Phụ huynh ‘hết hồn’ với chương trình SGK lớp 1, các giáo viên nói gì?
Sau một tuần “làm quen” với SGK mới, giáo viên, học sinh và đặc biệt là phụ huynh đã có những cảm nhận bước đầu về sự đổi mới trong chương trình và phương pháp giảng dạy.
Phụ huynh: Người ung dung, người hốt hoảng
Suốt một tuần vừa qua, hàng sáng chị Thúy Loan (Quận 1, TP.HCM) đưa cậu con trai năm nay vào lớp 1 tới trường học, rồi chiều đón về. Từ lúc đó cho đến tối, con chị chỉ việc ăn uống, đọc sách, xem tivi hay đi học thêm một hai tiếng ở lớp vẽ, lớp Tiếng Anh…, rồi đi ngủ.
Ở nhiều trường học, học sinh và giáo viên khá hào hứng với chương trình và SGK lớp 1 mới. Ảnh: Thanh Hùng
“Sách vở cháu để trên lớp hết, về nhà không có bài tập, nên thú thực là suốt mấy ngày đầu tôi chẳng biết con học cái gì” – chị Loan kể.
Nhưng đến buổi học thứ tư, khi đón con chị thấy bé tỏ ra căng thẳng. Gạn hỏi thì bé nói vì mình viết chậm hơn các bạn, chị bắt đầu cảm thấy lo lắng.
“Trường cháu học theo bộ sách Chân trời sáng tạo. Nghe cháu nói vậy tôi mới xem lại thì thấy hết hồn. Tôi không cho con đi học trước khi vào lớp 1 nên chỉ sợ bây giờ con không theo kịp chương trình, không học được như các bạn thì cháu sẽ chán và sợ đến lớp. Chắc chắn rằng tới đây tôi sẽ phải kèm cháu học thêm ở nhà, nếu cần sẽ tìm gia sư” – chị Loan khẳng định.
Chị Như Mai, phụ huynh có con học tại một trường tiểu học ở Quận 3, TP.HCM cũng tỏ ra rất lo về chương trình mới. Đã có một bé năm nay lên lớp 5, bây giờ so sánh sách mới với sách cũ, chị Mai bảo “hoảng thật sự” vì chương trình mới dạy nhiều thứ trong một tiết học quá, không biết làm sao con theo nổi.
“Bé lớn của tôi trước đây học khác, bây giờ cháu nhỏ học bộ sách khác tôi thấy khó hơn hẳn. Vì vậy, dù trường không giao bài tập về nhà nhưng ngay từ hôm bắt đầu đi học, vợ chồng tôi đã thay phiên nhau kèm cháu học thêm vào buổi tối rồi”.
Một phụ huynh khác của Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm dù cũng nhận xét sách mới “dạy vùn vụt” nhưng chị ung dung hơn, không phải vì chương trình quá dễ với con mà do chị đã cho con… đi học trước.
Trong khi đó, chị Thu Hải có con học lớp 1 tại Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương (Quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết mới đi học một tuần nhưng con chị cảm thấy vui khi tới lớp.
“Trường của bé học theo bộ sách Cánh diều. Tôi thấy bộ này không khó, bé học không vất vả dù mỗi tối vẫn phải luyện thêm một bài tập viết, một bài tập đọc”.
Trước khi vào năm học mới, chị Hà không hề cho con đi học thêm ở bất cứ chỗ nào nên bây giờ, mỗi tối bé mất từ 1-2 tiếng để luyện bài. Chị Hà bảo các bạn có đi học trước thì sẽ làm nhanh hơn, chỉ mất khoảng 20 phút. Dù vậy, chị cũng không hề lo lắng hay định cho con học thêm vì hàng ngày con vẫn hào hứng đến trường.
Giáo viên: Dạy 2, 3 hay 4 vần không phải là vấn đề
Trước những lo lắng của phụ huynh, cô Phạm Thúy Hà, Tổ trưởng Tổ Phổ thông, Phòng GD-ĐT Quận 4, nhìn nhận chương trình cũ tồn tại 20 năm, do vậy phụ huynh cảm thấy quen thuộc, nhưng giáo dục cần phải tiến lên chứ không thể dậm chân tại chỗ.
Video đang HOT
“Chương trình mới không khó, nhưng đúng là bước đầu quan sát SGK, giáo viên và phụ huynh sẽ có cảm giác “hết hồn”" – cô Hà nhận xét.
Cô Hà cho biết lúc mới tiếp cận SGK mới, nhiều giáo viên cũng lo lắng khi trong 1 tiết có thể dạy đến 4 vần. Thế nhưng sau khi đã được tập huấn, việc dạy 2, 3 hay 4 vần không còn vấn đề, mà quan trọng là giáo viên nắm được phương pháp để dạy.
Buổi học đầu tiên theo chương trình phổ thông mới. Ảnh: Thanh Hùng
Cũng theo cô Hà, nội dung chương trình lớp 1 mới không khó mà có tính toàn diện và theo đúng định hướng phát triển năng lực học sinh.
Ở chương trình cũ, trong một tiết học, giáo viên phải chuyển tải kiến thức đại trà theo quy định, còn việc tiếp nhận như thế nào là tùy từng học sinh – em giỏi có thể tiếp thu nhiều hơn, em kém thì ít hơn, và việc đánh giá dựa vào điểm số thông qua bài kiểm tra. Với chương trình mới, khả năng học sinh học tới đâu giáo viên sẽ dạy tới đó. Học sinh giỏi thể hiện năng lực tốt giáo viên sẽ dạy sâu hơn, em kém hơn sẽ dạy nhẹ hơn. Trong cùng một lớp nhưng học sinh không phải đạt một lượng kiến thức như nhau.
Cô Hà đưa dẫn chứng: Trong sách Tiếng Việt 1 – bộ Chân trời sáng tạo ở bài âm a, sau khi học sinh đã được nhận diện, đọc và viết âm a, chữ a thì ở hoạt động luyện tập, các em sẽ được củng cố. Trong hoạt động này, sách thiết kế âm a nằm ở vị trí trung tâm, xoay quanh đó là các hình ảnh mà tên gọi của nó chứ đựng âm a, chữ a như lá, gà, bà, ba, ba lô. Việc sắp xếp này nhằm dạy theo cá thể hóa và theo năng lực học sinh. Một học sinh bình thường hoặc hơi chậm có thể chỉ nói lá, gà, bà, ba, nhưng một học sinh giỏi có thể nói “con gà trống”. Hoặc các em có thể nói “ba lô” nhưng em khá hơn sẽ nói “ba mang ba lô”, em xuất sắc hơn sẽ nói “ba và con mang ba lô đi chơi”.
Còn cô Lê Thị Nếp, giáo viên Trường Tiểu học Bắc Sơn, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình hiện đang chủ nhiệm và dạy lớp 1 thì cho rằng nói khó hay không còn tùy thuộc từng bộ SGK.
“Nếu là các bộ sách như Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức cuộc sống… thì nói khó là đúng. Còn sách của nhóm Cánh diều nhẹ nhàng hơn” – cô Nếp nhận xét.
Nhưng theo cô Nếp, ở lớp 1 cơ bản giáo viên vẫn dạy nghe, nói, đọc, viết. “Tuy nhiên, trước đây thì chú trọng kiến thức còn bây giờ chú trọng kỹ năng” – cô Nếp nói.
Cô Nếp đưa ví dụ ở môn Tiếng Việt của sách Cánh diều: Trước đây, nếu học âm o, học sinh chỉ biết từ con, thì bây giờ học sinh có thể biết được những tiếng có âm o như tò, mò, no... Vì vậy, học sinh biết được thực tế qua mỗi bài học, mở rộng vốn từ nhiều hơn.
Còn ở môn Toán, cô Nếp cho hay hiện đã dạy các bài phải-trái, trước-sau, ở giữa, số 1-2-3 thì SGK mới có nhiều ưu điểm hơn. Nếu như trước đây, giáo viên dạy kiến thức trước thì hiện nay, học sinh được khám phá, giáo viên theo dõi và hưỡng dẫn các em nên rất vui…
Do đó, dù học theo sách nào, cô Phạm Thúy Hà cũng khuyên phụ huynh không nên quá lo lắng vì các giáo viên được giao dạy lớp 1 năm nay đã có phương pháp sư phạm, được tập huấn kỹ lưỡng.
“Việc thay đổi là tất yếu, nếu học sinh tiếp cận khó khăn thì sẽ có sự hỗ trợ của giáo viên. Phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng sẽ linh hoạt để giải quyết được vấn đề mà phụ huynh lo lắng” – cô Hà khẳng định.
'Cách chức hiệu trưởng mới xử lý được việc nhập nhèm sách giáo khoa'
Theo TS Hoàng Ngọc Vinh, câu chuyện nhập nhèm giữa sách giáo khoa và sách tham khảo diễn ra nhiều năm nay. Bộ GD&ĐT cần có biện pháp xử lý mạnh tay mới ngăn được tình trạng này.
TS Hoàng Ngọc Vinh, thành viên Tổ tư vấn Ủy ban đổi mới Giáo dục - Đào tạo, cho rằng tình trạng "bán bia kèm lạc" - ám chỉ bán sách tham khảo kèm sách giáo khoa (SGK) để kiếm lời - chủ yếu do ý thức của giáo viên, hiệu trưởng và đặc biệt là cấp quản lý phía trên.
Câu chuyện này đã được đề cập nhiều năm nhưng "đâu lại vào đấy". Đến đầu năm học, phụ huynh vẫn phải mua bộ sách vài chục cuốn theo gợi ý của nhà trường.
Nhập nhèm để hưởng lợi
"Nhà trường có lợi, bị tác động khi giới thiệu danh mục sách tham khảo không? Nếu không có lợi ích, họ có nhiệt tình làm vậy không?", TS Vinh đặt câu hỏi.
Theo ông, nguyên nhân khác khiến tình trạng này tiếp diễn là một số phụ huynh không hiểu biết nhiều về SGK, cũng như tài liệu khác. Phụ huynh tin nhà trường, tâm lý sợ con không có sách sẽ thua kém bạn bè.
Bộ sách lớp 1 gồm 30 cuốn SGK, sách bài tập, sách tham khảo được một trường tiểu học giới thiệu đến phụ huynh. Ảnh: Phụ huynh cung cấp.
Phụ huynh thường yếu thế trong mối quan hệ với nhà trường. Đa số cha mẹ học sinh đều đáp ứng các yêu cầu mua sắm mà giáo viên đưa ra. Số ít có thắc mắc nhưng cũng ngại "đi đến cùng" vì lo lắng con mình bị trù dập. Khi giáo viên nói sách cần dùng, phụ huynh khó có thể từ chối.
Trong khi đó, PGS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, nhận định tình trạng nhập nhèm giữa SGK, sách tham khảo, sách bài tập xuất phát từ việc buông lỏng quản lý đối với các trường học.
"Mỗi quyển SGK cùng lắm kèm 1 quyển sách bài tập. Bộ sách mà lên đến 20, 30 cuốn, phụ huynh phải mua cả triệu đồng, là vô lý. Tại sao xảy ra tình trạng đó? Rõ ràng, chúng ta đã không quản lý chặt, không xử lý triệt để từ những năm trước", ông Trần Xuân Nhĩ nêu quan điểm.
Nguyên thứ trưởng nhận định các nhà xuất bản công khai giá các bộ SGK, đều dưới 200.000 đồng/bộ. Nếu mua đủ sách bài tập cho từng cuốn giáo khoa, giá của chúng cũng chỉ bằng một nửa giá sách giáo khoa. Cả bộ sách không thể lên đến triệu đồng. Điều đó cho thấy nhiều sách không cần thiết được đưa vào giới thiệu để phụ huynh mua.
Ông Trần Xuân Nhĩ đặt câu hỏi: Bộ GD&ĐT đã thông tin, truyền thông đầy đủ, rộng rãi để mỗi phụ huynh đều biết danh mục SGK bắt buộc hay chưa? Vì theo ông, việc phụ huynh ngộ nhận, một phần cũng do thiếu thông tin.
"Năm nay, cả nước có 5 bộ sách lớp 1 được chọn. Mỗi bộ sách có 8 cuốn bắt buộc và 1 sách Tiếng Anh. Tất cả phụ huynh có biết điều này không? Chúng ta cứ nghĩ và trông chờ trường học, giáo viên thông tin, giới thiệu đến phụ huynh. Nhưng nhiều trường lại không giới thiệu, thông tin rõ ràng", nguyên Thứ trưởng Trần Xuân Nhĩ băn khoăn.
Trong khi đó, GS Phạm Tất Dong, Phó chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, nêu quan điểm những cá nhân, đơn vị cố tình mập mờ khi giới thiệu SGK, sách tham khảo là đang lợi dụng niềm tin của phụ huynh.
"Phụ huynh đặt niềm tin vào nhà trường, mua SGK theo hướng dẫn để cho con cái họ được trang bị đầy đủ khi tới trường. Đừng lợi dụng niềm tin mà đánh lận con đen để trục lợi", GS Dong nói.
Cũng theo ông Dong, các trường phải chấm dứt việc làm thay công việc của đơn vị phát hành sách. Nếu phụ huynh cần, trường chỉ mua hộ SGK. Cha mẹ tự đến cửa hàng mua sách bổ trợ, tham khảo cho con, nếu thấy cần thiết.
Nếu không xử lý nghiêm, tình trạng "loạn" SGK, sách tham khảo sẽ tiếp tục diễn ra, khi các khối lớp khác thực hiện chương trình mới. Ảnh minh họa: Báo Thừa Thiên Huế.
Phụ huynh đặt niềm tin vào nhà trường, mua SGK theo hướng dẫn để con cái họ được trang bị đầy đủ kiến thức. Đừng lợi dụng niềm tin mà đánh lận con đen để trục lợi.
GS Phạm Tất Dong
Cần tăng chế tài xử lý vi phạm
Theo PGS Trần Xuân Nhĩ, khi phát hiện trường hợp vi phạm, cơ quan quản lý phải xác định rõ trách nhiệm, cái sai thuộc về ai và có chế tài xử lý mạnh tay. Nếu không, tình trạng "bán bia kèm lạc" sẽ tái diễn.
"Đã phát hiện người làm sai mà chỉ phê bình, khiển trách, kiểm điểm thì đâu sẽ vào đấy. Tình trạng nhập nhèm này sẽ còn mãi và ngày càng trầm trọng hơn", ông Nhĩ nói.
Ông Nhĩ đề xuất biện pháp giảm bậc lương, cách chức, thậm chí đưa ra khỏi ngành giáo dục nếu phát hiện cá nhân cố tình làm sai quy định.
Chia sẻ quan điểm trên, TS Hoàng Ngọc Vinh nói: "Để chấm dứt hiện tượng quảng cáo danh mục sách tham khảo tại các trường, phải cách chức trưởng phòng giáo dục, hiệu trưởng hoặc kỷ luật giáo viên cố tình giới thiệu không rõ ràng SGK kèm sách tham khảo".
Ông Vinh cho rằng năm học 2020-2021, ngành giáo dục bắt tay vào đổi mới chương trình giáo dục và SGK. Năm đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng đến sự thành công của việc đổi mới chương trình.
"Bộ GD&ĐT nên xử nghiêm việc nhập nhèm giữa SGK và sách bổ trợ, tham khảo ngay từ những trường hợp đầu tiên, nếu không muốn ảnh hưởng việc thực hiện chương trình mới. Năm đầu thực hiện, ngành giáo dục đã để dư luận nghi ngờ việc đổi mới là không tốt", TS Vinh nói.
Tương tự, ông Phạm Tất Dong cho rằng nếu không xử lý nghiêm trong năm nay, đến khi các địa phương tự chọn SGK, tình trạng này sẽ tái diễn và trầm trọng hơn.
"Năm sau, lớp 2 và lớp 6 sẽ thực hiện chương trình và SGK mới. Đến năm 2025, tất cả học sinh bậc phổ thông đều học theo chương trình mới. Tình trạng nhập nhèm SGK, sách tham khảo, nếu diễn ra ở nhiều khối lớp, sẽ dẫn đến loạn", ông Dong phân tích.
Mới đây, hiệu trưởng trường Tiểu học An Phong (TP.HCM) bị phê bình sau vụ việc thông báo cho phụ huynh mua sách lớp 1 giá đến 800.000 đồng.
"Trường niêm yết đúng số sách giáo khoa trên website. Khi dán thông báo trên bảng tin, trường lại đưa ra danh mục 23 cuốn khiến phụ huynh hiểu nhầm. Đây là cách làm sai", ông Dương Văn Dân, Trưởng phòng GD&ĐT quận 8 (TP.HCM), thông tin.
Tình trạng nhập nhèm SGK và sách tham khảo cũng diễn ra ở nhiều nơi. Chị L.T., phụ huynh học sinh lớp 1, trường Tiểu học Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội, cho biết khi con nhập học, chị được giáo viên yêu cầu nộp tiền mua SGK. Chị cùng các phụ huynh khác phải nộp 717.000 đồng tiền sách và 160.000 đồng bộ đồ dùng học tập.
"Cô giáo yêu cầu nộp tiền, không đưa ra danh sách cụ thể. Tôi thắc mắc giá sách đắt, hỏi xin danh mục mới biết một bộ lên đến 30 quyển", chị L.T. nói.
Chị N.N. (Hà Nội) có con năm nay vào lớp 1, thông tin chị phải đóng tiền mua bộ sách gồm 25 quyển, chưa gồm sách Tiếng Anh, cho con. Không phàn nàn về giá hay số lượng nhưng chị N. nhận thấy một vài sách bổ trợ chưa thực sự phù hợp, cần thiết với học sinh lớp 1.
Chị H. (quận 12, TP.HCM) có con vào lớp 1, cũng phải đóng 700.000 đồng tiền sách, vở. Trong khi đó, Bộ GD&ĐT thông báo chỉ có 8 cuốn sách giáo khoa bắt buộc.
Sách tham khảo: Dù không bắt mua nhưng phụ huynh vẫn phải móc ví Ngay tuần đầu tiên của năm học mới 2020-2021, câu chuyện về bộ sách lớp 1 được bán trong các trường học trở thành chủ đề thu hút sự quan tâm của xã hội khi số tiền phụ huynh phải bỏ ra có nơi lên tới hơn 800 nghìn đồng mà trong đó, tiền sách giáo khoa (SGK) chỉ là phần nhỏ. Ảnh...