Phụ huynh, giáo viên mong trẻ trở lại trường từ tháng 3
Sau thời gian trẻ học online không thực sự hiệu quả, nhiều giáo viên, phụ huynh ở Hà Nội, TP.HCM hy vọng dịch được kiểm soát để học sinh đi học trở lại từ ngày 1/3.
Gần một tháng nay, cuộc sống gia đình chị Nguyễn Phương (Hà Đông, Hà Nội) gần như xáo trộn hoàn toàn. Nữ phụ huynh phải xin làm việc tại nhà để vừa chăm lo cho con vừa giám sát việc học online.
“Vấn đề là con học trực tuyến mỗi ngày nhưng không hiệu quả. Gia đình tôi chỉ mong với tình hình hiện tại, thành phố sẽ cho học sinh đi học trở lại từ đầu tháng 3″, chị Phương chia sẻ.
Nhiều phụ huynh, giáo viên than phiền việc học trực tuyến không hiệu quả. Ảnh: Tiền Phong.
Dở khóc dở cười khi con học online
Khi Hà Nội triển khai dạy học trực tuyến trong thời gian học sinh tạm dừng đến trường vì dịch Covid-19, 7h10-8h20 từ thứ hai đến thứ sáu, chị Phương lại gạt hết công việc để cùng con ngồi học trực tuyến. Nhiều tình huống dở khóc dở cười phát sinh khiến việc học hành của con không hiệu quả.
Chị Phương kể lớp con trai chị có 48 học sinh, học qua Zoom. Các cháu còn nhỏ nên tắt/bật mic loạn lên. Có nhà ngày nào cũng ăn nhậu, lớp học toàn tiếng các ông chúc rượu, nói chuyện ầm ầm.
“Lớp rất ồn. Học trò không tắt mic nên tiếng bố mẹ mắng con, chị em chửi nhau át cả tiếng cô dạy. Có hôm, tôi còn nghe thấy tiếng bà mẹ nào đó dọa đánh con rồi trẻ con chê nhau học dốt”, nữ phụ huynh kể.
Con chị không nghe được giáo viên nói gì. Cô giáo không đủ thời gian để chỉ bài cho học trò vì thời lượng buổi học chỉ hơn một giờ.
Dù cảm thấy may mắn vì công ty tạo điều kiện cho làm việc ở nhà để trông con, chị Phương thấy việc vừa làm vừa chăm con trai học lớp 1 quá sức với chị. Cuộc sống gia đình từ ăn, ngủ, nghỉ, cho con làm bài tập, đảo lộn hết so với thời gian trước.
Ngoài ra, thời gian này, gia đình chị hạn chế cho con ra ngoài. Cậu bé 7 tuổi phải ở nhà suốt nên rất chán nản. Hai hôm nay, chị và một phụ huynh khác trong lớp tranh thủ cuối tuần, đưa con sang nhà nhau chơi. Đó là thời gian ít ỏi mà hai bạn nhỏ thấy thoải mái. Nhìn con, chị chỉ hy vọng thời kỳ khó khăn này sớm qua.
Đó cũng là mong ước của chị Thu Hà (Phú Xuyên, Hà Nội). Hiện tại, cả hai con chị (một bé lớp 1, một bé lớp 6) đều phải học trực tuyến. Con trai lớp 6 nên học trực tuyến 4-5 tiết/ngày, có hôm học nửa buổi, hôm học cả ngày.
Thời gian con ngồi trước màn hình dài nhưng phụ huynh đánh giá việc học không hiệu quả, vì lớp học ồn, kết nối thường gián đoạn và giáo viên khó nắm bắt tình hình học thực tế của học sinh.
Cô Phạm Thanh Mai, giáo viên tiểu học tại Hà Nội, thừa nhận việc dạy học trực tuyến không mấy hiệu quả. Theo cô, chỉ 30-40% học sinh trong lớp thực sự học. Đó là những em chăm ngoan, có ý thức tự giác song vẫn gặp khó khăn do lớp ồn ào.
Video đang HOT
“Tôi nhìn qua màn hình, thấy nhiều con có ngồi ngay ngắn đâu. Cô tắt mic, các con lại bật lên. Người nhà cũng không tạo không gian yên tĩnh, bố mẹ ăn cơm, khách đến chơi, nói chuyện ầm ĩ. Lúc phụ huynh gửi bài tập của học trò lên, tôi thấy buồn khi thấy các con không biết trình bày, chữ viết cẩu thả”, cô Mai phàn nàn.
Phụ huynh, giáo viên kỳ vọng học sinh có thể đến trường trở lại từ đầu tháng 3 để đảm bảo việc học. Ảnh minh họa: Quỳnh Trang.
Mong mỏi học sinh sớm đi học trở lại
Trước tình hình học online chưa được như ý muốn, chị Nguyễn Phương, Thu Hà hay cô Thanh Mai đều hy vọng dịch được kiểm soát để học sinh đi học trở lại. Như thế, việc học hiệu quả hơn, con cũng được gặp bạn bè, hít thở không khí bên ngoài và có thêm hoạt động thể chất.
Cô Thanh Mai cho biết hiện tại, giáo viên đang dạy chương trình mới. Nếu học sinh có thể đến trường trở lại từ đầu tháng 3, giáo viên dạy tiếp nội dung kiến thức mới, đồng thời lồng ghép để ôn lại kiến thức học sinh đã học online. Như vậy, họ mới có thể giúp học trò đảm bảo yêu cầu cần đạt vào cuối năm học.
Tuy nhiên, nếu thời gian học online kéo dài, việc vừa dạy kiến thức mới vừa ôn kiến thức cũ cho học sinh rất khó đảm bảo. Lúc đó, cô Mai lo ngại kế hoạch năm học sẽ phải kéo dài như năm học trước.
Học sinh đi học trở lại từ đầu tháng 3 cũng là kỳ vọng của thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Du ở TP.HCM.
Theo thầy Phú, việc cho học sinh đến trường hay không tùy thuộc đánh giá của các nhà dịch tễ học và lãnh đạo thành phố. Là giáo viên, ông không thể nắm sâu sát tình hình để phán đoán.
Nhưng ông hy vọng nếu tình hình được kiểm soát, không chế tốt, thành phố không có ca mắc mới hay phát sinh nguồn lây nhiễm, các khu cách ly được dỡ bỏ, trường học có thể hoạt động trở lại để đảm bảo việc học cho học sinh, đồng thời tạo cảm giác an tâm cho người dân.
Thầy Phú nói thêm đa số học sinh trường THPT Nguyễn Du muốn đi học lại. Các em từng trải qua kỳ nghỉ Tết kéo dài hồi năm ngoái nên rất sợ phải nghỉ thêm.
Thời gian qua, thầy trò trường Nguyễn Du dạy học trực tuyến, các em tham gia tương đối đầy đủ vì nhớ trường lớp, thầy cô. Đương nhiên, học sinh vẫn thích vào trường hơn để gặp bạn bè, có không gian học tập thoải mái.
Một trong những lý do khiến thầy Phú kỳ vọng trường học đón học sinh trở lại từ đầu tháng 3 là học online không hiệu quả như trực tiếp.
Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Du đánh giá nền giáo dục nước ta không được xây dựng trên nền tảng công nghệ. Thực tế, ngành giáo dục mới áp dụng công nghệ vào giảng dạy trong một năm nay vì dịch Covid-19. Do đó, cả thầy, trò, người quản lý đều có chút lạ lẫm. Để việc học online phát huy hiệu quả, nhà trường, giáo viên, gia đình, học sinh nỗ lực nhiều.
“Việc học trực tuyến còn mới. Phụ huynh đi làm, học sinh ở nhà học nên rất cần ý thức tự giác của các em. Thực tiễn cho thấy những trường tốp trên, học sinh ngoan, đi học. Những em không ngoan không tham gia học”, ông Huỳnh Thanh Phú đánh giá.
Vị hiệu trưởng này cũng cho rằng hình thức học trực tuyến có hiệu quả với học sinh từ lớp 9 trở lên. Với các lớp dưới, nhất là trẻ mầm non, học sinh lớp 1, 2, giáo viên cố dạy cũng chỉ như “mang muối bỏ biển”, không hiệu quả.
Ngay cả với học sinh trường Nguyễn Du, thầy Phú cũng chỉ đánh giá được mức độ chuyên cần tốt khi mỗi ngày, 22-26 em trong số hơn 1.550 học sinh của trường vắng học. Nhưng về tính hiệu quả, do chưa kiểm tra, giáo viên không nắm bắt được.
“Thời gian trước, tỷ lệ đạt yêu cầu không cao, khoảng 60%. Học trực tiếp là giá trị đích thực, hữu hiệu. Ở Việt Nam hiện nay, học trực tuyến chỉ là giải pháp tình thế trong dịch Covid-19 chứ không thể thay thế phương pháp truyền thống được”, thầy Phú nhận định.
Nếu tình hình dịch được kiểm soát tốt, học sinh có thể đi học trở lại sau một tuần nữa. Ảnh minh họa: Duy Anh.
Sẵn sàng đón học sinh trở lại
Với tình hình hiện tại, thầy Phú mong muốn học sinh được trở lại trường từ đầu tháng 3. Nhà trường cũng đảm bảo tốt các điều kiện phòng, chống dịch Covid-19 để đón các em.
Thầy Huỳnh Thanh Phú cho hay trường THPT Nguyễn Du theo mô hình tiên tiến nên diện tích đủ rộng để thực hiện giãn cách học sinh tối thiểu 1,8 m. Các điều kiện khác của trường như đo thân nhiệt, bồn rửa tay đều đảm bảo quy định của thành phố.
Ở Việt Nam hiện nay, học trực tuyến chỉ là giải pháp tình thế trong dịch Covid-19, chứ không thể thay thế phương pháp truyền thống được.
Thầy Huỳnh Thanh Phú
Hiện tại, giáo viên của trường vẫn đến trường dạy trực tuyến, sẵn sàng chuyển sang dạy trực tiếp. Từ mùng 1 Tết, nhà trường yêu cầu khách vào trường phải khai báo y tế, đo thân nhiệt, đeo khẩu trang để phòng, chống dịch.
Khi học sinh trở lại, trường vẫn đảm bảo nghiêm túc các biện pháp kiểm dịch. Các em cũng có ý thức đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên từ đợt trước.
Trong khi đó, ở Hà Nội, mấy ngày nay, sáng nào, cô Thanh Mai cũng theo dõi tin tức. Thấy thành phố không có thêm ca mới trong cộng đồng, cô tin tưởng học sinh không gặp nguy hiểm khi đi học trở lại.
Cô cho rằng chỉ cần gia đình, nhà trường thực hiện tốt biện pháp phòng, chống dịch như khai báo y tế, kiểm tra thân nhiệt, khử khuẩn, giáo viên chịu khó quan sát tình hình sức khỏe, hỏi học sinh hoặc nhắn tin trên nhóm Zalo của lớp xem phụ huynh có cho con đi đâu chơi hoặc tiếp xúc người nghi nhiễm không, tình hình sẽ ổn.
Tương tự, chị Nguyễn Phương, Thu Hà tin tưởng nếu tình hình vẫn như hiện tại, đầu tháng 3 là thời điểm an toàn để cho con trở lại trường.
Học sinh Hà Nội có thể đi học trở lại từ tuần sau
Chiều 22/2, Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội làm việc trực tuyến với các đơn vị trực thuộc.
Phó chủ tịch UBND Hà Nội Chử Xuân Dũng giao sở GD&ĐT đánh giá cụ thể việc học sinh có thể đi học từ đầu tháng 3. Nếu đi học, các trường, lớp phải đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch thế nào.
Còn băn khoăn việc học sinh dùng điện thoại trên lớp
Từ ngày 1-11, Thông tư 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) chính thức có hiệu lực, trong đó cho phép học sinh (HS) THCS, THPT được sử dụng điện thoại trong giờ học phục vụ việc tìm kiếm tài liệu dưới sự giám sát của giáo viên (GV).
Tuy nhiên, nhiều trường vẫn không cho HS sử dụng điện thoại vì không kiểm soát được, ảnh hưởng đến chất lượng bài giảng.
Bà Phí Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường THCS Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội), cho hay khi Thông tư 32 có hiệu lực thì nhà trường sẽ triển khai việc HS được phép sử dụng điện thoại nhưng có sự cho phép và kiểm soát của GV môn học đó. Hiện nhà trường đã đưa chủ trương cho phép HS sử dụng điện thoại trong giờ học để tìm kiếm tài liệu đến từng GV, tuy nhiên, để thực hiện được là rất khó.
Theo phân tích của bà Hương, một lớp 40 HS, các em thao tác, lắng nghe thầy cô giảng thì được chứ để khai thác tài liệu và GV kiểm soát được cả 40 em là vô cùng khó. Hiệu trưởng này cũng bày tỏ quan điểm nhà trường không cấm HS sử dụng điện thoại nhưng không khuyến khích. "Cần phải có một quy trình quản lý và phải có hướng dẫn rõ ràng khi nào HS được dùng điện thoại, dùng thế nào" - bà Hương nói.
Trong khi đó, bà Lê Thị Bích Dung - Chủ tịch HĐQT hệ thống liên cấp Newton (TP Hà Nội) - cho hay từ trước đến nay, Trường Newton vẫn cấm HS sử dụng điện thoại di động, kể cả khi Thông tư 32 có hiệu lực cũng thế. Theo bà Dung, việc cho phép HS sử dụng điện thoại trong giờ học kể cả để tìm kiếm tài liệu phục vụ dạy học là việc lợi bất cập hại. "HS được phép mang điện thoại đến trường phục vụ việc liên lạc với phụ huynh trong việc đón đưa còn đã vào giờ học, tất cả HS phải mang điện thoại để vào giỏ ngay trên bàn GV. Hết giờ học, các con được lấy về" - Chủ tịch HĐQT Hệ thống liên cấp Newton thẳng thắn nêu ý kiến.
Nhiều trường không khuyến khích học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. Ảnh: TẤN THẠNH
Trong thực tế, trước khi có quy định này, nhiều trường học tại TP HCM đã cho phép HS sử dụng điện thoại trong một số giờ học dưới sự quản lý của GV.
Thầy Nguyễn Thành Phát, Hiệu trưởng Trường THCS Lạc Hồng (quận 10, TP HCM), cho biết trước khi có quy định, trường đã cho phép HS được sử dụng điện thoại phục vụ mục đích học tập, dưới sự quản lý của GV. Khi thông tư của Bộ GD-ĐT có hiệu lực, trường vẫn sẽ cho phép HS sử dụng điện thoại và quản lý một cách bài bản hơn.
Chẳng hạn bồi dưỡng trình độ tin học, ngoại ngữ cho tất cả GV, bảo đảm GV đủ năng lực quản lý được HS, đồng thời có hệ thống theo dõi, giám sát các giờ học mà HS sử dụng điện thoại. Đơn cử như các em truy cập trang web nào cũng có thể biết, nếu không phục vụ mục đích học tập thì sẽ bị nhắc nhở ngay. "Giờ học nào sử dụng điện thoại, HS cần truy cập vào trang nào để tìm kiếm tư liệu học tập thì GV thông báo để HS biết" - thầy Phát nói.
Lãnh đạo nhiều trường phổ thông tại TP HCM cho rằng Thông tư 32 của bộ thực chất không phải là cho phép HS sử dụng điện thoại thoải mái, mà vẫn phải dưới sự cho phép của GV. Tại Trường THPT Nguyễn Du (quận 10), từ 5 năm qua, trường đã cho phép HS sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng, trong một số tiết học trên lớp. Theo Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng nhà trường, trường đặt ra nội quy về sử dụng điện thoại trong giờ học. Ngoài giờ học cho phép, nếu GV phát hiện HS lén sử dụng điện thoại thì sẽ có biện pháp xử lý phù hợp. Trường còn tiến hành đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá như cho HS làm bài kiểm tra giữa kỳ trực tuyến trên máy tính. Các GV cũng sử dụng phần mềm trực tuyến giao bài tập về nhà cho HS.
Tại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (quận 1), theo thầy Nguyễn Minh, hiệu trưởng nhà trường, từ nhiều năm trước, trường đã cho phép HS sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng để triển khai một số hoạt động học tập và GV hoàn toàn có thể kiểm soát vấn đề này.
Tại Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3) cũng đã cho phép HS sử dụng điện thoại thông minh từ 2 năm trước và có quy định rõ ràng, nghiêm ngặt. Thầy Nguyễn Viết Đăng Du, Tổ trưởng Tổ lịch sử, cho hay nếu HS sử dụng điện thoại trong khi GV không cho phép sẽ bị tịch thu điện thoại, hạ hạnh kiểm, GV đó cũng sẽ bị trừ điểm thi đua. Vì thế, với những tiết học cần phải sử dụng điện thoại, GV sẽ ghi lên thông báo "HS được sử dụng điện thoại" để giám thị biết.
Từ 1/11, giáo viên không được phê bình học sinh trước trường, lớp Nhiều chính sách mới liên quan đến học sinh, giáo viên có hiệu lực từ 1/1/2020. Từ ngày 1/11/2020, khi Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực, giáo viên không còn được phê bình học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông trước lớp, trước trường khi học sinh vi phạm khuyết điểm. Nếu như trước đây, học sinh vi phạm khuyết...