng.Liệu như thế, những giáo viên chưa được cấp phép mới có cam lòng sẽ không tổ chức dạy thêm?
Nếu thực hiện đúng Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT bên ngoài nhà trường sẽ không còn tình trạng dạy thêm học thêm.
Vì thế, giáo viên nào dạy, cơ sở, trung tâm dạy thêm nào còn hoạt động cũng dễ dàng nhìn thấy.
Thế nhưng với những quy định hiện nay, người được dạy vì có giấy phép, người không được dạy vì không được cấp phép dễ dẫn đến tình trạng học thêm tràn lan khó kiểm soát.
Cần thực hiện triệt để theo Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT
Theo Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT các điều hết hiệu lực của Thông tư 17/2012 quy định về dạy thêm, học thêm gồm Điều 6,8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14.
Cụ thể: Tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường (Điều 6).
Yêu cầu đối với người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm (Điều 9).Yêu cầu đối với người dạy thêm (Điều 8).
Cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm (Điều 10).
Thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm (Điều 11).
Hồ sơ cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm (Điều 12).
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm (Điều 13).
Thời hạn, gia hạn, thu hồi giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; Đình chỉ hoạt động dạy thêm, học thêm (Điều 14).
Có thể nói để xảy ra tình trạng dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường mất kiểm soát như hiện nay cũng bởi do một số quy định ở quá dễ của Thông tư 17.
Vì thế, nay Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT bãi bỏ những điều ấy các địa phương cần có sự tuân thủ tuyệt đối.
Nếu không cấp giấy phép dạy thêm mới nhưng không rút giấy phép đã cấp thì chính Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh cũng đang vi phạm pháp luật về dạy thêm, học thêm.
Vì thế, BSở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh cũng cần có kế hoạch rút giấy phép với những cá nhân và tập thể mà giấy phép dạy thêm đang còn hiệu lực.
Có thế địa phương mới có thể kiểm soát chặt chẽ việc dạy thêm, học thêm trên địa bàn và tạo sự công bằng cho tất cả giáo viên.
Mai Hoa
Theo giaoduc.net
Nhiều nơi đang dạy thêm trái pháp luật, phải ngừng lại ngay lập tức Tới thời điểm này hầu hết các điều trong Thông tư 17 trên đều đã bị bãi bỏ, nhưng việc dạy thêm vẫn diễn ra tràn lan theo kiểu thách thức pháp luật. Hiện nay nhiều nơi đang thực hiện dạy thêm, cấp phép dạy thêm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về...