Phụ huynh học sinh đuối sức
Nhiều thứ ở trường học được các trường kêu gọi từ đóng góp của phụ huynh. Ngoài ban đại diện cha mẹ học sinh phần lớn là những người có điều kiện, không ít các phụ huynh còn lại cảm thấy đuối sức.
Từ máy chiếu đến giấy lau tay
Phụ huynh của một trường tiểu học của Q.Thanh Xuân (Hà Nội) phản ánh: từ đầu năm học đến nay đã phải nộp ngót nghét 5 triệu đồng. Trong đó 2,5 triệu đồng là mua máy chiếu và bảng thông minh để phục vụ việc dạy học tương tác.
Ban phụ huynh của lớp này cũng dự kiến các khoản chi tiêu của quỹ lớp lên tới gần 32 triệu đồng. Trong đó chủ yếu chi cho việc biếu tặng ban giám hiệu và giáo viên (hơn 10 triệu đồng) một số tiền không nhỏ khác dành cho các việc: sơn lại bảng, sửa bục giảng, giá sách (hơn 2 triệu đồng) cây cảnh tặng nhà trường 500 ngàn đồng…
Vị phụ huynh trên bức xúc: “Tôi và một số phụ huynh khác thấy không cần thiết phải đầu tư một số tiền lớn như vậy để mua bảng dạy học tương tác, nhưng nhà trường cho biết đây là chủ trương của… cấp trên, nên phụ huynh nào không đồng tình thì chuyển lớp”!
Phụ huynh trường Mầm non Hoa Thủy Tiên (Q.Cầu Giấy) phản ảnh: giáo cụ trực quan để dạy thì ban phụ huynh cũng phải mua, giấy lau tay cho các cháu cũng lấy từ quỹ lớp do phụ huynh đóng. Một phụ huynh khác ở trường này cho biết, mỗi tháng trường thu 30 ngàn đồng để bảo dưỡng máy điều hòa và hỗ trợ tiền điện cho nhà trường. Phụ huynh này tính toán: mỗi lớp có tới 40 HS, một tháng liệu có mất tới hơn 1 triệu tiền điện cho một lớp học hay không khi mà các cháu chỉ ở trường 20 buổi/tháng?
“Với cách thức chi tiêu theo kiểu “đại gia” của một số ban đại diện phụ huynh, không ít gia đình chỉ có thu nhập bằng đồng lương nhà nước đang khóc dở, mếu dở”
Một phụ huynh có con vừa tốt nghiệp trường Tiểu học Minh Khai (H.Từ Liêm, Hà Nội) cho hay: “Khi con mình lên lớp 4, nhà trường đề nghị phụ huynh đóng mỗi người 500 ngàn đồng lắp máy điều hòa. Năm nay các cháu ra trường rồi, hôm họp phụ huynh cuối năm nhà trường tự ý quyết định sẽ trả lại 25% giá trị mua ban đầu của hai máy điều hòa. Thế nhưng ban phụ huynh của lớp tặng lại nhà trường một nửa số tiền đó”. Tuy nhiên, phụ huynh này lại cho biết HS lớp 1 mới vào trường lại phải đóng mỗi cháu 500 ngàn đồng cứ như thể đây là máy nhà trường mới lắp!
Mâm cỗ trung thu gần chục triệu đồng!
Video đang HOT
Theo một phụ huynh có con học trường Tiểu học Hoàng Diệu (Q.Ba Đình): Trung thu vừa qua, mỗi lớp đóng đến 1 triệu đồng tiền trang trí trung thu theo khối lớp. Có khối 6 lớp, khối 9 lớp thành ra mâm cỗ trung thu giá từ 6-9 triệu đồng mà hầu như toàn đồ trang trí chứ không có thức ăn. Phụ huynh lại phải góp tiền để mua thức ăn để các em thực sự được phá cỗ. Còn mâm cỗ từ 6-9 triệu đồng thì vứt đi gần hết.
Còn một phụ huynh lớp 11 trường THPT Hà Nội – Amsterdam thì cho hay: “Tiệc mặn nhân dịp 20.11, mỗi HS phải đóng 300 ngàn đồng. Khi tôi thắc mắc thì được giải thích là vì cho các em đi ăn tiệc tự chọn ở một nhà hàng nổi tiếng. Gia đình tôi chỉ là công nhân viên chức có mức thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng nên không có nhu cầu đóng một số tiền như vậy để các con liên hoan. Tôi cho rằng, chỉ với 1/3 số tiền đó là đã có thể có một buổi liên hoan vui vẻ, phù hợp với số tiền của đa số phụ huynh”.
Còn theo một phụ huynh có con học trường dân lập ở Q.Cầu Giấy, quỹ lớp năm vừa qua mỗi HS đóng tổng cộng hơn 1,3 triệu đồng. Tổng số 21 cháu/lớp, một năm gần 28 triệu tiền quỹ mà một số phụ huynh vẫn nói là… ít. Năm nay, ban phụ huynh quyết định thu mỗi phụ huynh 1 triệu đồng/học kỳ.
Với cách thức chi tiêu theo kiểu “đại gia” như kể trên của một số ban đại diện phụ huynh, không ít gia đình chỉ có thu nhập bằng đồng lương nhà nước đang khóc dở, mếu dở. Phản đối thì bị kỳ thị mà cố gắng để nộp thì đuối sức.
Không đại diện cho số đông Không phải ngẫu nhiên mà từ năm 2008, Bộ GD-ĐT đã ban hành Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh thay thế cho “tổ chức” hội phụ huynh học sinh đã tồn tại nhiều năm trước đó. Thay đổi tên gọi bởi Bộ hy vọng tổ chức này thật sự là đại diện cho số đông phụ huynh học sinh, là tiếng nói thật sự của cha mẹ học sinh đồng thời thay đổi suy nghĩ hội phụ huynh chỉ là “cánh tay nối dài” của ban giám hiệu nhà trường. Thế nhưng những gì đang diễn ra trong nhiều năm qua cho thấy đại diện cha mẹ học sinh ở nhiều trường vẫn chưa thật sự là những người đại diện. Không ai phủ nhận sự đóng góp của ban đại diện cha mẹ học sinh trong các hoạt động như xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị hiện đại… cho nhà trường. Trong Hội nghị Ban đại diện cha mẹ học sinh TP.HCM năm học 2010-2011, ông Nguyễn Tiến Đạt – Phó giám đốc Sở GD-ĐT cho biết: “Tổng kinh phí đóng góp của ban này ước tính vào khoảng gần 200 tỉ đồng”. Trong khi đó, ngân sách nhà nước dành cho ngành giáo dục TP.HCM là hơn 1.000 tỉ đồng. Điều này cho thấy khoản đóng góp của phụ huynh là khá lớn. Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh cũng quy định kinh phí hoạt động từ sự đóng góp, tài trợ tự nguyện, không bắt buộc của phụ huynh và được dùng vào mục đích phối hợp với nhà trường để giáo dục học sinh. Vậy mà từ năm 2008 đến nay, phụ huynh vẫn “than trời” về những khoản thu này vì dù là tự nguyện nhưng không ai dám không đóng. Hiệu trưởng một số trường cũng thừa nhận một trong những tiêu chí để lãnh đạo các trường chọn người vào ban đại diện là những phụ huynh có điều kiện kinh tế hoặc vị trí trong xã hội. Chính vì vậy mà khi phải kêu gọi đóng góp khoản nào, những vị phụ huynh này thường rất mạnh tay khiến những người khác khó lòng “nói không”. Trong trường còn biết bao phụ huynh thuộc thành phần lao động nghèo nên lắm khi họ cũng chạnh lòng khi có một “đại diện” như vậy. Hải Dương
Theo Tuệ Nguyên (Thanh Niên)
Uyên Linh Idol - Chưa như khán giả mong đợi
Sau đêm đăng quang, Uyên Linh Idol tái xuất với dấu hiệu "đuối sức" ở một số chương trình. Nhiều người đã tỏ ra nghi ngờ, hiện tượng của Idol này phải chăng là hiệu ứng đám đông?
Chưa như khán giả mong đợi
Sau đêm đăng quang Idol đáng nhớ, nhiều tờ báo không ngần ngại tung hô cô gái trẻ này là "làn gió mới" hay "diva thứ 5" của nhạc Việt. Vô tình, người hâm mộ đã đặt lên vai Uyên Linh Idol một sự kì vọng quá lớn. Bởi vậy, cũng có nhiều ngại ngần, liệu có phải sức ép ấy đã làm Uyên Linh "đuối sức"?
Ra single "Cám ơn tình yêu" và biểu diễn tại Duyên dáng Việt Nam gần đây là bước đi đầu tiên của Uyên Linh trên cương vị "thần tượng âm nhạc". Tuy nhiên, cô cũng bị chê là giảm sút phong độ so với những gì đã thể hiện trong cuộc thi.
Ngày 2/1/2011, hơn một tuần sau khi đăng quang Vietnam Idol, Uyên Linh Idol chính thức phát hành single debut mang tên "Cám ơn tình yêu". Đĩa đơn đầu tay online này gồm nhiều phiên bản phối khí khác nhau với sự hỗ trợ của nhạc sĩ Huy Tuấn. Được đánh giá là một trong những ca khúc Uyên Linh thể hiện thành công nhất trong loạt Gala Vietnam Idol. Tuy nhiên, sau khi phát hành trên mạng, single này không nhận được nhiều phản hồi tích cực so với phiên bản live, nếu so với số lượng lượt nghe đã từng có.
Nhiều thính giả không ngần ngại chia sẻ: "Không hiểu sao, tôi vẫn thích cách Uyên Linh hát ở cuộc thi hơn là cái single này. Khi nghe single này tôi có cảm giác rất bình thường, như nghe một ca sĩ hát một bài hát vậy thôi".
Uyên Linh không rơi nước mắt khi tâm sự cùng khán giả trong show "Cảm ơn tình yêu" (Nguồn: VietNamNet)
Trên sân khấu Duyên dáng Việt Nam 23 hôm 9/1, Uyên Linh vẫn sôi nổi, hát rất hay, nhưng đến version 2 của "Xích lô" thì bị lạc giọng. Lý giải điều này, có thể do Linh chưa quen di chuyển rộng trên sân khấu lớn và hát với nhóm múa.
Bản thân Uyên Linh cũng thẳng thắn nhìn nhận, cô còn rất nhiều thiếu sót và cần thêm thời gian hoàn thiện hơn nữa. Cô từng chia sẻ với Ngoisao khi được hỏi về sự "đuối sức" trong single "Cám ơn tình yêu" rằng, ý kiến của dư luận đã giúp cô hiểu thêm rằng kỹ thuật phòng thu của mình còn rất kém.
Theo Uyên Linh, khi đến cuộc thi, các thí sinh Idol hoàn toàn hát live với ban nhạc, ít có cơ hội đến phòng thu. Do đó, cô tự nhận thấy mình cần thêm thời gian để học hỏi, điều chỉnh và làm quen với chuyện này.
Uyên Linh Idol cũng thừa nhận rằng, cảm xúc trong phòng thu không thể bằng lúc đứng trên sân khấu.
Tối 23/1 vừa qua, tại nhà thi đấu Hai Bà Trưng (Quận Hoàng Mai, Hà Nội), công chúng yêu mến chương trình Vietnam Idol cũng có dịp tái ngộ Uyên Linh. Trong đêm nhạc này, có lẽ do ảnh hưởng của thời tiết nên Uyên Linh hơi bị khản giọng, cô không hát được nhiều như khán giả kỳ vọng. Ngoài ca khúc "Anh mãi là" (Lưu Hương Giang) song ca cùng Mai Hương, Uyên Linh chỉ đơn ca hai bài: "Chỉ là giấc mơ" (Kim Ngọc) và "Take me to the river" (Al Green). C
Chương trình này cũng khiến khán giả chưa thỏa mãn bởi một số hạt "sạn". Nhiều phần trình diễn diễn ra mờ nhạt, ca sĩ xuất hiện theo kiểu dàn hàng ra hát và thường xuyên sai lời, trật nhịp. Âm thanh của đêm diễn cũng chưa tốt...
"Đường dài mới biết ngựa hay"
Ngay sau khi đăng quang ngôi vị quán quân của VietNam Idol, rất nhiều "đàn anh, đàn chị" trong nghề đã tỏ ra nghi ngờ tài năng của cô ca sĩ "chân ướt chân ráo" vào nghề này. Đặc biệt, đó lại là những tên tuổi đình đám của làng nhạc Việt như: Thanh Lam, Tùng Dương, NS Lê Minh Sơn...
Ngay cả Siu Black, nữ giám khảo kì cựu của ba mùa Idol cũng phải thẳng thắn thừa nhận: " Tôi cho rằng Uyên Linh là một nhân tố khiến chương trình thành công, nhưng ví cô ấy là một hiện tượng thì không phải. Bởi vì là một hiện tượng thì phải xuất sắc, bùng nổ "dữ" lắm kìa".
Cô ca sĩ trẻ cần có thời gian để chứng tỏ mình trước sự kì vọng của khán giả (Nguồn: Đẹp)
Một độc giả có nickname Han chia sẻ: " Cuối cùng thì mình cũng bị Hội chứng Uyên Linh sao? Bắt đầu từ sự quá đà của ban giám khảo, dẫn đến sự quá đà của truyền thông và giờ là hiện tượng Uyên Linh. Hãy chờ xem những người hâm mộ quá đà của Uyên Linh giữ được sự quá đà của mình đến bao giờ? Không phủ nhận Uyên Linh hát hay, nhưng với những ồn ào quá đà của dư luận, nhiều người xem đã cảm thấy tác dụng ngược".
Tuy nhiên, cô gái 23 tuổi này cũng tỏ ra rất bản lĩnh trước mọi luồng dư luận trái chiều. Uyên Linh vẫn đang nỗ lực hết mình trong từng đêm diễn, xuất hiện trước công chúng. Cô đã hứa với người hâm mộ sẽ tham gia các khóa học bài bản về thanh nhạc khi cuộc thi kết thúc và vẫn đã biểu diễn hết mình trong đêm tri ân khán giả VietNam Idol. Nhiều người cũng đồng tình, muốn biết Uyên Linh có thực sự là một hiện tượng hãy để thời gian trả lời.
Một giải thưởng lớn trị giá 20.000 USD, một album được thực hiện và hợp đồng một năm bảo trợ truyền thông với BHD là những bước khởi đầu đáng mơ ước với bất cứ một ca sĩ trẻ nào. Vấn đề chỉ còn là Uyên Linh sẽ tận dụng nó ra sao để làm "điểm tựa" cho một "sức bật" thật mạnh trong tương lai trước những sự kì vọng quá lớn của người hâm mộ.
Theo Vietnamnet
Giật mình với clip mẹ cổ vũ con gái đánh nhau Thay vi ngăn can, khi thây con gai minh co ve đuôi sưc, ba me nay đa chay ra la het khich lê băng nhưng câu co lơi le không hay ho gi. Đoan video ghi lai cuôc đanh nhau trên môt canh đông ơ Palmetto, Florida sau đo đươc up tên Youtube va khiên canh sat chu y. Canh sat băt đâu...