Phụ huynh khó khăn khi mua SGK dịp giãn cách: Bộ GD&ĐT nói gì?
Trước thông tin nhiều phụ huynh khó khăn trong mua SGK cho năm học mới, Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương tạo điều kiện cho việc vận chuyển, cung ứng sách giáo khoa tới nhà trường, học sinh để kịp thời chuẩn bị cho năm học mới.
Theo phản ánh của các nhà xuất bản và các đơn vị phát hành sách, khoảng 95% sách giáo khoa phục vụ năm học mới 2021 – 2022 đã được phát hành về các địa phương. Tuy nhiên, việc vận chuyển sách giáo khoa từ các nhà kho, công ty phát hành về huyện, xã, các nhà trường và tới tay phụ huynh, học sinh, giáo viên trước năm học mới đang gặp nhiều khó khăn, nhất là tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội.
Do đó, Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, cung ứng sách giáo khoa tới nhà trường, học sinh và phụ huynh để kịp thời chuẩn bị cho năm học mới 2021 – 2022.
SGK cho năm học mới
Video đang HOT
Trước đó, Infonet có phản ánh hiện nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội và TP.HCM đã nhận đủ số lượng sách giáo khoa theo đăng ký của phụ huynh trước đó. Tuy nhiên, do thành phố vẫn đang giãn cách nên trường chưa thể giao sách vì sách không nằm trong danh sách hàng hoá cần thiết ưu tiên chuyển phát trong điều kiện đang áp dụng giãn cách xã hội.
Về phản ánh chậm trễ cung ứng sách giáo khoa, đại diện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết, do dịch bệnh phức tạp, nhiều tỉnh, thành phố đang áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, nên việc vận chuyển sách giáo khoa tới tận tay học sinh tại các địa phương gặp rất nhiều khó khăn.
Để khắc phục tình trạng này, nhà xuất bản lên phương án thiết lập kho tạm thời tại các địa phương nơi dịch bệnh xu hướng giảm để tập kết hàng hóa, từ đó chuyển sách về các trường học, tới tay học sinh trước thềm năm học mới.
Với những tỉnh/thành phố chưa xác định thời gian tựu trường, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam sẽ căn cứ kế hoạch của từng địa phương để xây dựng phương án cung cấp đầy đủ sách cho học sinh.
Trong khi chờ sách giáo khoa bản giấy, học sinh, giáo viên có thể sử dụng phiên bản điện tử sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên tại trang web của đơn vị.
[Tiếng dân] Để không còn cảnh xấu giữa sân trường!
Hà Nội có khoảng 93.000 học sinh thi vào lớp 10, chỉ có 70% số các con may mắn được vào trường công lập.
Ảnh minh họa
Số học sinh thực hiện thủ tục xác nhận nhập học tại các trường công lập 67.000 học sinh (đạt 99,46% chỉ tiêu), ngoài công lập là 18.761 học sinh (62,67% chỉ tiêu) và tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên là 5.765 học sinh (đạt 67,78% chỉ tiêu).
Trong bối cảnh vừa phải chống dịch, vừa phải tổ chức tốt kỳ thi vào lớp 10 thì có thể nói Hà Nội đã làm tốt mục tiêu kép. Nhưng việc một bà mẹ giận dữ bắt con gái quỳ ở một sân trường THPT dân lập ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, là điều không đáng có.
Khá nhiều phụ huynh đã có những chia sẻ khác nhau với người mẹ đã mất bình tĩnh khi biết được kết quả thi của đứa con 7 năm là học sinh giỏi. Trong bối cảnh mà nhiều người nói "giờ lưu ban mới khó, chứ giỏi thì đầy" thì việc cô học sinh giỏi chỉ được 32/60 điểm không phải là chuyện quá bất ngờ. Có chăng là bà mẹ mải miết mưu sinh nên không lường hết các tính huống.
Nhiều ông bố, bà mẹ cũng không biết các em học sinh lớp 9 có đến 4 sự lựa chọn. Ngoài trường công lập thì các con còn có thể học tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trường dạy nghề. Nếu điểm thi không đạt để vào trường công thì còn những trường ngoài công lập chào đón các con. Trường tư này không đủ điểm chuẩn thì còn nhiều ngôi trường khác, hiện vẫn còn tới gần 40% chỉ tiêu. Thậm chí có nhiều ngôi trường tốt xét tuyển bằng điểm học bạ nên còn nhiều cơ hội dành cho các con, không việc gì phải bức xúc đến thế. Dùng hết 3 nguyện vọng, con mình vẫn không đạt, đăng ký dân lập cũng không xong, đúng là buồn thật, nhưng đâu phải mọi việc đã chấm hết.
Ngoài ra, bên cạnh các lựa chọn vào trường THPT công lập, THPT ngoài công lập, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, học sinh thi vào lớp 10 Hà Nội sẽ còn có cơ hội vào 38 trường cao đẳng, trung cấp, trung cấp nghề và ĐH Thủ đô Hà Nội. Với các hệ 9 trong 3 năm đầu: Học sinh học song song 2 chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT và Trung cấp. Học sinh vẫn được dự thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, với mức học phí cũng chỉ 325.000 đồng/tháng và sau khi tốt nghiệp học sinh được cấp 2 bằng tốt nghiệp THPT và Trung cấp. Hoàn thành năm học thứ 4 sinh viên được nhà trường cấp bằng cao đẳng.
Hiệu trưởng một trường THCS ở quận Đống Đa (Hà Nội) chia sẻ: "Các cơ quan báo chí có thể cùng nhà trường, chia sẻ thông tin phân luồng hướng nghiệp từ lớp 9 để đỡ áp lực cho học sinh, phụ huynh và nhà trường được không?". Một chia sẻ rất thật, dù trước các kỳ thi vào lớp 10 không ít trường đã có những buổi tư vấn tuyển sinh khá bài bản.
Khi biết chuyện cô gái bị mẹ dọa đánh ở sân trường, TS Phạm Gia Khánh - phụ trách trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội chia sẻ: "Trường tôi đào tạo nghề cả hệ 9 và 12 chỉ tiêu mỗi năm trên 2.000 học sinh. Học sinh 9 chỉ cần học 3 năm là có bằng tốt nghiệp THPT (trung cấp) và thêm 1 năm nữa có bằng cao đẳng nghề, ra trường lại có ngay việc làm, nhưng nhiều bố mẹ cứ tư duy, con mình phải có bằng đại học, dù chả biết sức học của con mình tới đâu". Vấn đề đầu vào của trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội cũng là vấn đề chung của nhiều trường cao đẳng, trung cấp, trung cấp nghề khác. Phải chăng cung và cầu chưa gặp nhau?
Năm nay có khoảng 101.000 thí sinh trên toàn TP Hà Nội cùng với gần 1 triệu học sinh lớp 12 trong cả nước bước vào buổi thi đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Chỉ khoảng 20% trong số đó tiếp tục cắp sách tiếp tục giấc mơ giảng đường, còn lại sẽ học các trường cao đẳng, trung cấp và lao vào mưu sinh tại các nhà máy, công ty, thậm chí chỉ là các DN của gia đình hay lao động tự do.
Câu chuyện hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 và lớp 12 đã được xới lên từ rất lâu. Nhưng nếu mọi việc chỉ dẫm chân tại chỗ như hiện nay thì chiến lược hướng nghiệp cho các em học sinh vẫn khó có bước đột phá. Các phụ huynh, học sinh Hà Nội cần được tiếp cận nhiều thông tin hơn về các trường nghề, về đầu vào, đầu ra, quyền lợi của các em khi tham gia học nghề.
Tuyển sinh đầu cấp theo hình thức trực tuyến tại Hà Nội bắt đầu từ ngày 12/7 Từ ngày 12/7 đến 20/7, phụ huynh tại Hà Nội có thể đăng ký tuyển sinh các lớp đầu cấp cho con em mình theo hình thức trực tuyến. Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, khi tham gia vào quá trình tuyển sinh đầu cấp năm học 2021 - 2022 theo hình thức trực tuyến, đối với phụ huynh học sinh, trước ngày 12/7...