Phụ huynh đua nhau khoe, con mới lớp Lá đã học xong… chương trình lớp 1
“Con mình vừa xong lớp Lá đã đọc viết trôi chảy, làm toán xong chương trình học kỳ 1 lớp 1. Có nên cho bé học tiếp không các mẹ ơi?”.
Trẻ lớp Lá đã học xong chương trình lớp 1
Chia sẻ của một phụ huynh trên một diễn đàn dạy con thu hút rất nhiều quan tâm của các phụ huynh khác, đặc biệt là những bố mẹ có con chuẩn bị vào lớp 1.
Có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này nhưng không ít phụ huynh tiết lộ, con họ cũng đã hoàn thành xong sách lớp 1, đọc viết, làm toán vèo vèo ngay khi đang học mầm non.
Nhiều đứa trẻ được bố mẹ cho học trước chương trình lớp khi chưa vào lớp 1 (Ảnh minh họa)
Phụ huynh còn giới thiệu hướng dẫn nhau cách chọn bộ sách, chọn thầy cô như thế nào… để chỉ cần vài tháng tháng là bé xong chương trình.
TS Vũ Thu Hương, ĐH Sư phạm Hà Nội kể bà đọc nhiều diễn đàn, nhóm các phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 1… mà thấy sợ hãi. Bố mẹ cho học trước đến hết kỳ 1 của lớp 1 rồi còn khoe nhau om xòm, trong khi việc học trước có thể dẫn đến việc thiếu tập trung về dài của trẻ.
Cùng với đó, nhiều người khoe các trang chữ viết, các bài tập làm toán trong sách lớp 1 của của con vừa kết thúc mầm non.
Thậm chí có bé vừa xong lớp Chồi, chuẩn bị lên lớp Lá đã được bố mẹ khoe… viết trôi, tính thạo.
Video đang HOT
Bố mẹ có người than con mình chưa viết, chưa tính được như vậy. Có người lại khoe… con mình viết đẹp hơn, nét hơn.
Cứ vậy, chữ viết, bài tập Toán của một đứa bé mầm non được đưa ra phân tích, mổ xẻ.
Nhiều phụ huynh khoe con đang học mầm non đã đọc giỏi, viết thạo, làm được các bài tập trong sách lớp lớp 1.
Không chờ đến 5 tuổi, nhiều đứa trẻ khi mới 3 – 4 tuổi đã được bố mẹ đẩy đến các lớp học chữ hoặc tìm giáo viên về nhà kèm. Nhiều năm trở lại đây, không dừng lại ở việc học chữ trước, nhiều đứa trẻ chuẩn bị vào lớp 1 đã được phụ huynh “gói gọn” xong chương trình lớp 1.
Nguy hiểm cho con đường học tập lâu dài của trẻ
Lâu nay, nhiều người than con phải học chữ trước khi vào lớp 1 vì con ai cũng học chữ trước, sợ con mình thành “lạc loài”, bị cô giáo kỳ thị… Vậy nhưng, việc học chữ trước giờ đây bị nhiều gia đình tiếp tục đẩy lên thành học trước chương trình.
Không còn là chuyện sợ con mình không theo kịp bạn bè, theo một hiệu trưởng ở TPHCM, nhiều phụ huynh có tâm lý con mình phải hơn con người.
Nhiều người thấy những đứa trẻ khác đọc trôi, tính thạo trước thì sốt ruột không yên, nhiều người chạy đua cho bằng được để con mình phải vượt trội hơn bạn bè cùng lứa. Họ bất chấp việc này có cần thiết, có tốt cho trẻ hay không.
Trẻ luyện chữ trước khi vào lớp 1 (Ảnh minh họa)
Trao đổi về việc trẻ mầm non được bố mẹ cho học trước chương trình lớp 1, ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT TPHCM cho biết, phụ huynh không nên dạy hay cho con học trước chương trình trước khi vào lớp 1.
Điều này trước hết xuất phát từ thể chất, tâm lý của trẻ. Người dạy thiếu kỹ năng sư phạm dạy không đúng cách có thể tác động tiêu cực đến trẻ, ảnh hưởng đến việc học lâu dài về sau của trẻ.
“Bố mẹ cho con học trước chương trình, nhiều người ngộ nhận con mình là giỏi, là khác biệt, là thần đồng này nọ… Từ đó, có thể kéo theo đánh giá, nhìn nhận về trẻ không phù hợp, rất áp lực cho các con”, ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học Sở GD&ĐT TPHCM.
Ông Vinh cho hay, bố mẹ cần giữ tuổi thơ cho con, đừng ép trẻ kéo theo những áp lực, căng thẳng không đáng có.
Lứa tuổi này, bố mẹ có thể cho con học thêm về năng khiếu để các con có thêm có những cảm thụ về nghệ thuật, từ đó phát hiện về thiên hướng, khả năng của con. Hoặc là chú trọng đến rèn con các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi.
Tràn lan giấy khen mỗi mùa bế giảng: Đã lỗi thời, cần thay đổi thế nào?
Nhiều chuyên gia mong muốn, Bộ GD&ĐT có thêm cách khen thưởng mới, phù hợp với độ tuổi và việc học của học sinh, tránh lạm dụng giấy khen tràn lan mỗi mùa bế giảng.
TS Vũ Thu Hương, chuyên gia giáo dục, nguyên giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, kết thúc năm học, không ít trường phát giấy khen như tờ rơi quảng cáo. Lớp học có mấy chục học sinh, phần lớn sẽ nhận giấy khen nhiều loại khác nhau. Giấy khen được phát tràn lan với đủ loại danh hiệu.
TS Hương cho rằng, những câu chữ khen thưởng trong giấy khen nhiều khi không phù hợp. Rất nhiều học sinh mới "chân ướt chân ráo" đến trường, được nhận "giấy khen toàn diện". Trường đã không thể đào tạo mọi mặt cho học sinh, nhiều môn còn không được xem là tiêu chí quan trọng để đánh giá như Âm nhạc, Mỹ thuật. Rõ ràng, lời "khen toàn diện" hơi khiên cưỡng và phiến diện.
" Lời khen vượt trội ở môn nào đó còn kỳ lạ hơn nữa. Em đó vượt trội so với mặt bằng đánh giá nào, tiêu chí đánh giá ra sao, chẳng ai biết. Đôi khi, trẻ nhận được giấy khen chỉ để... nhận giấy khen", TS Hương nói và đề xuất, giấy khen rõ ràng đã vật lỗi thời đối với cấp giáo dục tiểu học sau khi Thông tư 22 được áp dụng. Bộ GD&ĐT cần xem xét lại việc khen thưởng học sinh một cách phù hợp hơn.
Giấy khen đang được phát tràn lan với đủ loại danh hiệu.
Hiện Bộ GD&ĐT đang trong quá trình hoàn thiện dự thảo các quy định mới về khen thưởng đối với học sinh phổ thông thay cho các nội dung đang được quy định tại điều lệ nhà trường các cấp học và văn bản liên quan khác.
Ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ GD&ĐT cho biết, trong dự thảo các quy định mới yêu cầu cuối năm học, hiệu trưởng nhà trường căn cứ đề nghị của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng học sinh để xem xét, tặng giấy khen cho học sinh, đảm bảo các điều kiện nhất định.
Cụ thể, học sinh đảm bảo một trong các điều kiện sau sẽ được xem xét, tặng giấy khen: Hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện (đối với cấp tiểu học), học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi (đối với cấp THCS, THPT); học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất một môn học hoặc năng lực, phẩm chất; học sinh có nhiều đóng góp cho tập thể lớp, nhà trường và công tác Đoàn, Đội được giáo viên chủ nhiệm giới thiệu và tập thể lớp công nhận.
Học sinh có thành tích xuất sắc, đột xuất được hiệu trưởng nhà trường xem xét tặng giấy khen hoặc đề nghị các cơ quan, tổ chức khác xem xét, khen thưởng theo thẩm quyền.
Căn cứ quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường, Hiệu trưởng quy định mức thưởng (bằng tiền hoặc vật chất tương đương) kèm theo giấy khen đối với từng thành tích cụ thể đạt được của học sinh
Bên cạnh đó, các học sinh đoạt giải cao trong các kỳ thi Olympic cấp quốc gia, quốc tế các môn học; các cuộc thi cấp quốc gia do Bộ GD&ĐT chủ trì hoặc phối hợp tổ chức cũng sẽ được khen thưởng, kể cả việc đề nghị khen cao theo qui định.
Ông Linh cho hay, Bộ GD&ĐT đang chủ trì, phối hợp các Bộ ngành trình Chính phủ nghị định mới để thay thế quyết định 158 về chế độ khen thưởng đối với học sinh, sinh viên đạt giải trong các kỳ thi học sinh, sinh viên giỏi với mức cao hơn nhằm ghi nhận, vinh danh xứng đáng các thành tích của các em khi đạt các giải cao tầm cỡ châu lục, thế giới.
Quy định mới sẽ yêu cầu cao hơn so với nội dung cũ để hạn chế việc khen tràn lan, đảm bảo mục đích khen, tạo động lực cho học sinh.
'Khi phát giấy khen như tờ rơi, trẻ không được sẽ thành cá biệt' TS Vũ Thu Hương cho rằng khi giấy khen được phát như tờ rơi quảng cáo, học sinh không được khen sẽ trở thành trường hợp đặc biệt. Mùa hè đến, các trường học lại sôi động với rất nhiều hoạt động, kế hoạch nhỏ, thi cử, họp phụ huynh và tổng kết. Đến hẹn lại lên, ở không ít trường học, giấy...