Phụ huynh Hà Nội đồng tình cho con đến trường sau Tết
Thông tin Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ đề xuất cho toàn bộ học sinh khối 7-12 của Hà Nội trở lại trường sau Tết được nhiều phụ huynh phấn khởi đón nhận.
Chị Nguyễn Thu Trang (quận Ba Đình) cho rằng thời điểm sau Tết là phù hợp để các em học sinh đã tiêm phòng đi học lại.
“Tôi nghĩ Hà Nội cho trẻ đi học trở lại được rồi. Các con từ 12 tuổi trở lên đã tiêm phòng đầy đủ và đủ thời gian để có mức kháng thể ở mức cao nên TP cần mạnh dạn cho các con đi học trở lại.
Hơn nữa, Sở GD-ĐT đã có bộ quy chuẩn về phòng – chống dịch Covid 19, cứ áp dụng vào mà thực hiện. Phụ huynh nào đồng thuận thì cho con đi học, phụ huynh chưa yên tâm cứ để con ở nhà học online, nhưng nhà trường hãy mở cửa trở lại”.
Chị Trang cho biết gần một năm nghỉ học và học ở nhà, hai con của chị đã phát sinh nhiều “thói xấu” như sinh hoạt không nề nếp, và đặc biệt đáng lo là veiejc các con đã trở nên nghiện máy tính, điện thoại.
“Tôi đã xác định đến lúc này thì sống chung an toàn với dịch thôi chứ ở nhà đến bao giờ nữa”.
Phụ huynh TP.HCM đưa con đến trường ngày 4/1, sau gần 7 tháng nghỉ và học online. Ảnh: Thanh Tùng
Chị Lê Thanh Hồng (quận Hoàn Kiếm) thì ngoài những nỗi lo chung của các phụ huynh có con học online thì còn mang một nỗi lo khác, đó là cô con gái lớp 7 đang trở nên khá tròn trịa.
Video đang HOT
“Con ở nhà ăn uống liên miên, ít vận động, nên lên cân nhiều quá. Là con gái, dù còn chưa lớn hẳn nhưng đã vào tuổi dậy thì, tôi muốn con có ý thức giữ gìn ngoại hình một chút mà bảo con không nghe. Ở nhà con ăn uống linh tinh, ăn vặt nhiều, chúng tôi đi làm không kiểm soát chặt được. Để ít đồ ăn thì con kêu là đói, học mệt cần phải ăn thêm… Nên cũng mong con đi học để còn vận động, tiêu hao bớt năng lượng nạp vào”.
Là một người hồi tháng 12 từng phản đối việc mở rộng đối tượng trẻ đến trường, nhưng lần này anh Thành Nam (quận Hai Bà Trưng) cũng bày tỏ là đã sẵn sàng cho cô con gái lớp 8 đi học lại.
“Bây giờ các con đã tiêm đủ hai mũi, việc đến trường sẽ an toàn hơn. Qua đợt thi học kỳ vừa rồi, tôi mới biết được mức độ con học kém như thế nào. Năm ngoái cháu vẫn đủ điểm là học sinh giỏi, nhưng năm nay học online nhận điểm thi học kỳ gia đình mới giật mình, dù trước đó cô giáo đã gọi điện trao đổi về việc cháu học hành sa sút và tôi đã chấn chỉnh
Theo bảng điểm cô gửi, tôi thấy hiện tượng nhiều bạn cùng lớp cháu cũng có kết quả học không bằng năm trước, dù bài thi đã giảm tải kiến thức. Điều này nói lên hạn chế của việc học online.”.
Vì vậy, anh Nam cho rằng việc đến trường tới đây các cô giáo sẽ vất vả để lấp lỗ hổng kiến thức mà việc học online gây ra. Nhưng nếu để lâu hơn nữa, kiến thức hổng càng rộng, thì việc của ngành giáo dục sẽ càng khó khăn hơn.
Còn chị Thu Hà (quận Đống Đa) cũng than thở về việc cậu con trai đã trở thành “thần game” sau thời gian dài học online.
“Nó lý sự rằng học online cũng như ăn cơm, mà ăn cơm thì phải có món này món kia mới thấy ngon được nên nó vừa học vừa phải có tí game, có tí youtube, có tí chat chit… Đấy là lúc vui vẻ mẹ con nhắc nhở nhau thì nó lý sự thế. Còn có những lúc thấy nó mải chơi quá mà nhắc nó còn phát khùng lên. Con đang vào tuổi dậy thì, khá ương bướng, nếu mình mạnh tay với nó quá cũng không được”.
Vì vậy, chị Hà cho biết gia đình “mong ngày mong đêm” ngày con tới trường, dù hiện tại, chính cậu con lại không quá hào hứng với việc này.
“Con bảo trời lạnh, ở nhà… cho ấm. Nhưng tôi biết chủ yếu con không muốn rời cái máy tính” – chị Hà than phiền.
Tuy nhiên, anh Thành Nam cũng cho rằng việc này nên căn cứ vào tình hình dịch ở Hà Nội thời điểm sau Tết.
“Nếu Hà Nội hạ được số ca mắc mới xuống ở cấp độ vùng vàng, vùng xanh thì cho các con đi học lại được. Còn đương nhiên ở các địa bàn vùng cam, vùng đỏ các con vẫn phải được ở nhà”.
Khi đến trường, theo chị Hà, việc bắt các con hạn chế tiếp xúc hay giữ khoảng cách là khá khó khăn. Vì vậy, chị Hà cho biết mình sẽ chuẩn bị cho con thể trạng tốt nhất, cũng như tăng cường vitamin, khoáng chất để tăng sức đề kháng cho con.
Hà Nội: Học sinh phổ thông háo hức đi học, phụ huynh xen lẫn lo lắng
Theo Sở GD-ĐT Hà Nội, việc mở cửa trường học sẽ được thực hiện thận trọng, với lộ trình mở cửa dần theo từng khối, phụ thuộc vào tiến độ tiêm vaccine và tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố.
Các trường THPT trên địa bàn Hà Nội đã sẵn sàng các điều kiện để đón học sinh đi học trực tiếp sau 3 tháng học trực tuyến. Đây là khẳng định của đại diện nhiều trường THPT sau khi Thành ủy Hà Nội đồng ý đề xuất cho học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 các trường trung học phổ thông tại xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2 đi học trở lại từ đầu tháng 12 này.
Học sinh đi học lại, phụ huynh mừng xen lẫn lo lắng
Để chuẩn bị đón học sinh đi học trực tiếp, các nhà trường đáp ứng các tiêu chí về trường học an toàn, trong đó giáo viên tiêm đủ 2 mũi vaccine, chuẩn bị đủ thuốc men ở phòng y tế, phòng cách ly, có phương án đón, phân luồng học sinh...
Ông Hà Xuân Nhâm, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú, quận Đống Đa cho biết, luôn đặt vấn đề an toàn sức khỏe của học sinh lên trên hết: "Về phía nhà trường thì luôn chuẩn bị tất cả các điều kiện, tất cả các phương án, các kịch bản khi các con trở lại trường, đặt ra an toàn cho học sinh lên hàng đầu. Tuy nhiên, phải chờ hướng dẫn chi tiết, cũng phải theo dõi tình hình dịch bệnh trên địa bàn"- ông Nhân nói.
Thời điểm này, chỉ còn 3 tuần nữa là kết thúc học kỳ I, dự kiến từ ngày 16 đến ngày 22/1, các trường sẽ kiểm tra học kỳ. Nếu mở cửa trường học thì các thầy cô giáo sẽ có thời gian ôn tập lại kiến thức cần thiết cho các em trước khi kiểm tra. Còn các học sinh và phụ huynh mong muốn đi học trực tiếp sẽ có hiệu quả và tập trung hơn khi tự học ở nhà sau 3 tháng học online: "Con có cơ hội được đến trường sớm, có thể dễ dàng ôn tập với các thầy cô để kết thúc cuối học kỳ I và chuẩn bị hành trang tâm lý tốt để bước vào kỳ thi trung học phổ thông".
"Bây giờ các con đã được tiêm mũi 1, nếu các con đi học cũng là điều tốt. Hiện nay các con cũng chuẩn bị thi học kỳ, nếu như học trực tiếp nếu như học trực tiếp tiếp thu kiến thức của các con cũng tốt hơn, đánh giá đúng thực chất hơn. Tuy nhiên, cũng phải làm thế nào để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất cho các con"- ông Nhâm nói.
Tuy nhiên, tình hình dịch COVID -19 ở Hà Nội diễn biến phức tạp với số ca mắc bệnh tăng cao, mặc dù các trường đã chuẩn bị đủ các điều kiện để đón học sinh, nhưng một số phụ huynh bày tỏ lo lắng khi con đến trường học trực tiếp trong thời điểm này: "Các con ở trong nhà lâu ngày, khi được đi học tập trung, các con sẽ rất vui và đó sẽ tăng cường các hoạt động gần gũi nhau nhiều hơn. Cũng như nhiều phụ huynh khác, tôi rất lo ngại vấn đề này".
"Về tâm lý cũng vẫn hơi lo ngại. Tại vì các con đi học, chẳng may các nguồn lây nhiễm thì rất nhanh thôi, các con thì mới tiêm được mũi 1".
Với đặc thù của các trường THPT có học sinh rải rác khắp các quận, huyện, nên yêu cầu đón học sinh ở địa bàn phường, xã có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2 trở lại trường đang gặp khó khăn. Theo đó, những em ở vùng 1, vùng 2 sẽ đi học trực tiếp, còn học sinh ở địa bàn có mức độ dịch cao hơn sẽ tiếp tục học trực tuyến. Khi tình hình dịch ổn định, các em đến trường học bình thường và các trường bố trí giáo viên ôn tập, bồi dưỡng miễn phí, đảm bảo học sinh được tiếp nhận kiến thức công bằng như các bạn cùng lớp. Do đó, các nhà trường vẫn chuẩn bị các phương án dạy học song song trực tuyến và trực tiếp.
Ông Nguyễn Minh Phi, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Cừ, huyện Gia Lâm khẳng định, trường không bị động trong bất kỳ tình huống nào.
"Nhà trường sẵn sàng đón học sinh đến trường. Những trường hợp F1, F0 nhà trường cũng sẽ có một phương án riêng, có nghĩa là những trường hợp đó là nhà trường sẽ phân công tổ chức dạy trực tuyến cho các em học. Quan trọng nhất là nâng cao ý thức của học sinh, phụ huynh học sinh. Trường tổ chức họp phụ huynh học sinh trực tuyến quán triệt các chủ trương chính sách, các hướng dẫn của nhà trường, của Sở Giáo dục- Đào tạo, Sở Y tế"- ông Phi nói.
Hiện nay, Sở GD-ĐT Hà Nội đang phối hợp với các quận, huyện, thị xã, các ban, ngành chức năng xây dựng phương án và hướng dẫn các trường trung học phổ thông chuẩn bị kỹ các điều kiện phòng chống dịch phù hợp để đón học sinh tới trường. Việc mở cửa trường học sẽ được thực hiện thận trọng, với lộ trình là mở cửa dần theo từng khối, phụ thuộc vào tiến độ tiêm vaccine và tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố. Trong đó yêu cầu các trường bảo đảm nguyên tắc luôn đặt vấn đề an toàn sức khỏe của học sinh lên trên hết khi tổ chức học trực tiếp./.
Muôn vàn nỗi niềm khi học sinh Hà Nội quay lại trường Hà Nội đã cho phép học sinh ở 18 huyện, thị xã ngoại thành tới trường nhưng nhiều phụ huynh vừa mừng lại vừa lo lắng, thấp thỏm. Cụ thể, học sinh của 18 huyện và thị xã có mức độ dịch cấp độ 1, cấp độ 2 sẽ cho các khối lớp 5, 6, 9, 12 quay trở lại trường học. Còn...