Phụ huynh, học sinh lên mạng tìm kiếm lời giải nào nhiều nhất trong năm 2020?
‘Dương xỉ sinh sản như thế nào, trùng roi di chuyển như thế nào?’ là một trong nhiều câu hỏi có liên quan về học tập được phụ huynh lên mạng tìm kiếm nhiều nhất trong năm 2020.
Theo thống kê những từ khoá liên quan đến học tập được tìm kiếm nhiều nhất trong năm 2020 – ĐỘC LẬP
Những câu hỏi tưởng dễ mà không dễ
Theo thống kê từ Google, trong năm 2020 vừa qua, giãn cách xã hội tại nhà do dịch bệnh Covid-19 đã làm thay đổi cách người Việt sinh hoạt. Vấn đề học tập và làm việc, tạo ra xu hướng “lên mạng” được định hình rõ nét trong năm nay. 4/10 nội dung trong danh sách 10 xu hướng tìm kiếm nổi bật nhất 2020 cũng như dẫn đầu “top” 10 hoạt động trực tuyến đều liên quan học trực tuyến.
Các trường triển khai các công cụ quản lý học trực tuyến như Smas, OLM, VNEdu, Google Classroom, hay tạo buổi học video tương tác qua Zoom.
4/10 nội dung trong danh sách 10 xu hướng tìm kiếm nổi bật nhất 2020 cũng như dẫn đầu “top” 10 hoạt động trực tuyến đều liên quan học trực tuyến – ĐẬU TIẾN ĐẠT
Cũng theo Google, khi hàng chục triệu học sinh phải học tại nhà do dịch Covid -19, nhiều phụ huynh đã rơi vào cảnh đau đầu khi phải là người giúp con giải các bài tập sách giáo khoa tưởng dễ mà lại không hề dễ. “Gấu đi như thế nào”, câu hỏi trong phần luyện từ và câu mở rộng vốn từ của sách tiếng Việt lớp 2 là một trong những câu hỏi làm khó các bậc phụ huynh nhiều nhất trong năm 2020. Bên cạnh tiếng Việt lớp 2, sinh học lớp 6 và 7 với “Dương xỉ sinh sản như thế nào” hay “Trùng roi/ trùng giày di chuyển như thế nào” cũng là những bài tập khiến các em học sinh và phụ huynh phải nhờ đến Google khi không thể hỏi trực tiếp giáo viên như bình thường.
Thay đổi thói quen sử dụng mạng
Ngô Khánh Linh, sinh viên năm nhất Trường ĐH Hoa Sen, chia sẻ năm học vừa rồi học sinh bị ảnh hưởng nặng nề, bị nghỉ học và chuyển đổi hình thức từ học trực tiếp ở trường đến trực tuyến ở nhà. Bình thường, cách học của Linh là vừa học vừa giải trí, những môn học khó hiểu trên lớp có thể đợi lần sau hỏi lại giáo viên. Tuy vậy, khi triển khai mô hình học trực tuyến, Linh phải thay đổi để thích ứng hơn với điều kiện hiện tại.
“Tôi cố bám sát kiến thức cơ bản rồi làm bài nâng cao. Ngày xưa bí quá thì hỏi bạn bè, còn lúc học tôi mở trang tìm kiếm nhiều hơn. Trên đó có mọi đáp án bài tập mà tôi muốn tìm hiểu. Tôi thường tìm những bài giải toán nâng cao hay những kiến thức xã hội mà ở lớp thầy cô không giải đáp được”, Linh nói.
Tuy vậy, Linh cũng thừa nhận, việc lên mạng nhiều đôi lúc làm mình bị sao nhãng, khó hiểu bài hơn nếu được giáo viên hướng dẫn. Ngoài ra, Linh hay lướt những thứ khác trong tầm mắt, phải cố gắng lắm Linh mới thoát ra được những thứ thu hút mình để tập trung vào học.
Có 2 người con học ở Trường tiểu học Bình Trưng Đông (Q.2, TP.HCM), chị Hà Hương Lan thừa nhận đôi lần bị “đau đầu” vì phải lên mạng thường xuyên để tìm thông tin giải đáp thắc mắc cho con trẻ. Chị Lan cho hay, con đang học lớp 1 thường hỏi về những điều mà cô không dạy ở trường như:
“ Triết học là gì? Vòng tròn âm dương là gì?”. Đây là những định nghĩa khó mà người lớn không biết giải thích ra sao và buộc phải lên mạng để tìm thông tin. Con đang học lớp 5 do học kém môn toán nên khi học bài ở nhà, bé thường hỏi về môn này. Tuy nhiên, kiến thức toán học bây giờ có chút khác xưa, cách dạy của cô cũng khác nếu dạy bé theo cách hiểu của cha mẹ thì bé sẽ cho rằng bố mẹ dạy sai. Do đó, chị Lan cho biết phải lên mạng tìm, đọc lại kiến thức mới, đọc lại các bài giải toán mà các phụ huynh khác chia sẻ sau đó chỉ lại cho bé theo kiểu mà bé được học.
Nhiều thói quen lên mạng thay đổi sau khi xảy ra dịch – ĐẬU TIẾN ĐẠT
“Trong dịch được nghỉ ở nhà, bạn nhỏ được tiếp cận với máy tính nhiều hơn. Đến sau dịch các bạn nhỏ lại thích lên mạng hơn.Tôi phải dạy thêm cho con cách tạo tài khoản email, cách gửi email, học vẽ qua YouTube và học tiếng Anh trên ứng dụng”, chị Lan chia sẻ.
Trong khi đó, thầy Nguyễn Hoàng Trung, giáo viên Trường THCS Dương Đông 1 (H.Phú Quốc, Kiên Giang), cho biết khi dạy trực tuyến nhận thấy có nhiều bất cập như không thể kiểm tra được học sinh có học hay không. Cho các em làm bài kiểm tra nhỏ để đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức, nhận thấy các em làm bài rất tốt bất thường, tốt hơn dạy trực tiếp trên lớp. Nhiều phụ huynh ở vùng sâu không có mạng để con học tập hay hộ nghèo không có điện thoại để cho con học mùa dịch.
Ngay khi áp dụng việc học trực tuyến, các giáo viên tìm nhiều cách xoay sở, lên mạng nhiều hơn. Nếu nhà học sinh khó khăn sẽ chuyển và gửi qua bằng ứng dụng nhắn tin điện tử. Thầy Trung cũng tự mình học được cách quay, dựng và đăng tải clip dạy học trên nền tảng mạng xã hội. Nhờ vậy việc tiếp cận mạng xã hội được tốt hơn. Những nền tảng bài giảng có sẵn từ mùa dịch Covid-19 giúp thầy Trung sau này có lên mạng tiết kiệm được thời gian của mình.
Gặp Lân Jee - thanh niên sinh năm 1995 sở hữu gương mặt và chùm "đạo lý nửa mùa" ngày nào cũng thấy trên mạng
Quote thì share liền tay rồi đó mà bạn đã biết "cha đẻ" của những câu nói mặn hơn muối biển này là ai chưa?
Nhìn tấm ảnh dưới đây bạn có thấy quen quen không? Dù có thuộc team "tối cổ" và chẳng mấy khi hóng hớt tin hot hit trên MXH đi chăng nữa thì hẳn bạn hơn một lần đã thấy khuôn mặt tếu táo cùng những dòng quote rất đỉnh này ở đâu đó trên newfeed của mình.
Những câu nói đậm chất hài hước, dí dỏm đi kèm đôi chút cợt nhả mặn như muối biển này mà "chôm" về làm caption sống ảo thì cũng câu được kha khá like đấy. Mấy câu thả thính thì thôi rồi, y như lyrics của Binz khi rap love vậy. Cũng chơi chữ, punchlines, đảo vần "khét kẹt" đấy chứ đùa à. Ví dụ:
- Anh yêu em như bò mẹ. Vì không bao giờ bỏ bê.
- Yêu đương chỉ nên có 2 người, vì tình tay ba sẽ khiến tình ta bay.
- Chuyện tình mình rối em nhờ. Chắc anh lại, nhớ em rồi.
- Chúng ta ai ai cũng từng trải qua 3 khoảnh khắc: Ngủ - yêu - cười. Để rồi còn đọng lại gì ngoài 3 chữ: người yêu cũ.
- Anh nói anh mệt tính là xỉu. Em hôn anh một cái xỉu là tỉnh.
- Không có việc gì khó, chỉ cần bạn khỏi làm nữa là xong.
Đấy! Đã thấy "đỉnh của chóp" chưa? Bảo sao mà người ta không share liền tay, share ngay share vội cho nóng.
Nhưng mà chờ đã, bạn có tò mò "cao nhân" trong ảnh là ai, Lân Jee là ai mà có thể "thở" ra được những câu nói vừa đi vào lòng người vừa đi vào lòng đất thế?
Lân Jee làm gì trong những tình huống khó xử
Lân Jee phiên bản đời thật không quote đây nhé các bạn ơi!
Lân Jee tên thật là Lý Huỳnh Lân, sinh năm 1995, từng học tại ĐH Hoa Sen và hiện đang theo đuổi công việc YouTuber toàn thời gian. Trước khi trở nên viral trên Facebook với hình tượng "thánh quote" thì Lân Jee vẫn hoạt động chủ yếu trên YouTube.
Khi còn là sinh viên, Lân đã cùng nhiều bạn bè lập nên kênh Pato Club để thỏa mãn đam mê làm những sản phẩm sáng tạo và vui vẻ. Cũng như những newbie khác, ban đầu nhóm bạn cũng làm với tinh thần vui là chính nên thời gian đầu cũng phải chịu cảnh "ế" view. Chủ đề của Pato Club là những clip thả thính xàm, đố xàm, đặt câu xàm. Nói chung là chủ yếu là những "trò con bò" vui vẻ của các chàng trai để mang lại sự giải trí cho mọi người.
Dần dần, các sản phẩm của nhóm nhận được nhiều sự chú ý hơn rồi lượt view, lượt subscribe cứ thế tăng lên. Dẫu vậy, Pato Club cũng gặp nhiều khó khăn khi dần cạn ý tưởng, các thành viên rời nhóm vì công việc riêng và bận bịu với cuộc chiến xoay quanh cơm áo gạo tiền.
Thử nghiêm túc một chút nào
" Mình không trách bạn bè vì ai cũng có những nỗi lo riêng. Mình thì nghĩ khác, mình quan niệm là theo đuổi đam mê rồi thành công sẽ theo đuổi bạn. Mình làm trước tiên là để mình vui, mình thỏa mãn cái đã rồi nếu khiến người khác vui vẻ thì đó là thành công rồi. Thứ gì cũng cần thời gian và sự kiên trì nên mình cứ làm thôi " - Lân chia sẻ. Bên cạnh việc chính là sản xuất nội dung trên YouTube, team Lân cũng nhận thêm các công việc khác như quay phim, dựng phim để có thêm thu nhập.
Tháng 3 năm nay, trong thời gian tạm nghỉ ngơi vì Covid và cũng để tìm cách phát triển Pato Club, Lân nảy ra ý định dùng ảnh của mình để làm quote up lên Facebook. Tấm ảnh "huyền thoại" kia được cắt ra từ một clip anh chàng từng đóng trên YouTube. Lân để tóc dài lại có cả râu nên nhìn già dặn đúng kiểu một chuyên gia hay nói đạo lý nửa mùa. Những bức quote dần nhận được lượng tương tác khủng nên anh chàng chọn đó làm thương hiệu riêng cho mình.
Gương mặt đã thành thương hiệu của Lân Jee
Đỉnh cao của gạ kèo tinh tế
" Những câu quote tưởng chừng như một lời ngẫu hứng vui vẻ nhưng cũng khá tốn não để suy nghĩ. Mình thường lấy ideas từ nhiều thứ mình đọc được trên MXH rồi biến tấu, thêm thắt một chút để câu nói gần gũi, vui vẻ và khiến nhiều người đồng cảm hơn" - Lân chia sẻ. Anh chàng cũng cho rằng mình có cái duyên với câu chữ và sự nhạy bén trong việc bắt trend.
Hiện tại, fanpage Lân Jee đã có hơn 1 triệu người theo dõi - 1 con số rất khủng cho một fanpage mới thành lập chưa lâu.
Thừa thắng xông lên, Lân tiếp tục cho ra đời những vlog trên kênh riêng có tên Lân Jee Offical. Những series vlog như "trả bài miệng", "chuyện hẹn hò"... không khỏi khiến người ta nghĩ đến những clip hài hước của Phở ở thời kì đỉnh cao với những tình huống rất vui vẻ, hài hước và duyên dáng. Tất cả các sản phẩm này nhanh chóng ẵm triệu view trong đó phải kể đến "Trả bài miệng part 2" đã đạt 6 triệu view chỉ sau 3 tuần.
Lân Jee đang phát triển kênh YouTube cá nhân
Lân Jee thả thính theo tên
Lân bật mí hiện tại, thu nhập đến từ YouTube và quảng cáo trên MXH đã khá hơn và có thể giúp team cậu duy trì các hoạt động mà không gặp quá nhiều áp lực về tài chính. Lân cũng cho biết anh chàng đã thành lập công ty riêng để phát triển các sản phẩm được chỉn chu và chuyên nghiệp hơn nữa.
Câu hỏi mà nhiều người tò mò là ngoài đời, Lân Jee có phải kiểu người hài hước thở ra câu nào là mặn mà câu đó hay không thì xin thưa là vừa có và vừa không. Tức là sự hài hước của Lân đã có sẵn, nhìn mặt anh chàng thôi là ai cũng thấy hài hài rồi. Tuy nhiên khi nói về công việc, ai cũng cảm nhận được sự nỗ lực theo đuổi đam mê một cách rất nghiêm túc và cầu tiến của Lân. Việc làm sáng tạo nội dung với ai đó chỉ là trò vui nhưng với Lân, đây là công việc, là sự nghiệp mà anh chàng dốc lòng theo đuổi.
Trong tương lai, cái tên Lân Jee chắc chắn sẽ làm thêm nhiều điều thú vị để dân tình hóng hớt. Cùng chờ xem anh chàng sẽ làm chao đảo MXH bằng những tiết mục gì nữa nha!
Gái xinh Việt làm tiếp viên hàng không tại Đài Loan, từng trượt phỏng vấn chỉ vì câu hỏi: Bạn thích màu gì nhất? Tiếp viên hàng không vốn đã là một công việc đặc biệt và nếu bạn làm việc cho một hãng bay quốc tế nữa thì mọi thứ còn trở nên hay ho và rắc rối hơn gấp bội. Cả ngày chỉ việc ăn diện gọn gàng, trang điểm xinh xắn, đi nhẹ nói khẽ cười duyên trên máy bay sau đó sẽ được...