Phụ huynh dùng tiền nâng điểm cho con có thể bị phạt 20 năm tù
Theo luật sư Diệp Năng Bình, những phụ huynh nếu dùng tiền hoặc tham gia chạy điểm cho con trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2018 có thể sẽ bị khởi tố theo điều 364 Bộ luật hình sự.
Dư luận hiện đang quan tâm và phẫn nộ trước sự việc hàng loạt trường hợp từ Sơn La, Hoà Bình, Hà Giang được nâng điểm trong kỳ thi THPT 2018. Rất nhiều thí sinh được nâng điểm có bố mẹ là lãnh đạo ban ngành của tỉnh, thậm chí còn có phu huynh đang công tác trong ngành giáo dục. Hiện tại, danh sách thí sinh đã được xác định, chuyển về các trường ĐH có liên quan, một số thí sinh đã bị cho thôi học.
Hiện tại, cơ quan công an các tỉnh đã tiến hành khởi tố, bắt giam 16 cán bộ giáo dục, công an có liên quan đến gian lận thi cử. Tuy nhiên, những người dùng quyền, dùng tiền để mua những điểm “bẩn” lại chưa bị xử lý.
Đối tượng Nguyễn Thị Hồng Nga, chuyên viên Phòng khảo thí và quản lý chất lượng Sở GD&ĐT Sơn La (áo trắng bên phải) nghe quyết định khởi tố.
Trao đổi với PV Kiến Thức luật sư Diệp Năng Bình (Trưởng VP luật sư Tinh Thông Luật) đã có những nhận định về vụ việc.
- Ô ng có bình luận gì về vụ bê bối giáo dục ở Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La?
Tôi cho rằng hành vi sửa bài, nâng điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2018 ở 3 tỉnh trên là đỉnh điểm của tiêu cực từ trước đến nay về số lượng thí sinh bị phát hiện được nâng điểm cũng như tổng số điểm được nâng. Lạ lùng ở chỗ, các thí sinh hầu hết đều là con của các quan chức lãnh đạo tỉnh với điểm đến là các trường danh giá nhất hiện nay, trong đó có khối lực lượng vũ trang. Những chỉ tiêu của các thí sinh học và thi bằng năng lực thật sự đã bị các thí sinh này chiếm hết. Trước bê bối đó, dư luận bức xúc, bất bình là điều dễ hiểu.
- Nếu có đủ bằng chứng về việc các phụ huynh cố tình can thiệp để nâng điểm cho con, những người này sẽ bị xử lý thế nào theo quy định pháp luật?
Không khó để điều tra ra việc có hay không có việc trục lợi hoặc đưa và nhận hối lộ. Nhưng theo tôi, ở đời không ai làm những việc tày đình như thế mà không công cả. Khi có đủ căn cứ, phải khởi tố những người này Tội nhận hối lộ (được quy định tại điều 354 Bộ luật hình sự) và Tội đưa hối lộ (được quy định tại điều 361 Bộ luật hình sự).
Luật sư Diệp Năng Bình cho rằng phụ huynh có hành vi can thiệp, nâng điểm cho con sẽ bị khởi tố Tội đưa hối lộ.
- Theo quan điểm của luật sư thì danh tính những người này có nên công khai không?
Tôi nghĩ là nên công khai. Bởi lẽ, chính họ đã làm hư hỏng một thế hệ của đất nước. Những đứa trẻ không có năng lực nhưng sau này được cha mẹ chúng tạo cho một lý lịch tốt, rồi lại leo lên các vị trí lãnh đạo đất nước thì nguy hiểm vô cùng.
Đồng thời, cha mẹ của những đứa trẻ này lại là những người được nhân dân giám sát nên không có lý do nào không nên công khai danh tính. Công khai để xã hội phê phán, một sự phê phán đủ tính răn đe để không có những chuyện tương tự tiếp diễn.
Chúng ta không nên suy đoán theo cảm tính khi chưa có kết luận của cơ quan chức năng. Điều đó sẽ vô tình lại gây tổn thương cho những người có con “bỗng nhiên được nâng điểm”. Nếu không, sẽ lại như một vị Bí thư nào đó kêu oan là ai đó đã tự nâng điểm cho con mình thì thật là tội cho họ.
- Liệu có nên công khai danh sách các thí sinh được nâng điểm?
Video đang HOT
Tôi nghĩ rằng, chúng ta nên cho những đưa trẻ cơ hội, vì chúng cũng chỉ nằm trong cơn cuồng vọng hư danh của cha mẹ. Vai trò của chúng lại quá mờ nhạt, không có tiếng nói, chỉ biết nghe theo những người lớn. Chúng ta nên cho chúng cơ hội để làm người tử tế. Việc trả các học sinh được nâng điểm kỳ thi THPT 2018 về địa phương, theo quan điểm của tôi là đúng. Mặt khác, chúng ta cũng cần phải khôi phục lại quyền lợi cho những đứa trẻ đã bị loại khỏi cuộc thi một cách tức tưởi, bị những người lớn có quyền thế cướp đi tương lai. Đó mới là sự công bằng.
Xin cảm ơn luật sư!
Điều 364 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015
Tội đưa hối lộ
1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoăc se đưa cho ngươi có chưc vu, quyên han hoặc người khác hoặc tổ chức khác bât ky lơi ich nao sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thi bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cai tao không giam giư đên 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đông;
b) Lơi ich phi vât chât.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Phạm tội 02 lân trơ lên;
e) Của hối lộ la tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ la tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đông, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
4. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ la tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đông trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
6. Ngươi nao đưa hoăc sẽ đưa hôi lô cho công chưc nươc ngoai, công chức của tô chưc quôc tê công, người có chức vụ trong các doanh
nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cung bị xư ly theo quy đinh tai Điêu nay
7. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Quý An
Theo kienthuc.net
Bí thư Đà Nẵng nói gì về gian lận, nâng điểm trong kỳ thi vừa qua?
Cử tri bức xúc, đề nghị phải xử lý trách nhiệm đối với những phụ huynh chạy chọt, nâng điểm cho con trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia vừa qua.
Ngày 22/4, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng đã tổ chức tiếp xúc cử tri để chuẩn bị cho kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIV.
Cử tri bức xúc vì gian lận thi cử
Một vấn đề nóng được nhiều cử tri quan tâm, bức xúc là những gian lận trong kỳ thi vừa qua tại các địa phương Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang.
Cử tri bức xúc trước những sai phạm, gian lận thi cử tại Hòa Bình, Sơn La và Hà Giang. Ảnh: TT
Cử tri đề nghị phải xử lý nghiêm khắc những cá nhân sai phạm, đặc biệt là những phụ huynh có con được nâng điểm.
Cử tri Đỗ Mạnh Chiến (phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, Đà Nẵng) bức xúc, trước mùa tuyển sinh mới năm nay, dư luận lại nóng lên về những tiêu cực trong thi cử tại Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang.
Quy mô rộng lớn, nhiều người cho rằng những phát hiện trên mới chỉ là một phần nổi của tảng băng chìm. Thủ đoạn và cách thức thực hiện rất tinh vi, xảo quyệt, có ứng dụng công nghệ cao, có tổ chức..."."Tôi cho rằng, những sai phạm trong kỳ thi nói trên là rất nghiêm trọng. Có lẽ đây là một kỳ thi có những tiêu cực đình đám nhất từ trước tới nay.
Theo cử tri Chiến thì những sai phạm nói trên có tính chất phức tạp, có biểu hiện tham nhũng, vi phạm những điều đảng viên không được làm.
Hậu quả để lại, ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, làm suy giảm niềm tin của nhân dân, gây hoang mang trong dư luận xã hội
"Dư luận càng bức xúc hơn khi hầu hết những thí sinh được nâng điểm là con cháu của những người có chức, có quyền, có nhiều tiền lắm của... Trong số 222 em được nâng điểm, có nhiều em là con của cán bộ ngành giáo dục."
Ông Chiến đề nghị cách hết chức vụ về Đảng và chính quyền đối với những người tham gia chạy điểm (phụ huynh - phóng viên). Đối với những Đảng viên vi phạm nặng hơn thì rà soát, đưa ra khỏi Đảng, người nào vi phạm pháp luật thì khởi tố.
"Phải hủy kết quả trúng tuyển đối với các thí sinh được nâng điểm, kể cả 12 thí sinh có điểm thẩm định không thấp hơn điểm trúng tuyển vì hành vi gian lận.
Vì nếu để cho những thí sinh này tiếp tục học thì sẽ không có tính răn đe, tạo kẽ hở cho kỳ thi tới đây.
Đồng thời, cần công khai danh tính những người sai phạm trong kỳ thi nói trên, kể cả danh sách 222 thí sinh được nâng điểm một cách công khai, minh bạch nhằm tăng tính răn đe", ông Chiến đề nghị.
"Điều đáng buồn"
Liên quan đến vấn đề gian lận trong kỳ thi vừa qua, ông Trương Quang Nghĩa - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Đà Nẵng cho biết, hiện nay Chính phủ đang chỉ đạo các cơ quan điều tra, làm rõ vụ việc này với tinh thần hết sức cương quyết.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa nói về việc xử lý vụ việc gian lận thi cử trong kỳ thi vừa qua. Ảnh: TT
"Đối với số học sinh thì cũng đã nêu rõ (danh sách) ở ba địa phương có bao nhiều trường hợp nâng điểm. Những trường hợp được nâng điểm ấy, sau khi chấm xong không đủ điểm thì đều bị trả về.
Thậm chí có cả những học sinh thủ khoa nữa. Điều đáng buồn của chúng ta là như vậy", ông Nghĩa nói.
Còn vấn đề là giải quyết làm sao để mang lại công bằng cho các em thí sinh vì bị những người nâng điểm nói trên mà trượt ra thì ông Nghĩa cho rằng, đó là vấn đề không thể giải quyết được trong một sớm, một chiều.
"Còn tôi cũng đồng tình với các đại biểu về việc phải xử lý nghiêm các vụ việc này.Bí thư Đà Nẵng cho biết, qua đây, cần phải rút kinh nghiệm để không có những kỳ thi kiểu như vậy nữa.
Trong các kỳ họp của của Thường vụ Quốc hội cũng nêu vấn đề phải xử lý nghiêm đối với những người trực tiếp trong hội đồng thi, liên quan đến hội đồng thi.
Thậm chí, cũng đang đặt vấn đề là những người là bố mẹ, phụ huynh của các học sinh đó nên xử lý như thế nào? Thì trong thời gian tới, chúng ta sẽ làm những bước tiếp theo", ông Nghĩa nói.
TẤN TÀI
Theo giaoduc.net.vn
Đại biểu quốc hội đề nghị công khai và xử lý nghiêm phụ huynh chạy điểm thi "Việc không tác động mà con cái được nâng nhiều điểm thì chắc chắn là không có, còn vi phạm đến mức độ nào, như vi phạm chức vụ, quyền hạn, hối lộ, hoặc dung túng cho việc xu nịnh của cán bộ cấp dưới thì cũng cần phải được làm rõ và xử lý nghiêm", đại biểu Dương Trung Quốc nói. Đại...