Phụ huynh Hải Dương đang phải bỏ tiền mua kỹ năng gì cho con?
Các bài học kỹ năng được các trung tâm dạy cho học sinh vẫn mang tính lý thuyết, nhiều bài kỹ năng nội dung gần giống với môn đạo đức, khoa học.
Một buổi học kỹ năng sống tại bậc tiểu học ở Thành phố Hải Dương (nguồn: baohaiduong.com.vn)
Năm học 2017-2018, trên địa bàn tỉnh Hải Dương, môn học kỹ năng sống đã được phủ sóng tới toàn bộ 12 thành phố, huyện, thị xã, trong đó chủ yếu do các trung tâm, công ty giáo dục kỹ năng sống thực hiện.
Giáo viên dạy được, nhưng vẫn thuê ngoài
Năm học 2017-2018, môn học kỹ năng sống đã được triển khai tới toàn bộ 22 lớp học của Trường tiểu học Kim Lương (huyện Kim Thành, Hải Dương).
Toàn trường có 688 học sinh (trong đó có 8 học khuyết tật không phải đóng tiền) tham gia học môn kỹ năng sống với tuần suất 1 tiết/ tuần.
Việc giảng dạy môn kỹ năng sống tại trường này do Trung tâm khoa học giáo dục và đào tạo Đức Trí (trụ sở tại thành phố Hải Dương) thực hiện theo hợp đồng đã ký với trường từ tháng 9/2017.
Mức thu học phí mỗi học sinh là 50 nghìn đồng/tháng (cả năm học là 450 nghìn đồng).
Bà Trần Thị Hoà, Hiệu trưởng Trường tiểu học Kim Lương cho biết, Trung tâm Đức Trí đặt một máy chiếu tại trường, khi dạy ở lớp nào thì sẽ mang tới lớp đó trình chiếu.
Phụ trách các tiết dạy kỹ năng sống tại đây là hai giảng viên của Trung tâm Đức Trí.
Bà Hoà cho rằng môn học kỹ năng sống được tổ chức thành tiết riêng do trung tâm ngoài thực hiện đã mang lại hiệu quả.
Theo bà Hoà, việc thuê trung tâm ngoài dạy kỹ năng sống hiệu quả hơn sử dụng giáo viên dạy các môn văn hoá của trường vì giáo viên của trung tâm chuyên nghiệp hơn.
Video đang HOT
“Giáo viên tiểu học có thể dạy tất cả các môn, kể cả âm nhạc, mỹ thuật. Bảo chúng tôi dạy học sinh vẽ chúng tôi dạy được. Nhưng để dạy các con vẽ đẹp, thẩm mỹ thì phải là giáo viên mỹ thuật. Giáo dục kỹ năng sống cũng vậy, phải có giáo viên dạy chuyên mới hiệu quả” – bà Hoà nói.
Cha mẹ bỏ bạc trăm, con học kỹ năng gì?
Theo bà Hoà, chương trình giảng dạy tại trường đã được Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương thẩm định cấp phép.
Trung tâm Đức Trí xây dựng một kế hoạch giảng dạy cả năm học cho 5 khối từ khối 1 đến khối 5 có sự phê duyệt của Giám đốc Trung tâm, Trưởng phòng Tiểu học thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương cùng Hiệu trưởng nhà trường.
Một số bài học kỹ năng sống dành cho học sinh lớp 2 có chủ đề na ná các bài học môn đạo đức
Theo bản kế hoạch giảng dạy này, cả năm học, mỗi khối có 35 tiết kỹ năng sống với các bài học được đánh giá là sẽ giáo dục cho học sinh về 12 giá trị sống và 3 kỹ năng sống (kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội và kỹ năng quản lý bản thân).
Cụ thể, đối với học sinh lớp 1, có 31 bài học về kỹ năng sống. Trong đó có các bài với chủ đề: “em yêu trường em”, “giới thiệu bản thân”, “làm quen, kết bạn”, “em là ai?”, “gọn gàng ngăn nắp”, “giúp đỡ người khác”, “sự trung thực”, “đừng nói chuyện trong lớp”, ” với cha mẹ”…
Các lớp cao hơn số lượng bài học kỹ năng sẽ giảm dần, lớp 2 có 28 bài, lớp 3 có 24 bài, lớp 4 có 19 bài và lớp 5 còn 15 bài.
Tương tự, các trung tâm giáo dục kỹ năng sống khác cũng tự xây dựng cho mình một chương trình dạy để Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương thẩm định, cấp phép.
Chương trình môn đạo đức bậc tiểu học
Ngoài một số bài học về kỹ năng an toàn giao thông, phòng chống hoả hoạn, đuối nước, chống bị xâm hại… thì nhiều bài học kỹ năng sống chủ yếu nhằm giáo dục nhân cách tương tự như môn đạo đức.
Một số bài khác dạy về kién thức khoa học giải thích hiện tượng tự nhiên hay cấu tạo của não bộ giống với môn khoa học.
Các bài kỹ năng này có thể được gọi bằng tên gọi khác nhau nhưng tựu trung đều là hướng dẫn học sinh về sự tự tin, sống trung thực, giản dị, hướng dẫn học sinh giao tiếp, ứng xử với bạn bè và mọi người độ lượng, khoan dung, bảo vệ nguồn nước, môi trường…
“Phủ sóng” thông qua phòng giáo dục
Từ năm 2014, sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống, tại Hải Dương liên tục có các trung tâm đào tạo kỹ năng sống ra đời, tới nay đã có 8 trung tâm được cấp phép.
Các trung tâm này mở ra đa phần đều nhắm tới việc giành được hợp đồng dạy dạy kỹ năng sống cho học sinh trong các nhà trường ở bậc học phổ thông chứ không phải dạy hút học sinh tới trung tâm.
Tại huyện Kim Thành, Trung tâm Đức Trí đã triển khai dạy kỹ năng sống tại các trường, trong đó có Trường tiểu học Kim Lương từ năm học 2016-2017.
Trước đó, ngày 1/9/2016, Trung tâm Đức Trí có tờ trình đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kim Thành cho phép trung tâm này được kết hợp, ký hợp đồng với các trường trong huyện tổ chức dạy kỹ năng sống cho học sinh, thu của mỗi học sinh 50 nghìn đồng/ tháng.
Tờ trình này đã được Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kim Thành phê duyệt.
Trên cơ sở tờ trình có phê duyệt này, cùng với hoạt động giới thiệu, dạy thử nghiệm đình đám, ngay năm học 2016-2017, Đức Trí đã “phủ sóng” được độ một nửa số trường trong huyện Kim Thành. Tại các huyện khác cũng tương tự.
Được biết, tất cả các trường ký hợp đồng với các trung tâm giáo dục kỹ năng sống đều được trung tâm cắt lại một phần kinh phí thu được từ phụ huynh học sinh, thông thường khoảng từ 20% trở lên để chi cho cơ sở vật chất và công tác quản lý.
Theo Giaoduc.net
Đề án đào tạo 23.000 tiến sĩ, kết quả thấp thảm hại
Nhiều chỉ tiêu đạt dưới 10%, số lượng nghiên cứu sinh (NCS) hoàn thành khoá học, bảo vệ đúng thời hạn đạt tỉ lệ rất thấp... phần nào nói lên những thất bại trong thực hiện "Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ (TS) các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2006-2020" (gọi tắt là Đề án 911).
ảnh minh họa
Đề án 911 theo Quyết định 911/QĐ-TTg ngày 17.6.2010 của Thủ tướng Chính phủ có tổng kinh phí 14.000 tỉ đồng với mục tiêu đào tạo 23.000 TS.
Riêng giai đoạn 2012-2016, chỉ tiêu đào tạo là 12.800 NCS nhưng tính đến hết năm 2016, tổng số NCS trúng tuyển thực nhập học là 4.024 NCS, đạt 31,4% so với chỉ tiêu của giai đoạn và bằng 17,5% của đề án.
Trong đó, 787 NCS tốt nghiệp và được cấp bằng đạt 6% chỉ tiêu tính đến năm 2016 và bằng 3,5% cả đề án.
Về đào tạo tiến sĩ trong nước, tổng số NCS trúng tuyển đến hết năm 2016 là 2.062 đạt 36% chỉ tiêu đến năm 2016 và bằng 20,6% của đề án. Như vậy, với mục tiêu của đề án là từ năm 2010-2016 đào tạo từ 1.000 - 1.200 NCS/năm với tổng số 5.700 NCS trong nước là không đạt.
Đó là chưa kể, số NCS trúng tuyển không dự học, bỏ học không theo học hoặc chuyển sang nghiên cứu theo hình thức đại trà từ năm 2012 - 2016 là 143 NCS chiếm 6,9% số NCS trúng tuyển.
Số NCS kết thúc thời gian nghiên cứu là 703. Trong đó, 222 NCS hoàn thành khóa học bảo vệ thành công cấp bằng đạt 32% số NCS hết thời gian nghiên cứu; bao gồm tốt nghiệp đúng thời hạn là 165 NCS, chậm 1 năm là 46 NCS, chậm 2 năm 8 NCS. Số NCS hết thời hạn nghiên cứu nhưng chưa tốt nghiệp là 501 NCS.
Như vậy, số NCS hoàn thành khóa học bảo vệ cấp bằng đúng kỳ hạn tỷ lệ thấp là 23% (165/703); số NCS đã hết thời hạn nghiên cứu nhưng chưa bảo vệ đề án hoặc bảo vệ thành công cấp bằng chậm chiếm tỷ lệ tương đối cao là 77% (638/703).
Về đào tạo ngoài nước, tính đến hết năm 2016 chỉ tiêu là 5.800 NCS, kết quả thực hiện đạt tỉ lệ rất thấp. Cụ thể, trong số 2.926 NCS trúng tuyển, chỉ có 1.981 người đi học đạt 67%.
Điều đáng nói, số tuyển sinh đào tạo ở nước ngoài nêu trên không phải hoàn toàn do Đề án 911 thực hiện, mà có 655 người thuộc danh sách do Đề án 356 chuyển sang. Vì vậy, kết quả thực chất chỉ có 1.306 NCS, bằng 23% chỉ tiêu năm 2016 và bằng 13% tổng chỉ tiêu 10.000 NCS của đề án.
Số NCS đào tạo ở nước ngoài bỏ học là 45 người. Số NCS hoàn thành khoá học về nước 549 NCS đạt 75% số NCS hết thời hạn nghiên cứu. Số NCS đã hết thời gian nghiên cứu nhưng chưa bảo vệ đề án hoặc bảo vệ đề án chậm 1 đến 2 năm chiếm tỷ lệ tương đối cao 45% (355/735NCS).
Về đào tạo TS theo hình thức phối hợp, liên kết đào tạo giữa các trường trong nước và ngoài nước, chỉ có 1 NCS đang học tập tại Pháp. Như vậy, tỉ lệ chỉ đạt 1/1300 NCS theo giai đoạn và 1/3.000 NCS theo cả đề án.
Theo Laodong.vn
Đại học Quốc gia TP HCM sẽ đầu tư mạnh cho khoa học công nghệ Để tăng hiệu quả nghiên cứu khoa học, Đại học Quốc gia TP HCM phát triển nhiều nguồn lực, tạo nhiều sản phẩm cho cộng đồng trong lĩnh vực này. Sinh viên Đại học Bách khoa TP HCM trong một triễn lãm khoa học, công nghệ. Ảnh: Mạnh Tùng. Theo báo cáo của Đại học Quốc gia TP HCM tại hội nghị thường...