Phụ huynh lên rừng chặt tre, dựng nhà giúp giáo viên cắm bản
Chuẩn bị bước vào năm học mới, các giáo viên Trường mầm non ở xã Yên Na, huyện Tương Dương, Nghệ An lại nhờ phụ huynh che chắn nhà bằng tre, nứa và lá cọ trước ngày khai giảng.
Mấy ngày qua, nhiều phụ huynh ở Trường Mầm non Yên Na, huyện Tương Dương (Nghệ An) tình nguyện lên rừng chặt tre, nứa, lá cọ vận chuyển về trường để làm mái nhà giúp cô trò chuẩn bị cho năm học mới.
Đang dùng búa đóng đinh vào những chiếc ghế gỗ bị hỏng ở sân trường, phụ huynh Vi Văn Thỉu (SN 1987) cho biết, gia đình có 2 con, cháu đầu học lớp 1 và cháu thứ hai đang theo học tại trường mầm non.
Anh Vi Văn Thỉu đang sửa chữa những chiếc ghế cho các em học sinh chuẩn bị dùng trong năm học mới…
… những chiếc ghế chắp vá – Ảnh: Quốc Huy
“Năm nào ở nhà trường cũng tu sửa bàn, ghế và lợp lại mái tranh bằng tre. Gia đình mình không có tiền nên góp ngày công, vật liệu giúp nhà trường. Ở trường thiếu thốn nhiều thứ, trong khi các cô đều ở xa lên đây công tác nên phụ huynh sẵn sàng giúp sửa chữa” – anh Thỉu vừa làm vừa kể.
Dẫn chúng tôi vào phòng học có hàng chục chiếc ghế bị hư hỏng chất đống, cô Hoàng Thị Huế, quê ở huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh bộc bạch, từ năm 2009, cô đã lên cắm bản dạy học ở xã Yên Na. Ở điểm trường có gần 100 học sinh nhưng không đủ ghế gỗ cho các em ngồi học hàng ngày.
Cô Hoàng Thị Huế bên những chiếc ghế cần được sửa chữa – Ảnh: Quốc Huy
Video đang HOT
“Lớp học của các cháu bây giờ từng là nhà ở của công nhân thủy điện Bản Vẽ chuyển giao. 14 năm qua, năm nào phụ huynh cũng lên rừng chặt tre, nứa, lá cọ về đan lợp nhà” – cô Huế tâm sự.
Phụ huynh lên rừng chặt tre, nứa, lá cọ về đan lớp mái nhà che mưa nắng cho cô trò trước thềm năm học mới – Ảnh: Quốc Huy
Trao đổi với VietNamNet, cô Lộc Thị Hân – Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Yên Na (huyện Tương Dương) cho biết, toàn trường có 269 học sinh ở 4 điểm trường, hơn 50% học sinh thuộc gia đình hộ nghèo hoặc cận nghèo.
Ở các điểm trường Xốp Pu và Yên Sơn (xã Yên Na) chủ yếu là học sinh đồng bào người Khơ Mú. Đây là nơi đời sống kinh tế của đồng bào còn rất khó khăn. Ở 2 điểm trường này, nhiều phòng học xuống cấp, giáo viên khá lo lắng mỗi khi lên đứng lớp.
Hàng năm, bắt đầu vào năm học mới, nhà trường thống nhất với các bậc phụ huynh dựng thêm lán, nhà lá bằng các vật dụng tự nhiên để che mưa, nắng quanh khu vực sân trường.
“Thương các cô và em nhỏ, dịp đầu năm học, các phụ huynh lên rừng chặt tre, nứa và lá cọ tự nguyện lớp mái nhà cho trường. Ở các bản phụ huynh đều nghèo khó nhưng rất nhiệt tình giúp đỡ cô trò để có không gian che chắn những ngày mưa. Giờ làm mái che kiên cố là việc không thể vào lúc này đối với địa phương” – cô Hân chia sẻ.
Mới đây, Hội nhà báo Nghệ An đã đến thăm và tặng 20 suất quà trị giá 10 triệu đồng cho 20 em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở 3 cấp học: Mầm non, Tiểu học và THCS của xã Yên Na, huyện Tương Dương.
Ngoài ra, Công ty thủy điện Bản Vẽ trao tặng nhiều phần quà cho học sinh trên địa bàn, góp phần giúp các em học sinh vùng cao huyện Tương Dương giảm bớt khó khăn, vững tin bước vào năm học mới.
Trường Mầm non xã Yên Na tại khối Bản Vẽ
Lá cọ dùng để lợp mái nhà
Tạo xương cho mái che trước sân trường
Nâng cấp độ dịch, trường chỉ 1 học sinh đi học sẽ chuyển sang dạy trực tuyến
Trường THPT Trần Nhân Tông (Hà Nội) gây chú ý dư luận khi có ngày chỉ có 1 học sinh đi học nhưng vẫn dạy trực tiếp.
Tuy nhiên, từ tuần sau trường này sẽ chuyển sang dạy trực tuyến vì nằm trong quận "màu cam".
Từ ngày 6.12 khi UBND TP.Hà Nội quyết định cho học sinh lớp 12 trở lại trường, và Trường THPT Trần Nhân Tông đã "nổi tiếng" bất đắc dĩ khi có buổi chỉ có 1 học sinh đi học. Dù vậy, nhưng nhà trường vẫn duy trì dạy trực tiếp kết hợp với dạy trực tuyến, với nguyên tắc có học sinh đi học thì vẫn có giáo viên dạy.
Tuy nhiên, từ ngày mai 20.12, Trường này sẽ phải chuyển sang dạy học trực tuyến sau 2 tuần mở cửa trường vì trường thuộc Q.Hai Bà Trưng, địa bàn mới nâng cấp độ dịch Covid-19 lên mức nguy cơ cao (cấp độ 3).
Buổi thứ tư mở cửa, Trường THPT Trần Nhân Tông chỉ có duy nhất học sinh này đi học - NGUYỄN HẰNG
Cụ thể, đến ngày 17.12, theo đánh giá cấp độ dịch Covid-19 của UBND TP.Hà Nội, toàn thành phố có 2 đơn vị cấp quận và 25 đơn vị cấp xã, phường, thị trấn có mức độ dịch cấp độ 3. Trong đó, Q.Hai Bà Trưng mới được bổ sung vào danh sách này.
Ngày 19-12, Sở GD-ĐT Hà Nội đã gửi thông báo mới về việc tổ chức dạy học linh hoạt, thích ứng với cấp độ dịch Covid-19 tại địa bàn.
Theo đó, để bảo đảm an toàn sức khỏe cho học sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên, Sở GD-ĐT Hà Nội đề nghị các phòng GD-ĐT, các trường THPT và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên báo cáo UBND quận, huyện, thị xã xin ý kiến chỉ đạo và thông báo đến các trường THCS, THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - GDTX trên địa bàn có mức độ dịch cấp độ 3 thì cho học sinh lớp 9 và học sinh lớp 12 tạm dừng đến trường học trực tiếp, chuyển sang phương án dạy, học trực tuyến kể từ ngày 20.12 cho đến khi có thông báo mới.
"Hiệu trưởng các nhà trường, giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp - GDTX thông báo đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh về phương án tổ chức dạy học cụ thể", thông báo của Sở GD-ĐT nêu.
Giáo viên kết hợp vừa dạy trực tiếp cho học sinh đến trường vừa dạy trực tuyến cho những em ở nhà phòng dịch - V.H
Trước đó, như Báo Thanh Niên đã phản ánh, Trường THPT Trần Nhân Tông do nằm trên địa bàn phường có cấp độ dịch ở mức 2 (nguy cơ trung bình) nên vẫn đủ điều kiện mở cửa trường đón học sinh lớp 12 từ ngày 6.12.
Tuy nhiên, do nhà trường có tới hơn chục học sinh diện F0, hàng trăm em khác diện F1, F2 hoặc cư trú ở trong các địa bàn đang bị phong tỏa bởi dịch bệnh. Thực tế này cộng thêm sự lo lắng của phụ huynh, học sinh nên số học sinh đến trường học trực tiếp "thấp kỷ lục" so với mặt bằng chung của toàn thành phố. Cụ thể, trong 3 ngày đầu còn duy trì ở mức 5-6% học sinh đến trường nhưng đến ngày thứ tư chỉ có duy nhất 1 em đi học, những em còn lại thấy bạn bè ở nhà quá nhiều nên cũng không đến lớp nữa.
Trao đổi với phóng viên Thanh Niên, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Nhân Tông khẳng định: dù chỉ có 1 học sinh đi học, nhà trường vẫn duy trì dạy trực tiếp kết hợp dạy trực tuyến cho những học sinh vì dịch bệnh chưa thể đến trường.
Trước đó, Hà Nội cho phép học sinh lớp 9 của 18 huyện, thị xã học trực tiếp từ đầu tháng 11. Sau khi đánh giá kết quả dạy học trực tiếp của 18 huyện, thị xã an toàn, TP tiếp tục cho học sinh lớp 12 của 30 quận, huyện, thị xã tới trường với phương thức 50% trực tuyến, 50% trực tiếp.
Đến ngày 13.12, các trường trên địa bàn Q.Đống Đa buộc phải đóng cửa vì từ ngày 11.12 Quận này nâng cấp độ dịch lên mức độ 3. Như vậy, sau 2 tuần học sinh lớp 12 trở lại trường, có 2 quận trung tâm của Hà Nội đã phải chuyển sang dạy trực tuyến vì diễn biến phức tạp của dịch bệnh.
Theo Thông báo số 844 ngày 17.12 của UBND TP. Hà Nội, 2 đơn vị cấp quận có mức độ dịch cấp độ 3 là quận Đống Đa và quận Hai Bà Trưng; 25 xã, phường có mức độ dịch cấp độ 3 gồm: Khâm Thiên, Văn Miếu, Trung Phụng, Quốc Tử Giám, Phương Liên, Kim Liên, Thổ Quan, Khương Thượng, Ô Chợ Dừa, Ngã Tư Sở (quận Đống Đa); Đống Mác (quận Hai Bà Trưng); Hàng Gai, Hàng Đào, Hàng Bạc, Đồng Xuân, Cửa Đông (quận Hoàn Kiếm); Thanh Trì, Vĩnh Hưng (quận Hoàng Mai); Quảng An, Yên Phụ (quận Tây Hồ); Vân Nội, Việt Hùng (huyện Đông Anh); Yên Viên (huyện Gia Lâm); Đông Xuân (huyện Quốc Oai); Văn Bình (huyện Thường Tín). So với thông báo ngày 11.12, số đơn vị có mức độ dịch cấp độ 3 của thành phố Hà Nội tăng 13 đơn vị, gồm 1 đơn vị cấp quận và 12 đơn vị cấp phường, xã.
Bồi dưỡng giáo viên các môn tích hợp 150 ngàn đồng/tín chỉ, đắt quá! Đất nước đang trải qua một giai đoạn rất khó khăn về kinh tế, đời sống của giáo viên cũng vậy nên giảm bớt được chi phí trong lúc này là điều rất cần thiết. Những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và đến năm học này đã đưa vào giảng...